Các bài thuốc trị bệnh cho cu gáy

Các bài thuốc trị bệnh cho cu gáy

Cu gáy: sử dụng D’nutrical Calcium (Vitamin tổng hợp 3 trong 1: Calci, khoáng chất, vitamin)
Cách dùng: trộn chung vào cám(bột) cho chim ăn hàng ngày liều lượng thì tùy từng loại như họa mi thì 6 – 8 muỗng/100gr cám (bột), chích chòe ( 4 – 6 muỗng/100gr cám (bột), cu gáy 8 – 10 muỗng/100gr.
Mùa thay lông thì dùng thêm: Featheriffic hoặc Feather Up (hai loại vitamin thay lông), Vanhee Bỉegist 9000 (vitamin B complet)
1. Bênh ký sinh trùng:
Chim bị giun sán sống ký sinh ở đường ruột. Chim kém ăn,ốm, khát nước, xù lông, xệ cánh, đi phân lỏng có mùi hôi không màu. Cách chữa :
– 1- 2 mg Pipérazine hoặc 2mg bột trái cau già ( cau ăn trầu );
– 15ml nước pha đường 25% ;
Cho chim uống liên tục trong 2 ngày ( liều trên dùng trong 1 ngày ).
2. Bệnh tiêu chảy do E.coli :
Do chim đề kháng kém, dư đạm, béo, tiêu hóa không hết tạo cho chủng E.coli gây bệnh tiêu chảy, phân thay đổi màu. Cách chữa:
– 1 – 2 mg Ampicilin;
– 15ml nước pha đường 25%;
Cho chim uống liên tục trong 3 ngày .
3. Bệnh tụ huyết trùng ( vi khuẩn ):
Chim cứ rũ, lim rim, khó thở, chân co rút, đi phân chảy có nhớt và màu xanh. Cách chữa :
– 1 – 2 mg Streptomycine hay Kanamycine hoặc Teramycine;
– 15ml nước pha đường 25%;
Cho chim uống liên tục trong 4 ngày .
4. Bệnh do vi rút :
Chim bệnh thường rút cổ, ngủ gục, bỏ ăn, khó thở, sút cân nhanh, run rẩy, đi phân lỏng, trắng, dính xung quanh hậu môn. Cách chữa :
– Chủng ngừa bằng vaccin;
– Điều trị bằng vitamin hoặc mật ong pha loãng dùng cho tới khi chim hết bệnh.
5. Bệnh do bị “ Sốc “ :
Chim phản ứng với bất kỳ lý do nào bằng việc đi phân lỏng, nhưng sức khỏe trông như bình thường. Điều trị bằng cách đưa chim trở lại tinh thần ổn định và bồi dưỡng cho chim sẽ hết bệnh mà không phải dùng thuốc, như dùng thêm sữa, đường, mật ong .
Ghi nhớ :
– Việc sử dụng thuốc khánh sinh đều cẩn trọng về liều lượng và theo dõi kỹ lưỡng, tránh bị phạm thuốc hay quá liều.
– Khi cho chim uống thuốc để ý chim có uống không, nếu không chim sẽ chết khát.
– Vài lần khuấy thuốc bị lắng đọng ở đáy cóng.
– Nếu cho chim uống hết thuốc thì cho thêm nước tuyệt đối không để thiếu nước.
– Cho chim ăn bình thường, không cho ăn trái cây xanh, chua hoặc giảm chất đạm, béo như bột có nhiều trứng để chim sớm bình phục.
– Tách chim bệnh nuôi riêng ra nếu ở lồng tập thể để tránh lây lan qua chim khỏe mạnh.
– Làm vệ sinh lồng và khu vực nuôi chim.
– Cho các chim khỏe mạnh còn lại uống liều thuốc phòng ngừa .
Xin phép đc chia sẻ một vài kinh nghiệm nhỏ trong việc chăm sóc cu gáy.
Chim cu gáy thường có 3 bệnh chính:
– Bệnh đau mắt.
– Bệnh ỉa chảy.
– Bệnh giun.
Bệnh đau mắt thường phát sinh vào tháng 6, tháng 8. Nếu ko chữa kéo dài hàng tháng sẽ gây chết chim. Khi đau mắt chim thường nằm rù, kém ăn không gáy. Chữa bệnh cho chim bằng thuốc đau mắt nước, nếu ko khỏi thì tra thuốc mỡ cloroxit-H, ngày tra từ 2-3 lần, có người lấy quả ớt chín bỏ hột, sát mặt quả ớt vào mắt chim ngày 2 lần cũng có hiệu quả.
Bệnh ỉa chảy:
– Khi thấy chim ko gáy, phải kiểm tra phân chim nếu mắc bệnh ỉa chảy, phân nát có màu trắng lẫn với màu xanh thẫm. Bệnh ỉa chảy phải chữa gấp, nếu để quá 3 ngày thì đã chuyển sang thời kỳ cấp cứu. Nếu là chim từ chim non thì thường khoảng 3 ngày chim sẽ chết. Nếu phân chim có mùi khó chịu là bệnh đã nặng, trầm trọng.
– Chữa: có thể lấy 1/4 viên cloro xit (hàm lượng 250) tán nhỏ hoả với nước đun sôi để nguội độ 3-4cc, lấy ống tiêm hút thuốc & bơm vào miệng chim, dùng dây dẫn thuốc dài khoảng 9-10cm, lúc bơm phải cho ống dẫn thuốc vào mồm xuống cổ chim sâu khoảng 6-7cm rồi bơm thuốc; nếu cho sâu 2-3cm đã bơm, thuốc không vào ống thực quản mà vào khí quản, chim dễ tắc thở.

Chú ý: khi tiêm thuốc ỉa chảy, lúc cho ống dẫn vào miệng chim phải từ từ. Khi đưa sâu xuống thực quản, nếu đẩy mạnh đề phòng có thể thủng thực quản của chim & chim có thể chết (ống dẫn thuốc, có thể dùng ống dẫn của tiêm huyết thanh).

Bệnh giun:
Rất ít khi gặp, nếu chim bị ỉa chảy thì lấy thuốc đường ruột của gà con cho uống 1 lần là có thể khỏi được.

Và đây nữa
Triệu chứng và chữa trị
1. Bênh ký sinh trùng :
Chim bị giun sán sống ký sinh ở đường ruột. Chim kém ăn,ốm, khát nước, xù lông, xệ cánh, đi phân lỏng có mùi hôi không màu. Cách chữa :
– 1- 2 mg Pipérazine hoặc 2mg bột trái cau già ( cau ăn trầu );
– 15ml nước pha đường 25% ;
Cho chim uống liên tục trong 2 ngày ( liều trên dùng trong 1 ngày ).
2. Bệnh tiêu chảy do E.coli :
Do chim đề kháng kém, dư đạm, béo, tiêu hóa không hết tạo cho chủng E.coli gây bệnh tiêu chảy, phân thay đổi màu. Cách chữa:
– 1 – 2 mg Ampicilin;
– 15ml nước pha đường 25%;
Cho chim uống liên tục trong 3 ngày .
3. Bệnh tụ huyết trùng ( vi khuẩn ):
Chim cứ rũ, lim rim, khó thở, chân co rút, đi phân chảy có nhớt và màu xanh. Cách chữa :
– 1 – 2 mg Streptomycine hay Kanamycine hoặc Teramycine;
– 15ml nước pha đường 25%;
Cho chim uống liên tục trong 4 ngày .
4. Bệnh do vi rút :
Chim bệnh thường rút cổ, ngủ gục, bỏ ăn, khó thở, sút cân nhanh, run rẩy, đi phân lỏng, trắng, dính xung quanh hậu môn. Cách chữa :
– Chủng ngừa bằng vaccin;
– Điều trị bằng vitamin hoặc mật ong pha loãng dùng cho tới khi chim hết bệnh.
5. Bệnh do bị “ Sốc “ :
Chim phản ứng với bất kỳ lý do nào bằng việc đi phân lỏng, nhưng sức khỏe trông như bình thường. Điều trị bằng cách đưa chim trở lại tinh thần ổn định và bồi dưỡng cho chim sẽ hết bệnh mà không phải dùng thuốc, như dùng thêm sữa, đường, mật ong
Ghi nhớ :
– Việc sử dụng thuốc khánh sinh đều cẩn trọng về liều lượng và theo dõi kỹ lưỡng, tránh bị phạm thuốc hay quá liều.
– Khi cho chim uống thuốc để ý chim có uống không, nếu không chim sẽ chết khát.
– Vài lần khuấy thuốc bị lắng đọng ở đáy cóng.
– Nếu cho chim uống hết thuốc thì cho thêm nước tuyệt đối không để thiếu nước.
– Cho chim ăn bình thường, không cho ăn trái cây xanh, chua hoặc giảm chất đạm, béo như bột có nhiều trứng để chim sớm bình phục.
– Tách chim bệnh nuôi riêng ra nếu ở lồng tập thể để tránh lây lan qua chim khỏe mạnh.
– Làm vệ sinh lồng và khu vực nuôi chim.
– Cho các chim khỏe mạnh còn lại uống liều thuốc phòng ngừa.

Và đây nữa
Thiếu Vitamin A Ở Chim Cảnh
Thiếu Vitamin A xảy ra khi bạn chỉ cho chim ăn các loại hạt, chế độ ăn kém dinh dưỡng.
Thiếu vitamin A làm cho chim yếu đi, dễ bị nhiễm vi khuẩn, vi rút, hoặc các bệnh nhiễm trùng nấm hơn. Chứng bệnh này nếu như không được điều trị kịp thời có thể gây nguy hại đến tính mạng người bạn lông vũ yêu quý của bạn.
Vitamin A là một trong những vitamin hòa tan trong chất béo. Đó là chất chống ôxy hóa, giúp phát triển và phục hồi mô và quan trọng đối với việc thực hiện chức năng riêng của mắt, thính giác, da, xương, và màng nhầy. Nó được tìm thấy trong nhiều loại rau quả, nhưng không đuợc tìm thấy trong nhiều loại hạt. Chứng thiếu Vitamin A dễ dàng ngăn chặn được ở các loài chim làm bạn với người nếu cho chúng ăn rau và quả có hàm lượng Vitamin A cao.
Những bệnh do thiếu vitamin A gây ra:
Vitamin A có tác động mạnh nhất lên các mô xếp thành hàng trên ống hô hấp, tiêu hóa, và sinh dục. Khi chế độ ăn chứa hàm lượng thấp hoặc thiếu Vitamin A, những tế bào này chịu sự thay đổi làm ngăn chặn quá trình bài tiết chất nhầy, do đó phá hủy hàng rào bảo vệ thiết yếu để chống vi khuẩn xâm nhập. Khi đó các vi sinh vật có thể xâm nhập vào cơ thể, và bắt đầu sinh sôi nảy nở. Hậu quả cuối cùng phụ thuộc vào hệ nào trong cơ thể bị ảnh hưởng nhiều nhất. Thông thường, đó là hệ hô hấp.
Nhìn bề ngoài, người ta sẽ thường thấy những đốm hoặc “mảng” nhỏ màu trắng trong miệng và trên lưỡi. Tiến trình nhiễm trùng và các mảng này bắt đầu sưng lên và xuất hiện áp xe, cuối cùng trở nên rất đau làm chim không ăn được. Tùy theo những mảng đó trở nên to như thế nào, các mảng bị áp xe này có thể làm tắc nghẽn khoang hình phễu lỗ mũi sau. Quá trình này dẫn đến việc thở khó hoặc thở há miệng – một điều gì đó mà bạn không hề muốn thấy ở chim.
Tiếp sau đó sẽ là chứng chảy mủ nhiều ở mũi và sưng thật to quanh mắt, cũng là hậu quả của việc tắc nghẽn khoang hình phễu lỗ mũi sau. Chỗ sưng tấy sẽ đạt đến điểm mà chim sẽ không thể nuốt thức ăn đuợc nữa, ngăn không cho bất kỳ dinh dưỡng nào vào đến cơ thể. Từ đây, các vi sinh vật di chuyển khắp cơ thể và gây hậu quả mang tính tàn phá.
Các dấu hiệu khác:
Triệu chứng thay đổi theo thứ tự từ rõ ràng đến không rõ ràng và bao gồm bất kỳ triệu chứng nào trong các triệu chứng sau đây: hắt hơi, chảy mủ ở mũi, thở khò khè, bị mảng bám hoặc nghẹt mũi, ngủ lịm, suy nhược, tiêu chảy, trứng dính lại với nhau và sinh khó, lắc đuôi, không muốn ăn, gầy mòn (mất trọng lượng rất nhiều), màu lông kém sắc, mắt sưng to, chảy mủ ở mắt, thở há miệng, hơi thở có mùi hôi, các đốm trắng hoặc “nhớt” xuất hiện ở miệng.
Hầu hết các triệu chứng này gợi ý rằng chú chim của bạn rất ốm và cần được chăm sóc ngay lập tức. Các dấu hiệu này không phát triển đột ngột, nhưng xảy ra qua tiến trình nhiều tuần đến nhiều tháng.
Cách điều trị:
Cần bổ sung Vitamin A ngay lập tức. Các phương pháp điều trị khác tùy theo hệ nào bị ảnh hưởng. Vì vấn đề chủ yếu và chứng bệnh đe dọa nhiều nhất thường là nhiễm trùng không quan trọng bằng thiếu Vitamin A, nên bệnh nhiễm trùng cũng phải được điều trị ngay và điều trị một cách triệt để. Nếu được chẩn đoán và điều trị sớm, bệnh của chim thường có thể được chữa khỏi mà không cần tác động lâu dài. Quá trình điều trị thường gồm một khoảng thời gian nhập viện, vì chim cần được chăm sóc y khoa chuyên môn. Bác sĩ thú y của bạn có thể dùng một lò ấp trứng hoặc ống phun, và chim cũng có thể cần được cho ăn bằng ống và được tiêm thuốc.
Cách ngăn ngừa bệnh:
Nói chung, hầu hết các loài chim nên được cho ăn với một chế độ ăn gồm 65-80% thực phẩm được chế biến theo công thức: 15-30% rau và phần còn lại là quả và hạt. Một số loài có nhu cầu dinh dưỡng riêng, vì thế hãy chắc chắn hỏi ý kiến bác sĩ thú y của bạn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *