Kỹ thuật nuôi chim cu gáy

Kỹ thuật nuôi chim cu gáy

Cu gáy không chỉ đơn thuần là một loại chim mà hiện nay chim cu gáy còn được nuôi như một thú cưng trong nhà. Để có một con chim cu gáy hay, người nuôi phải rất chăm chút, tỉ mẩn trong việc tuyển chọn và chăm sóc. Bài viết dưới đây, sẽ nêu ra một số kinh nghiệm trong việc tuyển chọn và chăm sóc  khi nuôi cu gáy.

Người bắt đầu chơi chim cu gáy thường hay bị nhầm lẫn, chọn nhầm những con thấy khách là gụ. Những con này thường được nuôi từ bé nên chóng thuần, nhưng tiếng gù không được hay. Còn đối với những người sành chơi thì khác, họ chỉ chú trọng đến âm sắc của chim. Loại chim gáy có giọng thổ đầm, thổ dền, thổ gầm sẽ có giá cao hơn những loại khác.

Người nuôi chim cu gáy thường bẫy chim về nuôi, tuy nhiên lại lâu thuần. Đơn giản hơn, có thể nuôi từ khi chim còn non, sẽ nhanh thuần hơn. Khi trưởng thành, khác với những loài chim cảnh hót khác, chim cu gáy thường gù theo âm điệu chứ không hót vang.

Chim cu gáy non khi ăn thường rúc vào miệng mẹ để tìm thức ăn. Dựa trên bản năng này, bạn có thể nhai gạo vụ sau đso kề miệng bạn với miệng chim non để cho chim ăn trong trường hợp bạn bắt chim non về nuôi. Trong quá trình trưởng thành, có rất nhiều cách chăm sóc cho cu gáy, một trong những kĩ thuật chăm sóc đó là cách làm khoáng cho cu gáy.

Muốn chim cu gáy ít bệnh tật thì cần  bổ sung đầy đủ khoáng chất cho cu gáy. Cách làm khoáng như sau:

– Đá Ong đập nhỏ
– Đất kiến hoặc mối làm tổ trên cây

– Muối tinh, lượng vừa phải thôi.
– Lá cây Chó Đẻ (cây Cỏ Lào) giã lấy nước chú ý lấy phần đọt và lá trên ngọn mới tốt
– Cam thảo đun sôi với nước để nguội.
– Than củi giã nhỏ.
– Vỏ trứng Gà hoặc Vịt đem nghiền nát

– Con giun đất phơi khô và nghiền nát
– các loại vỏ ốc , sò , nghêu… đem nướng chín rồi nghiền nát …
Tất cả trộn đều rồi đem phơi nắng cho thật khô rồi đem đổ vào cóng cho chim ăn.

Với cách làm như trên, cu gáy được bổ sung đầy đủ khoáng và dưỡng chất sẽ gáy hay hơn bình thường. Tuy nhiên, nếu như chim ít gáy cũng có thể do bị con khác dữ hơn đè, hay sợ nên gáy nhỏ “ém tiếng” hoặc gù khuya… Nếu nuôi chung lồng mà có hiện tượng này bạn nên tách riêng từng con ra lồng riêng để đảm bảo cho mỗi con có không gian riêng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *