Kinh nghiệm cho người mới chơi Chích Chòe Lửa

Kinh nghiệm cho người mới chơi Chích Chòe Lửa
Một chút kiến thức nuôi chòe lửa được đúc kết từ chính kinh nghiệm của bản thân và giao lưu các cách chăm khác của một số cao thủ chăm chim chòe lửa tại 3 miên Bắc –Trung –Nam và một số trang web nước ngoài và trong nước .Mong giúp ích được cho các bác mới chơi chòe lửa.
Để đánh giá thế nào là một chú chòe lửa hay thì có nhiều tiêu chí và tùy theo nhu cầu chơi của từng vùng.Tuy nhiên,tựu chung lại,một chú chòe lửa hay phải thỏa mãn những yêu cầu tối thiểu.

-Hót nhiều giọng,đấu hót tốt,bền
-Giọng càng dài càng tốt,giọng to và gắt
-Siêng đánh đuôi
-Siêng sàng cầu
-Chơi bền chim
-Nếu là chim chơi hót thì có tiêu chuẩn là không được chụp chim(có nơi gọi là bu lồng,tức là nhưng con chim khi gặp chim lạ thường muốn xù lông lao vào oánh nhau)
-Có 1 số nơi người ta trừ điểm cả những con có tật ỉa lên nan lồng

-Chòe lửa hiện tại ở Việt Nam có 2 loại.Phân biệt chung là Chòe lửa Bắc và Chòe lửa Nam.Chòe lửa Bắc đuôi thường ngắn và cứng(chỉ tầm 17-18 đổ lại).Tuy nhiên cũng có những con đuôi lên đến 20cm nhưng rất ít gặp.Lông trên mình và lông đuôi thường to bản và dầy.Chòe lửa Nam(Khoảng từ Quảng trị-Huế-Đà nẵng đổ vào đến miền trong,bao gồm cả chòe lửa lào và campuchia,thái lan). Dòng chòe lửa này được mọi người gọi chung là chòe lửa nam.Đuôi thường dài hơn,mềm mại hơn.về bộ lông thì cũng mỏng hơn chút so với chòe lửa Bắc.Nguyên do có thể ngoài bắc có mùa đông lạnh hơn nên con chim cũng tự biết điều tiết về bộ lông để chống chọi lại thời tiết.
-Với mặt bằng chung về giọng hót thì chòe lửa Nam siêng hót hơn,hót xổng cũng tốt hơn chòe lửa Bắc.Hót nhiều giọng hơn
-Về cách đánh đuôi và sàng cầu thì chòe lửa Nam cũng chịu khó sàng cầu,linh hoạt hơn lửa bắc,Tuy nhiên lửa bắc cũng rất siêng đánh đuôi.
1-Cách chọn chòe lửa mộc.
-Trong một lồng chòe lửa mộc thường có rất nhiều con,mà có thể còn nhảy loạn xạ nên các bạn khó phân biệt được con nào có tiềm năng.Thông thường nên chọn những con nào lông lá đầy đủ,bóng mượt nhất.Chịu khó kêu tạch tạch(nhiều bác tưởng tiếng kêu phát ra từ đuôi là sai nhé,chòe lửa khi oánh đuôi thì mồm sẽ phát ra tiếng kêu tạch tạch hoặc cạch cạch) Chú nào siêng tạch tạch thì sẽ siêng hót hơn.
-Lỗ mũi to và thông.Mỏ dưới càng nhỏ càng tốt.Hai mỏ khép kín
-Đầu bằng,hoặc tròn nhỏ,cổ dài và thắt
-Không nên chọn nhưng con mắt quá lồi ra ngoài,vì khó thuần và những con thế này thường ít có tiềm năng trở thành con chim tốt.Tuy nhiên qua sàng lọc tự nhiên thì ko gì là ko thể nên vẫn có nhưng con mắt lồi chơi rất tốt nhưng tỉ lệ rất ít.
-Nên chọn những chú có dáng đứng cao cầu.
-Một chút kinh nghiệm của bản thân e là nhưng chú chòe lửa đứng cao cầu,phần góc chân ép vào bụng và phần chân có móng bám vào cầu sẽ tạo ra 1 chữ V ngược.Chú nào có chữ V góc trên bé,góc dưới càng to thì dáng đứng sẽ đẹp hơn và khả năng sàng cầu oánh đuôi sẽ đẹp hơn nhiều.
2-Cách thuần chim mộc
-Có nhiều cách thuần chim và gần như cách nào cũng đúng vì mỗi con chim lại có 1 khả năng tiếp cận với môi trường do con người tạo ra khác nhau.
-Có thể là để thức ăn nước uống trong lồng đầy đủ rồi để chim chỗ có nhiều người qua lại,chỉ mở hé áo lồng,dần dần rồi chim cũng quen.
-Có cách khác là ép chim ăn cám,ko để ăn mồi tươi trong lồng mà thỉnh thoảng có người đi tới cầm con sâu hay cào cào,dế,cầm ra dứ dứ con chim rồi ném vào lồng cho nó ăn.Sau vài ngày con chim quen dần với việc là cứ có người thì sẽ có ăn nên nó sẽ dạn người hơn.
-Có cách khác nữa là để thức ăn nước uống đầy đủ trong lồng,ban ngày thì trùm kín áo lồng.Đến buổi tối thì mở hết áo lồng ra,rồi để chim 1 góc nào đó tĩnh trong phòng khách,ko nên để đèn quá sáng.mọi người trong nhà thì vẫn xem tivi sinh hoạt bình thường.Vì buổi tối và trong điều kiện ánh sáng kém thì chim ít bị hoảng nên sẽ tĩnh hơn,lâu dần nó sẽ quen với sự xuất hiện của người nên sẽ nhanh thuần hơn.
-Chòe lửa là loại chim dễ thuần,dễ hót trong điều kiện nuôi nhốt.Cá nhân e đánh giá không nên cho chòe lửa thuần quá.Chỉ cần đến mức là chạm vào lồng thì nhảy nhẹ,treo lên là phải đứng lồng.Nếu chim thuần quá thì tại 1 số trường hợp nó sẽ rất ít vận động,dẫn đến tình trạng là yếu chim,ko dai sức.
-Lúc mới bắt chim về hoặc có thể do chăm không cẩn thận mà trên mình chim,đặc biệt là trên đầu chim xuất hiện các đốm trắng,lấm tấm,như bụi hoặc là gầu.Đó chính là mạt chim,tuy ko ảnh hưởng nhiều đến chim nhưng về lâu dài rất không tốt.Lúc này bạn phải tắm cho chim thường xuyên hơn,khi tắm thì pha 1 chút muối vào nước tắm,khoảng 2-3 lần sẽ hết.Kết hợp thêm việc ngâm áo lồng vào xà phòng,vệ sinh lồng cóng sạch sẽ.
3-Thức ăn cho chòe lửa
-Cám cho chòe lửa thường gồm lạc(đậu phộng)+ lòng đỏ trứng gà + tôm đồng tươi để cả vỏ
-Ngoài ra có thể cho thêm ngô,đậu tương,mật ong,nhộng tằm,thịt chó,thịt bò,tiết bò…tùy theo thời điểm và điều kiện có thể mà cho thành phần cho phù hợp.
-Chòe lửa là loại chim kiếm ăn dưới đất,ăn côn trùng.Do vậy nguồn thức ăn tươi khá phong phú.từ dế,cào cào,tất cả các loại sâu có bán trên thị trường,trứng kiến,giun đất,thạch sùng,liu điu,thằn lằn,thịt bò,thịt chó,tép,tôm…..Tùy từng thời điểm mà nên chọn mồi tươi cho hợp lí.
4-Cách vào cám và chăm chòe lửa
-Cách vào cám đơn giản nhất là trộn sâu,dế,cào cào hoặc trứng kiến vào cám ướt(nên là cám bột chứ không dc là cám viên).Khi con chim ăn mồi tươi thì sẽ dính chút cám,nó sẽ quen với mùi cám,dần dần sẽ giảm số lượng mồi tươi xuống đến lúc chỉ còn cám trong cóng thì nó sẽ chỉ ăn cám thôi.
-Cá nhân tôi thì chỉ cho chòe ăn cám trong lúc thay lông để tăng lượng tinh dầu lạc làm cho mượt lông.Còn bình thường thì chòe lửa ăn cám hay ko cũng không quan trọng.Hằng ngày phải đảm bảo mồi tươi phong phú và đều đặn là ok.Chỉ có bác nào không có điều kiện cho mồi tươi hằng ngày thì mới phải ép chim ăn cám và lúc này nên bổ sung cám nhiều thành phần đạm một chút.
-1 tuần thì cho uống 1 hoặc 2 lần vitamin B-complex hoặc siro nutroplex cho trẻ e.2 loại này nên mua dạng nước,Pha vào cóng nước rồi để cho chim uống,ko nên để cóng nước vitamin này qua đêm mà nên thay trong ngày(cùng lắm chỉ nên để qua 1 đêm thôi).Nếu là loại vitamin bột thì nên tẩm vào mồi tươi hoặc trộn vào cám để cho chim ăn.
-Hoặc có cách khác là lấy dế,cào cào,.. tẩm qua vitamin dạng nước rồi đút cho chim ăn.
Để chim đói mồi tươi khoảng 2 ngày,khi thấy mồi tươi đưa ra con chim không loạn lên thì hơi lạ đấy.
-Vào thời điểm giao mùa chim dễ bị trúng gió.biểu hiện thường là cắn lông,quằn quại dưới đáy lồng kiểu giãy chết.Với trường hợp này thường khó chữa.Tuy nhiên còn nước còn tát,cách chữa thông dụng nhất là vẩy vài giọt dầu gió xuống đáy lồng và lên áo lồng,cạy mỏ chim nhỏ vitamin vào,hoặc là lấy nhánh tỏi ép lấy nước rồi đổ vào.Sau đó trùm kín áo lồng để chỗ kín,tránh gió và yên tĩnh.Sau đó thì thắp hương và chắp tay xin các cụ phù hộ cho e nó tai qua nạn khỏi.
-Với 1 số con chim tự nhiên sẽ bị khàn giọng,hót ko ra hơi.Những trường hợp này nên đun nước cam thảo loãng cho chim uống hằng ngày,hoặc là cho uống nước giá đỗ luộc,hoặc là nước mật ong pha loãng.Khoảng vài ngày sẽ có tiến triển.
-Chòe lửa là dòng chim rừng nên ko nhất thiết phải phơi nắng nhiều.Hằng ngày chỉ cần phơi nắng tầm 15-30 phút vào nắng sớm,hoặc chiều muộn.Với mùa hè nắng nóng trên 30 độ thì ko cần phơi nắng làm gì,chỉ cần để chỗ nào thoáng chút và ánh sáng đủ là ok.Vào mùa đông nắng ít thì mới cần chú ý phơi nắng khi có nắng.
-Nên treo chòe lửa lên cao,đáy lồng cách mặt đất tầm 1,8m-2m là ok.Treo dựa vào tường hoặc chỗ nào đó mà chim có thể quan sát xung quanh và không bị giật mình khi có người đi qua hoặc tiếng động gì đó đột ngột.
-Hằng ngày ở nhà không nên mở hết áo lồng.Nên trùm áo lồng thường xuyên,chỉ nên mở hé áo lồng.Chỉ khi nào đem chim đi dãi dượt thì hãy mở hết áo lồng.Khi con chim bị trùm áo lồng nó sẽ rất bức bối vì ko quan sát được xung quanh,nên mỗi khi được mở áo lồng nó sẽ phấn khích hơn và sẽ hót tốt hơn.
-Nếu mùa đông thì nên tắm 1 tuần 1 lần và tắm bằng nước ấm 1 chút.Còn mùa hè ấm áp thì cách 1 ngày tắm 1 lần.Nên tắm vào khoàng 9h-15h chiều.Khi tắm xong treo chỗ tĩnh gió và có ánh sáng để chim rỉa lông khô hẳn rồi mới đem chim ra phơi nắng.Tuy nhiên cũng chỉ cần phơi tầm 5-10 phút cho lông chim khô hẳn thôi.
-Thỉnh thoàng nên vắt ½ quả chanh vào chậu nước tắm cho chim tắm.tinh dầu chanh sẽ làm lông chim bóng mượt hơn.
-Chòe lửa có nết chơi đánh đuôi sàng cầu vì vậy nên bố trí cầu thằng cho chim.và chỉ cần 1 cầu thôi,không nên bố trí các cầu phụ trên cao.Vì nếu có cầu phụ thì con chim sẽ đậu lên cầu phụ thường xuyên,lúc đó,đuôi sẽ quẹt vào nan lồng thường xuyên,dẫn đến là xơ đuôi và bị lệch sang hẳn 1 bên.
5-Cách chăm chim khi thay lông
-Chòe lửa cũng như các loại chim khác,thường thay lông 1 năm 1 lần vào khoảng cuối tháng 9 đầu tháng 10 dương lịch hàng năm.Tuy nhiên có thể vì điều kiện sống thay đổi,shock nước,shock cám mà sẽ bị thay lông trái mùa.
-Khi chim có dấu hiệu thay lông thì phải tách chim ra khỏi những con chim chòe lửa đang căng khác.thức ăn cho chim chính lúc này vẫn là mồi tươi có tính mát,như dế,cào cào và trứng kiến.Cám thì chỉ nên có lạc và tôm,trứng là chính.Trong thời gian này ko nên cho chim ăn những thức ăn có tính nóng như sâu nhỏ,thịt chó,liu điu,thạch sùng,,, thức ăn nóng sẽ làm chim khó trút lông cũ và lông mới mọc lên cũng bị xoăn,ko được bóng mượt.
-Trùm kín áo lồng 24/24,để chim chỗ tĩnh,không sáng quá,không tối quá,Không bị ảnh hưởng bởi tiếng chòe lửa khác,vì nếu khi vẫn nghe thấy tiếng chim khác nó sẽ cố để hót đấu lại,như thế sẽ làm chậm thay lông.
-Khi thấy sợi lông đuôi dài nhất của chim rụng phải quan sát xem có rụng trong cùng 1 ngày ko.Nếu 1 cái rụng trước thì các bạn phải theo dõi xem trong ngày hôm đó sợi còn lại có rụng không,nếu qua đêm mà chưa thấy rụng thì các bạn phải nhổ sợi lông còn lại bằng cách ép con chim bám lên nan lông,bạn nhanh tay cầm nhẹ vào cuối sợi lông,con chim nhảy nhẹ sẽ rụng nốt sợi còn lại.Điều này xử lý nhằm tránh việc 2 cọng lông rụng cách xa nhau quá dẫn tới việc khi mọc lông mới sẽ bị sole ko đều nhau.
-Tắm cho chim hằng ngày là tốt nhất,tắm nước ấm cũng ok,tắm nước có pha thêm chút giấm trắng,nó sẽ làm mềm lông và chim sẽ thay lông nhanh hơn.
-Khi chim đã rụng lông gần hết và đã ra lông mới thì ko nên cho nhiều trứng kiến vì trứng kiến thường làm lông chim mỏng và yếu.Lúc này nên cho ăn dế và cào cào là chính.
Cá nhân e có lúc chim thay lông trái mùa,ko thể kiếm được cào cào và dế nên đã phải đánh liều cho chim ăn hoàn toàn bằng sâu cá rồng,và chim cũng không bị hỏng lông.
-Khoảng thời gian chim thay lông thường là 2-3 tháng.Trong thời gian chim thay lông ko nên kích thích chim hót,ko nên để gần các con chim hót khác.Có một số chú chim chòe lửa vẫn hót chuyện thậm chí là có xổng vài lần trong lúc thay lông.Điều này chứng tỏ con chim hoàn toàn bình thường.nên kệ nó thôi.
-Trong thời gian lông chim chưa hoàn thiện,vẫn còn mềm mà cho chim hót,đánh đuôi thì sẽ có tình trạng là 2 cọng lông đuôi dài nhất sẽ bị xẻ ngang,nhìn như đuôi cá,rất xấu.
-Sau khi lông đã hoàn thiện thì nên tắm nắng hàng ngày và cho ăncào cào để cho lông chim cứng và chắc hơn.Thời gian này kéo dài khoảng nửa tháng.Sau đó mới kích thích sâu hoặc thức ăn nóng cho chim lên lửa.
6-Mang chim đi dợt dãi
-Nếu nhà rộng rãi và có điều kiện chơi chim thì nuôi tầm 5-10 con chòe lửa trong nhà thì ko vấn đề gi.Đối với nhiều người ko có điều kiện thì chỉ nên nuôi 1-2 e thì phải mang chim đi dượt dãi thường xuyên.Dợt dãi nhiều sẽ giúp cho con chim có khả năng đấu đá,giúp chúng có bản lĩnh hơn khi đứng trước nhiều chim lạ và nhiều môi trường khác nhau.
-Nhiều người tự hỏi là đến lúc nào có thể mang chim đi dượt dược?Và một tuần nên mang đi dượt bao nhiêu lần thì đủ?
-Khi 1 chú chim đã đạt đến độ thuần nhất định,treo lên là phải đứng lồng,chỉ nhảy nhẹ nhàng lúc cầm lồng chim.
-Khi để ở nhà thì đã hót xổng tốt,hót nhiều vào buổi sáng,trưa và tối.Hoặc là hót ngắn nhưng hót lai rai suốt ngày.
-Khi chim đã đạt được như vậy thì có thể mang đi dượt dãi được.Khi vận chuyển chim phải trùm kín áo lồng,hạn chế va đập trong lúc vận chuyển.
-Khi mang chim đến chỗ dượt dãi lần đầu tiên phải treo xa nhưng con chim hót căng khác,trùm kín áo lồng,mục tiêu là cho chim làm quen dần với môi trường có chim lạ.Sau mỗi lần dượt thì có thể chim sẽ hót lại.lúc đó mình mới mở dần áo lồng ra,mỗi lần hé 1 chút.Nhưng lần đầu tiên nên treo lồng chim tại 1 chỗ cố định để chim quen dần với môi trường xung quanh.Dần dần có thể mở hết áo lồng ra,nếu thấy chim đấu hót lại thì có thể treo gần hơn chút.Tùy khả năng của từng chú chim mà thời điểm bắt đầu này kéo dài hay ngắn.Có con chỉ 1 lần, có con 2-3 lần,có con cả chục lần và có con phải vài chục lần đi đi về về mới dám đấu hót lại những con tại trường chim.
-Mỗi lần đi dượt dãi chỉ cần treo chim lên khoảng 1 tiếng,rồi hạ chim xuống,trùm áo lồng cho chim nghỉ ngơi 1 lúc rồi mang chim về.Khi mang về nhà rồi vẫn nên trùm áo lồng,để chim chỗ tĩnh cho chim nghỉ ngơi,sau khoảng vài tiếng hoặc qua đếm rồi lại treo chim lên cho hót như bình thường.
-Mỗi 1 tuần tùy điều kiện thì có thế đem chim đi dãi dợt như vậy ít nhất là 1 lần,nếu được thì cách 2 ngày đi 1 lần là tốt nhất.Cũng không nên đi dợt tại 1 quán nhất định.Nếu có điều kiện thì hãy đi dượt tại nhiều quán dượt khác nhau.vì dụ thứ 5 hàng tuần dượt cố định 1 chỗ,đến chủ nhật lại dượt cố định chỗ khác.Điều này làm con chim sẽ tiếp xúc với nhiều chim lạ hơn,sẽ tăng khả năng học hỏi,đầu hót của nó.
-Tùy từng nhu cầu của mỗi người có thể treo chim lâu hơn ngoài cội.Cá nhân tôi thì mỗi khi xách chim đi thì treo lên luôn,hót hay ko hót thì mặc kệ.Người lúc đấy ngồi hót với các chủ chim khác,đến khi nào người hót mệt thì hạ chim xuống rồi về.
Cám ơn các bạn đã quan tâm.Chúc các bạn chọn và chăm được chú chim ưng ý,thỏa mãn niềm đam mê.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *