Để chuyến đi bẫy gáy hiệu quả cao

Để chuyến đi bẫy gáy hiệu quả cao

Bẫy chim gáy tuy rất đơn giản, nhưng cũng rất phức tạp và đòi hỏi tay nghề phải cao và khéo léo mới bách chiến bách thắng được. Có khi trời thật đẹp, tưởng rằng chắc ăn… nhưng khi bẫy thì mạnh mồi mồi gáy mạnh bổi bổi đấu sơ rồi đi kiếm ăn …. thế là hết một ngày …buồn… có khi đi tới nơi không nghe tiếng gáy nào… nhưng khi mồi chỉ giống vài tiếng thì bổi về ào ào….chiến đấu với mồi thật sung và nhẩy vào lụp xòn xọt thật là sướng. Có phải đây là liên hệ với thuật “ngũ hành, phong thủy” không? … thì đây cũng là một ẩn số…. khó mà lý giải !!! Nhưng theo banchu tôi, có 3 thứ rất quan trọng trong việc bẫy chim gáy ( thời cơ, địa lợi và nhân hòa), nếu kết hợp cả 3 điều này tốt thì hiệu suất bẫy chim cao hơn. 
1. Thời cơ: Tìm hiểu thật kỹ về con chim bỗi (kết), thời điểm nào nó hăng (sung) nhất để phục. Đây là điều quan trọng hàng đầu. Thông thường con rừng hăng nhất là lúc hắn ta sống một mình và đã làm chúa được một vùng, loại này sáng ngũ dậy bay lên cây cao gáy gù thật rôm rả, khi thấy em nào bay sạt qua, hoặc nghe em chim lạ nào gáy….thì hắn ta bay tới và đuổi đánh thật mảnh liệt. Còn loại còn lại là từ sáng tới chiều chỉ đứng trong bụi và thúc trận với chim mái nhè nhẹ nghe thật sướng tai, lúc này rình rình đi tới rồi bẫy lót thì sướng biết chừng nào.
2. Địa lợi: Phải biết được vị trí con chim bổi đang làm chúa ở khu vực nào, thường gáy ra oai ở cây cội nào nhất…. nếu đặt bẫy sai vị trí lãnh thổ cũng làm cho con mồi khốn đốn vô cùng, nhiều khi chỉ cách nhau một bờ ranh, con đường mòn, hay là sai hướng thì coi như công cóc, dù chim mồi có làm rát cuống họng thì nó có về đấu chăng nữa thì chỉ đấu cầm chừng thôi, và rất ít có cơ hội nhập hộ khẩu nhà ta…
3. Nhân hòa: Dù chim hay cở nào mà, nhưng chủ nhân của nó yếu tay nghề, hoặt cẩu thả cho điểm này thì có ngày sẽ ôn hận … thông thường nhất là bể trận nhì là “bể chim”. Trước khi treo lồng thì phải quan sát gần nơi bẩy có đường mòn nào, có người làm rẫy đốn củi gần đó không, treo lồng cao chừng nào tốt chừng ấy, nhánh thế phải chọn cho thật đẹp, tốt nhất là đừng bao giờ chọn nhánh thế quá xa, quá cao và nhất là quá to; vì quá cao, quá xa chim bổi rất khó nhảy và rất dễ bị trượt… còn quá to thì có ngày gặp bổi già gù thì chim mồi rất dể bể mồi bởi thế nên chọn nhánh thế nhỏ thôi, và cái cầu ngoài phải sáng và to hơn nhánh thế là tốt nhất. Để ngăn ngừa kẻ thù của chim gáy ( trộn, chồn, bìm bịp….) nên việc quan sát thì phải ” me ” gần lồng, và quan trọng nhất là phải để mồi trong tầm mắt…. Nếu lỡ chim rừng có đậu sát chổ ngồi thì cứ ngồi im đừng nhúc nhích, chờ cho đến khi nó đấu và chuyền gần tới lòng thì lúc ấy ta tha hồ chuyển chố…..
Ngoài ra tôi và các bạn chơi chim còn rút kinh nghiệm rắng: Nếu gặp những trường hợp dưới thì hôm ấy rất khó bắt bổi.
– Chim bổi bắn đèn nhiều trước khi về đấu với chim lồng.
– Đài khí tượng báo sắp có bão, hay áp thấp, bão ở ngoài khơi.
– Chim bay thành đàn ra hướng rẫy, ruộng.
– Nghe tiếng con đỏ (hoẵng) kêu nhiều trong ngày.
– Chim rừng gáy rộ buổi sáng sớm, nhưng đến khi mặt trời mọc lên… không nghe em nào gáy nữa.
– Chim rừng đang đấu với chim mồi rồi bỏ đi xuống đất kiếm ăn, thì thế nào vào buổi chiều cũng sẽ có mưa.
– Nhiệt độ thời tiết quá nóng hay là quá lạnh….. còn nhiều nữa nhưng…….. quên rồi.
Nói thì nói vậy thôi, chứ khi nổi cơn ghiền lên rồi ….thì làm sao cưỡng lại cho nổi, phải không các bác!
Đôi điều cần biết khi đi rừng
***
Dân chơi chim cu mà nói đến hai chữ “đi rừng” là ai cũng náo nức, háo hức …. nhưng đã có lần mình và ông bạn đi gác mới đến rừng chưa bẫy được con nào thì bánh xe bị thủng, vừa quải lồng chim vừa đẩy xe đi bộ, muốn tắt thở. Tức quá leo lên chạy luôn nhưng chạy đâu có được “xe lủng – đường lún” thế mới khổ, đi bộ mười mấy cây số mới tìm được một chổ vá xe … Lần sau đừng rũ tao đi rừng nữa nhé! Mới đi có một lần mà tởn luôn tơi già. 
Lại có người mãi mê đi bẫy quên cả đường về, ngủ luôn trong rừng đến sáng tìm ra đường mà lại quên không nhà mà mình đã gởi xe … biết hỏi sao bây giờ lạc mất rồi, thế mới khổ đành phải đi xe ôm quay đi vòng vòng mất mấy trăm ngàn cũng may là tìm được nhà. Có người đi sao mà bị ong chích túi bụi … quăng cả mồi lẫn lụp b ỏ chạy. Lại có người đi gặp rắn, nó ngóc cái đầu lên cao hơn 1m sợ muốn té đái luôn, chỉ còn biết đi thụt lùi, thụt lùi, lùi lại và chạy như ma đuổi. Nguy hiểm quá đúng không các bạn? Vậy chẳng nhẽ bỏ luôn niềm đam mê… ?. Không phải có biện pháp khắc phục chứ bó tay thế nào được đúng ko các bạn. 
1. Công tác chuẩn bị khi đi rừng: 
– Đồ nghề vá xe (bơm hơi gấp lại được nhỏ gọn), kiềm, mỏ lết, 3 cây móc lốp, keo, dây dù, hột quẹt … 
– Võng, mùng, tăng hay áo mưa ….. (nếu đi về trong ngày thì không cần t ăng, chỉ mang áo mưa là đủ . 
– Nhang chống mũôi, (thuốc chống mũôi như soffell)…hoặc một lọ thuốc DEP (có bán ở những tiệm thuốc tây) loại này bôi nơi giày, vớ, tay chân, v.v.. vắt và muỗi không bao giờ cắn, thì không cần mang theo nhang muỗi. Cẩn thận hơn nên mang theo một lọ mật ong nhỏ, biết làm gì không? thứ này rất hữu hiệu, khi bị ong chích bôi mật vào chổ bị chích, rồi hòa loãng mật ong với nước để uống, bảm đảm sẽ không bị sưng nhức. Còn nữa khi thấy trời chuyển mưa ở trong rừng thì lo mà dzọt lẹ chứ gặp đường lầy có mà “khóc tiếng tàu” hoặc không phải có dây chain (sên cam) quấn vô bánh sau thì mới mong ra khỏi rừng được Một điều nữa nếu bẫy lụp thì nhớ mang theo cây sào (bằng Inox hoặc cây tầm vông), chớ có sung mà leo như tui hồi đó, Ở lưng chừng cây gặp phải ổ kiến lửa ba chân bốn cẳng nhảy xuống, lật đật trút áo quần, sexy phủi kiến gần cả buổi, chẳng còn thời gian đâu mà bẫy chim nữa.
– Đồ ăn và thức uống đầy đủ, (nếu đi về trong ngày thì mang theo cơm hộp và một ít bánh hay trái cây, trưa nghĩ nằm võng, vừa ăn vừa nghe chim gáy cũng thú vị lắm …. ). À mà gió thổi hiu hiu dễ ngủ lắm đừng có ngủ đến chiều luôn nghen! 
– Ống nhòm và la bàn (nếu có) 
2. Các khu vực nên đi: 
Khi các bạn gởi xe thì nên xác định rõ 4 hướng “đông – tây – nam – bắc” theo Nguyên thì nên đi hướng đông và về hướng tây vì nhìn mặt trời dễ hơn. Khi đi ta nên ghi nhớ những cây cao lớn nhất …. Nếu lỡ có lạc thì hãy tìm về các cây cao đó …là ổn. Mặt khác có người chỉ đi thẳng một đường đến cuối ngày, chiều đến đằng sau quay là đi một mạch về nhà. 
Nếu bạn biết sử dụng la bàn thì sẽ rút ngắn được đường đi, thuật ngữ gọi là cắt rừng hay đi đường chim bay. 
– Khi đi nhớ mang giầy nhé! chống gai và rắn…. 
– Hãy đi gần các con đường mòn. 
– Đi vào khu vực cây cối hơi thưa, cỏ thấp …. dễ quan sát (ít nguy hiểm). 
– Khu vực trồng mì thấp, cao su nhỏ … 
3. Khu vực không nên đi: 
– Quá rậm rạp, côi cối um tùm âm u, nếu bạn để ý khi đến những vùng hoang sơ bạn sẽ cảm thấy hơi lạnh (cái này chỉ là cảm giác thôi chứ trời thì vẫn nắng chang chang) đó là do hơi rừng tác động đến linh cảm của bạn, không nên vào vì khu vực này sẽ có nhiều mối nguy hiểm đang rình rập bạn.
– Gần các bụi gai mắc mèo hay cây sơn, vô tình bạn đứng dưới gió thì khi về ngứa gảy đã tay, cái này Nguyên bị rồi người cứ nổi mề đay … càng gãi càng ngứa.
– Không có dấu chân người (vùng đất ít người lui tới … )
– Trong một khu rừng chỗ nào bạn cũng đi được nhưng nhất định sẽ có những nơi … bạn nhìn vào là nghe ớn, dúng dúng lạnh…. nếu bạn cố tình đi đến gần bạn sẽ có cái cảm giác hình như có một cái gì đó đang theo dõi mình … hãy quay lại ngay.
– Đi ngang khu vực có nhiều bụi ngãi (có loại giống cây nghệ …) đó là ngãi hoang, loại ngãi hoang này rất nguy hiểm nếu ta vô tình dẫm phải … mà không kịp thời chữa trị có thể mất mạng mà không hay. Theo kinh nghiệm khi đến gần những đám ngãi hoang này (cách 3 đến 4 m) là những bụi ngãi nó nghiêng qua nghiêng lại y như múa vậy nếu không nhìn kỹ thì bạn tưởng là gió thổi …. nhưng trời thì lại không có gió, quay lại ngay. Nếu lỡ sa chân vào thì bạn hãy chụp ngay, bứt ngay một chóp lá bỏ vào miệng nhai và nói “tao ăn mày chứ mày không ăn tao”, đơn giản như nói đùa nhưng hiệu quả lắm đó.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *