Phòng trị bệnh cho chích chòe

Phòng trị bệnh cho chích chòe

Bệnh tiêu chảy
Bệnh này bị chủ yếu do chim ăn quá nhiều thức ăn tươi, đặc biệt là tép đồng, nếu thấy chim bị tiêu chảy việc đầu tiên bạn phải làm là ngừng không cho chim ăn thức ăn tươi nữa, sau đó mua thuốc đặc trị tiêu chảy có bán ở các cửa hàng thuốc thú y, pha với nước cho chim uống liều lượng theo chỉ dẫn của bác sỹ.

Bệnh đau mắt
Nếu chim bị đau mắt thì bạn nên dùng thuốc của người nhỏ cho chim ngày một hai lần, vài ngày là chim sẽ khỏi.

Bệnh kí sinh trùng
Nếu chim của bạn bị kí sinh trùng làm phiền thì tốt nhất bạn nên xịt cho chim ít thuốc rận chó, tránh không xịt vào mắt, mũi và miệng chim. Ngoài ra hằng ngày bạn pha nước muối loãng cho chim tắm, không nên pha đặc nó sẽ làm hỏng bộ lông chim.

Nếu trời có muỗi phải trùm kín lồng nuôi bằng áo lồng hoặc lớp vải màn để phong tránh muỗi cho chim.

Bệnh hô hấp

Các loài chim nuôi cảnh nói chung và đặc biệt là chích chòe lửa, chích chòe than vào thời điểm giao mùa và mùa lạnh thường bị các bệnh về hô hấp như: ho, chảy nước mũi.

Chim bị bệnh sẽ có biểu hiện xù lông để chống lạnh, nhũng con chim có hệ miễn dịch kém, sức khỏe kém ngay lập tức bị thở khò khè, có tiếng rít khi thở, vươn cổ ra thở, ho, viêm kết mạc, chảy nước mắt, chảy nước mũi, đứng ủ rũ trên cầu… không điều trị kịp thời sẽ thành bệnh hô hấp mãn tính hoặc nặng quá chim sẽ chết. Ngoài ra bệnh còn có thể lây lan sang những chú chim khác, thậm chí lây sang cả người nếu là nhiễm virus như cúm gia cầm.

Nguyên nhân gây bệnh do virus, bệnh do vi khuẩn (dịch tả), bệnh cúm, bệnh do nấm, viêm thanh – khí – phế quản truyền nhiễm, sổ mũi truyền nhiễm.

Để điều trị bệnh hô hấp cho chích chòe bạn lấy 2 tép tỏi (bằng nửa đầu ngón út). Sau khi lột sạch vỏ, bạn bỏ vào chén rồi dùng chày giã thật nhuyễn tỏi. Lấy cái cóng đang dùng đựng nước cho chim uống ra khỏi lồng, rửa thật sạch, rồi lấy nước sôi tráng qua cóng cả trong và ngoài, tiếp theo lường 2/3 cóng nước, rồi đổ chén tỏi đã giã nhuyễn vào, dùng đũa khuấy đều. Với một số cá thể chim quá nhạy cảm với mùi sẽ không uống nước, cách xử lý là dùng nước trà nóng thay cho nước sôi khi hãm tỏi.

Sau đó bạn chờ đến khi nào nước nguội hẳn, gạn phần nước trong phía trên vào cóng nước và gắn cóng vào lồng cho chim uống tự nhiên, phần bã tỏi còn lại, bạn đổ đều ra bố lồng, rồi trùm kín lồng lại, bạn làm liên tục khoảng 3 đến 5 ngày, đa số chim bị bệnh hô hấp không do virus cúm gia cầm sẽ được trị khỏi, cho dù chim đã khỏi ngay từ ngày đầu, bạn cũng nên dùng thêm ít nhất là 3 ngày nữa cho chim khỏe hẳn. Sau 2 ngày điều trị bằng tỏi, chim không có dấu hiệu giảm bệnh, bạn nêu trao đổi biểu hiện bệnh với bác sĩ thú y để dùng thuốc đặc trị.

Đọc thêm Kỹ thuật nuôi chim bồ câu
Lưu ý: Khi chim có biểu hiện bệnh, nên tách chim ra khỏi đàn trong khoảng cách xa nhất có thể, tránh tiếp xúc nhiều, khi tiếp xúc nên đeo khẩu trang y tế.

Trùm kín áo lồng trong suốt thời gian chim bị bệnh, không tắm nước, tắm nắng nếu có thể nhưng không quá 15 phút. Vệ sinh lồng mỗi 2 ngày.

Các bệnh liên quan đến virus cúm gia cầm, sẽ phải điều trị bằng thuốc đặc trị theo hướng dẫn của bác sĩ thú y.

Cẩn thận với một số cá thể chim quá nhạy cảm với mùi sẽ không uống nước, cách xử lý là dùng nước trà nóng thay cho nước sôi khi hãm tỏi.

Dùng thuốc khánh sinh không đúng sẽ không khỏi bệnh và có thể gây chết chim nếu dùng quá liều lượng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *