Kinh nghiệm về chọn Quy chim cu gáy

Kinh nghiệm về chọn Quy chim cu gáy

Cách xem lông quy trên cánh chim .

Lông quy là gì ? Lông quy là phần lông nhỏ có, to có … lông mọc đầy trên hai cánh chim cu, coi vậy mà chúng cũng có rất nhiều hình dáng khác nhau, đã được các nghệ nhân đúc kết lại và đặt tên cho nó để dễ bề phân biệt nào là: Quy me, quy ốc, quy liễn, quy bìa tên, quy hổ…v.v .. đủ loại, tùy vào mỗi vùng mà có những tên gọi khác nhau…. nhưng nếu ta chỉ nhìn qua những cọng lông quy mà đánh giá đó là con mồi hay, hay con mồi dở là không đúng vì theo tôi nghĩ

Lông quy chỉ tượng trưng cho bộ xương của con chim mà thôi, bộ xương ấy cấu tạo ra sao, có liền lạc hay không? Có vững trãi và rắn chắc hay không?…. Cũng y như khi ta bồng con gà nòi trên tay vậy, xương lườn gồ lên lòng bàn tay dài và sâu (lườn tàu) thân mình rắn chắc như cục sắt nguội ta biết ngay con gà này có nội lực rất tốt ….. còn chim cu thì sao? Vì bộ lông của chúng quá bở nên ta không thể bồng chúng lên mà rờ mà nắn được nên chúng ta chỉ đánh giá chúng qua những cọng lông quy mà thôi.

Tùy theo đặc điểm của từng Vùng mà lông quy của chim có nhiều màu sắc khác nhau ! Sau đây mình xin giới thiệu một số loại Quy phổ biến cho mọi người cũng xem nhé .

1. Quy me :
– Lông quy có hình dạng giống lá me nên dân gian gọi là quy me cho dễ nhớ .
* Ưu điểm :
– Chiếm đa số , dễ chơi , ít chứng , nuôi mau dạn . Đa phần được các nghệ nhân ưu tiên chọn nuôi làm mồi và được nuôi nhiều nhất .
– Sống nhiều ở khu vực ruộng vườn .
* Khuyết điểm :
Khi vào rừng sâu , rừng rậm , rừng già thì nhát , có con không dám gáy .

2. Quy bìa tên :
Là loại lông phía trong nhỏ , thân lông dài , phần cuối lông thường phình to .
Chim có quy loại này thường hay chứng . Khi thì gáy gù rất hay nhưng lúc chứng thì khó trị , không có cách nào chọc ghẹo cho nó gáy được . Nên các bậc cao niên thường không chọn nuôi loại chim có Quy bìa tên này .

3. Quy hổ :
Là loại lông quy to , phía cuối thường hơi nhọn . Vệt mực trong lông thường rất đậm .
* Ưu điểm :
Thường rất dữ khi nuôi thành mồi , không sợ các loài chim khác trừ Bồ cắt . Treo đâu cũng gáy , trong rậm ngoài trống đều như nhau .
* Khuyết điểm :
Loại chim có quy hổ này thường sinh sống ở trong rừng sâu nên tính nhát và nuôi rất lâu nổi . Có con nuôi đến 9 – 10 năm mới thành mồi .

4. Quy chẻ :
Là loại lông phần cuối chẻ ra làm hai . Loại này thường chứng nên không được ưa chuộng .
Chúng ta đã hiểu đôi nét về phần lông trên mình chim cu gáy . Bây giờ Hong_sam sẽ hướng dẫn thêm về cách coi lông quy :
Lông quy là phần lông nhỏ , vừa , to sếp thứ tự trên đôi cách chim cu gáy . Thông thường thì cánh bên trái lông quy thường mọc dầy hơn cánh bên phải .
Lông quy nhiều hay ít thì tốt ? Ta nên chọn loại nào đây ? Theo kinh nghiệm của Hong_sam thì : Lông quy đóng càng khít càng tốt , các lớp lông chồng lên nhau càng dày càng tốt . Nó tượng trưng cho khung xương của chim cu gáy , chim có bộ xương nhiều khít , liền lạc hay nói cho dễ hiểu là cho có bộ ” Mình đúc ” , nhìn vào là thấy có một sức mạnh đang tiềm ẩn bên trong . Loại chim có bộ mình đúc thường rất bền gáy từ sáng đến chiều . Khi đã thành mồi thì bẫy ngày này sang ngày nọ vẫn không xuống sức . Được Hong_sam ưa tiên chọn hàng đầu .
Quy thì cũng được chia làm nhiều loại chẳng hạn như : Quy phóng , quy kèm , Quy tam tần _ Quy tứ tần . Lần sau Hong_sam sẽ trình bày tiếp vấn đề này .
01. Quy Tam tần : Tại sao gọi là quy tam tần ?
Như các bạn cũng biết chim cu gáy có nhiều lớp lông quy chồng lên nhau và phủ trên cánh , thoạt nhìn vào ta sẽ không phân biệt được đâu là ” Tần là lớp “, nhưng qua bài viết này các bạn sẽ hiểu rõ về nó .
– Loại chim có Quy tam tần phổ biến nhiều nhất và chiếm đa số .
+ Tần thứ nhất : Các bạn nhìn thật kỹ thì thấy sát bên mép cánh có một lớp lông nhỏ chồng lên nhau , có con chồng ít , có con chồng nhiều , nhiều lớp na ná tương đồng với nhau . Tần lông này dày hay thưa cũng nói lên độ dồn kèm , phóng của con mồi . ( Lần sau Hong_sam sẽ chuyên sâu vào vấn đề này ) .
+ Tần thứ hai : Lớp lông này nằm sát tần thứ nhất và có độ chồng phủ thưa hơn hay nói cách khác là lông này chồng lên lông kia không khít bằng tần thứ nhất ( dài hơn ) . Cũng có 3 đến 4 lớp phủ lên nhau .
+ Tần thứ ba : Là tần lông nằm sát phần đuôi cánh , tần này thường chỉ có một đến 2 lớp lông .
Lưu ý : Chim có Quy tam tần vẫn hay nhưng có độ bền không bằng chim có quy Tứ tần . Chơi vài năm là xuống phong độ , có con còn 7 phần , có con còn 5 phần , có con bỏ bổi luôn .
02. Quy Tứ tần : Có nơi còn gọi là Quy phủ bì .
Ngoài 3 tần ở trên Chim có quy Tứ tần thường thêm vài lớp lông ở phần cuối tạo thêm một Tần ở đuôi cánh , nhìn vào thấy lông muốn phủ lên cuối cánh .
Chim có quy Tứ tần là con chim rất bền bĩ và thường có bộ mình bắp chuối và dài đòn , chơi mãi vẫn không xuống phong độ . Các bậc cao nhân thường ưu tiên chọn . Nói thì nói vậy nhưng loại này cũng khá hiếm , ngàn con có một .
Phải có duyên lắm mới sở hữu được .

Tóm lại trên đây là một số kinh nghiệm cho việc chọn quy chim cu gáy các bạn có thể tham khảo và áp dụng cho việc chọn ra những con chim hay cho bản thân mình !

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *