Hướng dẫn kỹ thuật nuôi chim Chích Chòe Lửa

Hướng dẫn kỹ thuật nuôi chim Chích Chòe Lửa

Về chân: Nên chọn chòe lửa chân màu trắng, không nên chọn chim chân đen (theo nhận định của người chơi chim). Và nên bắt chim ra lật ngửa lên, bạn lấy tay đưa vào bàn chân chim, thử xem chân có bị tật gì ẩn không. Ví dụ: thường chim bị tật ẩn ở chân, lúc chim bóp chân lại, khả năng bạn nhìn thấy sẽ cao. Ở đây cũng cần phải thử xem độ nhạy của chân chim, nếu đưa tay vô chim bóp mạnh là chân chim khỏe, nếu yếu thì không chọn.

Chim chích chòe lửa có lông đuôi dài và hót hay nên được nhiều người chọn nuôi làm cảnh. Sau đây xin giới thiệu chi tiết về loài chim chích chòe lửa cũng như kỹ thuật nuôi chim chích chòe lửa.

I. Tổng quan về chích chòe lửa
1.1 Về tên gọi và tập tính sống
– Chim Chích chòe lửa có tên tịếng Anh là White-rumped Shama, tên khoa học là Copsychus malabaricus. Là một chi nhỏ trong bộ Sẻ của gia đình của họ chim Đớp ruồi. Trước đây, nó được xếp loại đứng giữa của họ Chim chích và họ chim Đớp ruồi trong dòng họ Hoét, nhưng nó được biết dưới dạng họ chim Chích nhiều hơn. Do vậy, nó thường được gọi (tiếng Anh) là White-rumped Shama Thrush (Chích chòe đuôi trắng) hoặc chỉ đơn giản Shama Thrush. Tương đương trong cách gọi của tiếng Việt là Chích chòe lửa hoặc Chòe lửa.

chich-choe-lua

– Chúng có nguồn gốc Nam và Đông Nam Á, Lần đầu tiên, chúng được tìm thấy tại những khu rừng nguyên sinh của đảo Kaua’i, Hawaii, Vào đầu năm 1931 đến năm 1940, nó được giới thiệu lần nữa sự có mặt của chúng tại Malaysia và trên hòn lớn thứ 3 của Hawait tên là Oahu, bởi nhà Điểu học Alexander Isenberger . Và chúng được biết đến như là một đối tượng nuôi lồng phổ biến kể từ đó.

– Tại châu Á, nơi sinh sống của chúng là khu rừng thưa, đặc biệt là ở các khu rừng tre. Ở Hawaii, chúng được phân bố trong các khu rừng thung lũng hoặc trên rặng núi của miền nam Ko’olaus, có xu hướng làm tổ trong các hang cây của rừng mưa vùng đất thấp.

1.2 Phân biệt chích chòe lửa trống mái
– Chim thường cân nặng từ 31 – 37 gram và có chiều dài khoảng 22 – 27 cm. Con trống có màu lông đen bóng với cái bụng màu hạt dẻ và một chùm lông màu trắng trên mông và đuôi. Con mái có màu hơi xám nâu, và thường ngắn người hơn so với con trống. Cả hai giới có chung một điểm chung là màu đen trên lưng và chân màu hồng. Chích chòe non chưa trưởng thành có màu sắc hơi xám hoặc nâu và trông giống như con mái và có màu ngực lấm chấm.

– Chích chòe lửa có tập tính nhút nhát và hay hót lúc bình minh hoặc hòang hôn, chúng bảo vệ mãnh liệt vùng lãnh thổ. Trong mùa sinh sản, cả hai con trống – mái đều bảo vệ lãnh thổ, trung bình mỗi cặp bảo vệ vùng lãnh thổ đến 0,09 ha (khoảng 90 m2). Giọng hót loài này hết sức phong phú và du dương đã làm cho chúng là một đối tượng nuôi lồng phổ biến ở Nam Á và được tiếp tục phát triển sang các nước ở khu vực Đông Nam Á. Chúng có tập tính thường bắt chước giọng hót của các loài chim khác. Giọng hót của chúng lần đầu tiên được thu âm vào năm 1889 của một con chim chòe lửa được đặt trong một cái lồng hình trụ của Ludwig Koch, Đức.

– Chúng ăn côn trùng trong tự nhiên, nhưng khi nuôi nhốt, thức ăn là khô đậu với lòng đỏ trứng và thịt nguyên được đun kỹ.

– Mùa sinh sản bắt đầu từ tháng giêng đến tháng chín tại khu vực Nam Á, nhưng chủ yếu trong khỏang tháng tư đến tháng sáu. Mỗi ổ chim có khỏang bốn hoặc năm trứng và tổ đặt trong các hốc rỗng của cây. Hành vi tán tỉnh của chúng: các con trống theo đuôi các con mái với nhiều giọng hót, giọng thầm thì, những cuộc bay rượt đuổi nhau, rơi tự do theo tần suất ngày càng cao hơn, giọng hót ngày càng dày đặc hơn. Nếu con mái nào “đồng ý” sẽ gãi đuôi và cánh. Còn nếu không, con mái sẽ cắn, dọa nạt con trống hầu bay ra khỏi khỏi lãnh địa của cô mái.

– Tổ được xây dựng do một mình con mái trong khi con trống đứng ngoài bảo vệ. Các tổ chủ yếu được làm bằng rễ, lá, dương xỉ. Thời gian ấp trứng và kéo dài từ 12 – 15 ngày. Trung bình là 12,4 ngày. Cả hai bố mẹ đều trực tiếp mớm thức ăn cho con, hoặc chỉ có con mái có trách nhiệm ấp ủ và lấy thức ăn từ con trống để mớm lại cho con. Trứng màu trắng, với sắc thái biến của những đốm nâu, và có chiều dài khoảng 0,7 đến 0,9 inch.

1.3 Nguồn gốc xuất xứ
– Chích chòe lửa có xuất xứ từ Trảng Bom, Trảng Bàng, Long Khánh, Bến Cát, Bình Long… Chúng có mặt ở hầu hết các tỉnh miền Tây Nam Bộ và một số tỉnh phía Nam của miền Trung. Hầu như ở các nước Châu Á đều có mặt chúng.

– Ở rừng, chúng có mặt ở khắp nơi, đặc biệt là ven đuờng xe ben, xe trâu. Mỗi sáng, Chích chòe lửa cất tiếng hót sớm nhất, sau đó là các loại chim khác. Tiếng hót của Chích chòe lửa tuy ko bài bản như của Chích chòe lửa nhưng giàu âm điệu và có thể giả tiếng suối reo, thác đổ, tiếng rừng cây vi vu… Đôi khi giọng của chúng còn bị lẫn lộn với họa mi và các loại chim khác. Vì giọng hót có nhiều âm điệu và bộ mã đẹp nên chúng được nhiều nghệ nhân ưa thích và có giá khá cao so với các lọai chim khác.

– Hình dáng thì Chích chòe lửa nhỏ hơn, thanh mảnh hơn Chích chòe lửa. Chim trống có bộ lông tươi hơn và đuôi dài hơn chim mái. Đo từ mỏ đến đuôi có thể dài 25 phân mà trong khi đuôi chim trống đã dài hơn thân mình. Chích chòe lửa đẹp nhất ở cái đuôi, khi chim múa rất duyên dáng.

– Vùng phân bố Chích chòe lửa (Copsychus malabaricus) được tìm thấy từ Ấn Độ đến Borneo với nhiều loài khác nhau. Chích chòe lửa Ấn Độ có đuôi ngắn và giọng hót hay. Hiện nay, lòai này không nhập vào Singapore nữa. Về phía Nam qua Miến Điện, Campuchia, Lào và miền trung Thái Lan, chích chòe lửa nhỏ con hơn, dáng thanh mảnh hơn và có đuôi dài hơn giống Ấn Độ. Các loài chim này không được ưa chuộng nhiều ở Singapore vì giọng hót và cách chơi của nó ít được quan tâm.

– Các nghệ nhân ở Malaysia và Singapore tin rằng: những con chim hay nhất đến dọc theo biên giới Thái Lan và Malaysia. Đảo Penang ở Malaysia cùng vậy, đã có một thời gian người ta ghi nhận chòe lửa ở Penang đẹp, hót hay và biểu diễn tốt. Ngày nay, hầu như không còn chòe lửa hoang dã ở Penang nữa vì nạn săn bắt, mua bán bừa bãi. Hiện nay, những con chim được cho là hay nhất đến từ đảo Langkawi và xung quanh các đảo thuộc Malaysia và Thái Lan. Chích chòe lửa đến từ các vùng đất thấp của Malaysia có đuôi ngắn hơn 8 – 10,5 cm. Chúng cũng thường được nuôi ở Malaysia và Singapore. Tuy nhiên, Cục Lâm nghiệp Malaysia gần đây đã cấm việc xuất khẩu chòe lửa và những con lửa đã không còn được nhập khẩu vào Singapore từ Malaysia.

– Tỉnh Acheh của Indonesia là nơi nổi tiếng với lửa đuôi dài, tuy nhiên do chiến tranh và xung đột trong khu vực nên ít có được chim từ khu vực này. Chích chòe lửa từ các vùng khác của Indonesia, và đặc biệt là tỉnh Medan, thường xuyên được nhập khẩu vào Singapore. Chích chòe lửa Indonesia to xác hơn chòe lửa của Malaysia. Giọng hót lớn hơn nhưng cách biểu diển không bắt mắt. Vì thề giọng hót của chích chòe lửa Indonesia được đánh giá cao hơn phong cách chơi của chúng

– Có một phân loài chòe lửa ở Indonesia với tất cả các đuôi màu đen (chòe lửa đuôi đen) thay vì 8 đuôi trắng và 4 đuôi đen. Theo thời gian, chúng được nhập vào Singapore. Các loài chim này có đuôi ngắn khoảng 6 cm và được bán với giá khoảng US $ 200,00 mỗi con. Chúng hót rất hay và được nuôi phổ biến như là vật nuôi trong nhà. Cũng thấy 3 lòai lửa đuôi đen với đuôi chính từ 25 đến 28 cm. Các loài chim này có thể là một phụ loài khác cùa lòai có đuôi dài 6 cm. Chúng hót không hay. Một tính năng của tất cả các lòai lửa đuôi đen là không năng động và can đảm như các lòai chòe lửa khác. Do đó chúng không thích hợp cho các cuộc thi chim hót tại Singapore và Malaysia vì chúng ít hót và dể bị hỏang, không biểu diễn tốt trong môi trường có nhiều lửa dử xung quanh.

– Quần đảo Borneo cũng nổi tiếng với một lọai chòe lửa đặc biệt có đuôi ngắn và mảng lổng trắng ở trên đầu như mang vương miện vậy, gọi là White Crown Shama. Giọng hót của nó cũng rất giống với lửa thông thường.

1.4 Giọng hót của chích chòe lửa
– Chích chòe lửa là một trong số những lòai chim hót hay nhất trên thế giới. Tuy nhiên, không phải tất cả chích chòe lửa đều hót hay đến vậy.

– Một số loài có sự hạn chế về giọng hót. Một số hót một ‘tông” kéo dài liên tục cũng rất thu hút sự chú ý của mọi người. Số khác lại hót đảo giọng, nhiều tông và chúng kết lại với nhau thành chuỗi làm người nghe thật sự hài lòng. Đó là những con chim hay, chúng biết pha trộn sự đa dạng của giọng hót cùng với âm điệu và phong cách chơi.

– Một con chim hót hay là chúng có khả năng pha trộn hài hòa các âm điệu học được với chính giọng hót của nó tạo thành một giai điệu hay “tông” và tông này phải thay đổi thích hợp cùng nhịp điệu và phong cách chơi. Chích chòe lửa hót hay được ví như ca sĩ hát Opera. Nghe một con chích chòe lửa hót hay chẳng khác nào thưởng thức một chai rượu ngon, bạn sẽ không muốn nghe giọng của những con chim hót tầm thường nữa. Có 3 loại giọng mà chúng sẽ hót theo tâm trạng của mình. Thứ nhất, đó là giọng đi chuyện, Đây là giọng mềm, nhỏ nhẹ, dường như chỉ là lời thỏ thẻ với chính mình, vừa đủ cho chim và chủ chim nghe, thường vào buổi chiều, khi nó ngồi thoải mái và yên tĩnh. Kế tiếp, là giọng lớn hơn nhưng không hót liên tục. Cuối cùng, là hót sổng nhiều, có khi đinh tai nhức óc. Điều này chỉ bắt gặp khi chích chòe lửa hót tại lãnh địa của nó (ngay cội) hoặc khi nó được kích thích bởi con khác.

– Khả năng hót của chòe lửa là do di truyền nhưng đối với chim hót, để phát triển một giọng hót hay, đầy đủ, cần phải có một chim thầy, đặc biệt là trong giai đoạn chim tơ đang tập hót. Tuy nhiên, khả năng học hỏi chim thầy lại tùy ở mỗi con.

– Chích chòe lửa có một khả năng tuyệt vời để bắt chước các giọng hót của các loài chim khác và các âm thanh mà nó nghe được vào giọng hót của riêng mình. Có thể treo lồng ở nơi có nước chảy chúng sẽ kết hợp những âm thanh của nước rơi vào giọng hót của riêng mình. Thường thì chúng bắt chước chuông của điện thoại . Thỉnh thoảng, các âm thanh chúng học có thể khó chịu, đang hót giọng rất hay lại xen vào đó âm mèo kêu.

– Chích chòe lửa có thể hót lúc 14 ngày tuổi. Nó ngồi lặng lẽ trên cành và đi chuyện nho nhỏ. Giọng trẻ con này sẽ tiếp tục cho đến sau đợt thay lông đầu tiên hoặc thậm chí trong một thời gian dài sau đó. Giọng hót thời trẻ con này giống như giọng con mái chỉ một vài nốt đơn điệu. Tiềm năng về giọng hót của chòe lửa sẽ sớm bộc lộ trong giai đọan tiếp theo.

– Những con chim chuyền nào siêng hót và hót nhiều giọng sẽ trở thành một chú chim hay trong tương lai. Ngược lại, một chú chim tơ kém năng động và hót ít giọng sẽ ít có cơ hội trở thành một chàng ca sĩ giỏi được.

– Nên biết rằng, ngay cả một con chim trưởng thành cũng cần phải “tút” lại giọng của nó (cải thiện dây thanh âm) sau một đợt thay lông. Trong quá trình thay lông, chòe lửa sẽ ít hót hơn, thậm chí có thể ngưng hót hoàn toàn. Khi quá trình thay lông dần hòan tất, Chúng sẽ hót trở lại. Ban đầu, giọng hót sẽ ngắn và âm điệu giống như chim tơ. Giọng hót sớm củng cố và sau một tháng đến 1 tháng rưỡi sau khi kết thúc việc thay lông, con chim sẽ có lửa lại và hót to hơn trong điều kiện nuôi tốt.

II. Kỹ thuật nuôi chim chích chòe lửa bổi
2.1 Chim bỗi
Chim bổi bẫy về thì rất nhút nhát, khó thuần hóa, phải nhốt chim trong lồng tre hoặc mây lớn, cao, bên trong có cóng nước, cóng cào cào (nhớ cắt chân kẻo cào cào nhảy mất), cóng đựng đậu phộng trộn lòng đỏ trứng, một cóng sâu tươi hay trứng kiến. Sau đó ta theo dõi tình hình sức khỏe của chim, xem chim hợp với thưc ăn nào thì cho ăn tiếp. Ngoài lồng phủ áo kín rồi treo nơi yên tĩnh vài ngày. Đợi đến khi nào chim bớt nhát thì ta có thể hé áo lồng và treo chim nơi có người qua lại để chim quen dần và tạp cho chim ăn bột đậu phộng.

2.2 Thức ăn cho chích chòe lửa
Nuôi chim chích chòe lửa ko tốn kém thức ăn bằng chích chòe lửa nhưng khẩu phần ăn thì cũng đa dạng y như chích chòe than vậy chỉ có điều ăn ít hơn. Có một số con chim chích chòe lửa không biết ăn bột đậu phộng. Ta cần tập cho chúng bằng cách mỗi ngày lấy một ít bột đổ vào cóng rồi trộn với một ít sâu tươi hay sâu khô. Chim ăn có lẫn bột nên quen dần, lần sau ta tăng thêm lượng bột dần dần và thề là chim biết cách ăn bột.

2.3 Lồng nuôi và cách chăm sóc chích chỏe lửa
– Lồng chích chòe lửa phải dùng loại lồng đặc biệt, có 72 nan, đường kính đáy lồng khoảng 35 phân trở lên, chiều cao lồng tối thểu 60 phân. Sở dĩ phải nuôi trong lồng lớn như vậy là vì đuôi nó quá dài.

– Thông thường từ tháng mười âm lịch là chim thay lông và hoàn tất vào tháng 3 âm lịch. Tùy sức khỏe chim mà chim thay lông sớm hay muộn. Có con chỉ trong 1 tuần là rụng lông ào ào, nhìn thảm thương nhưng như vậy thì lông mới sẽ mau ra. Lại có con chỉ rụng lác đác vài cọng nên thời gian thay lông kéo dài 4 – 5 tháng. Và cũng có con suy lông ,một năm thay đi thay lại đến mấy lần. với chim này thì ta nên cho ăn thức ăn bổ dưỡng và không nên thay thức ăn trong suốt năm.

– Bất kể chim nào cũng vậy, việc thay đổi thức ăn sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng. Mỗi lần thay thức ăn là mỗi lần thay lông vì vậy khi mua chim cần tìm hiểu kĩ thức ăn mà người bán cho chim ăn để tránh làm ảnh hưởng đến chất lượng.

– Trong thời gian thay lông, ta nên treo chim ở chỗ tĩnh mịch, đậy áo kín cả ngày lẫn đêm, tiếp đồ ăn, nước uống đầy đủ và đặc biệt là tắm bình thườg. trong thời gian này, không cần cho chim ăn sâu để đỡ tốn kém nhưng tuỵêt đối không bỏ cào cào. Khi chim thay lông xong thì cho ăn sâu lại như bình thường.

2.4 Tập cho chim chích chỏe lửa hót
Cũng như chim họa mi và các loại chim khác, chích chỏe lửa có tính hay bắt chước tiếng chim khác mà nó nghe được. Vì vậy tốt nhất là đem chim nhà đi nghe chim thiên hạ hót để làm giàu âm điệu cho giọng hót của chim hoặc cũng có thể cho chim nghe băng nhạc có tiếng sáo, đàn vĩ cầm, kèn đồng… Bảo đảm là giọng hót của chim sẽ tràn ngập âm điệu mới.

2.5 Cách nuôi chim chích chòe lửa mái
– Theo kinh nghiệm của các nghệ nhân thì nuôi chích chòe lửa phải có chim mái mới sung chim. Chim mái nhỏ hơn chim đực, lông xấu hơn, mắt to tròn, còn chim trống mắt hơi méo.
– CCL mái ăn uống như chim trốg chỉ có điều chỉ cần cho ăn cào cào hoặc bột đậu phộng, khỏi cho ăn sâu. Chim mái bao giờ cũng phải treo khúât mắt chim trống , chỉ cần nghe thấy tiếng chim mái là chim trống sẽ hăng hót. Chim mái càng siêng kêu thì chim trống càng siêng hót. Gọi chim mái laà kêu vì giọng của nó “xùy xùy” chứ ko du dương, nhiều âm điệu, thì không xem đó là hót.

III. Cách chọn chim chích chòe lửa mộc
– Về họng: Họng chim phải đen, màu trắng nhạt đừng lấy, đây là những chú chim bị mất lửa rừng hoặc đang suy, có đem về cũng khó vực.

– Về mỏ: Mỏ chim phải mỏng, càng mỏng càng tốt (phải dựa vào mỏ dưới của chim, nhìn nó và so sánh với những chú kế bên. Bên cạnh đó đòi hỏi mỏ phải thẳng dài, không được dị tật hoặc mỏ chấu (mỏ chấu ở đây là phần mỏ nhỏ dài ra ở đầu mỏ của chim).

– Về đầu: Đầu chim phải xà (cần bắt chim ra để kiểm tra) lấy tay vuốt nhẹ xuôi theo hướng từ đầu đến mỏ của chim. Nếu bằng phẳng 1 đường thì lấy, đó là chim có đầu xà. Đầu xà chứng tỏ chim lì, đầu gồ thì không nên lấy.

– Về mắt: Nên chọn chim mắt méo dài và mắt phải lõm sâu vào trong, mắt lồi ra đừng lấy.

– Về chân: Nên chọn chòe lửa chân màu trắng, không nên chọn chim chân đen (theo nhận định của người chơi chim). Và nên bắt chim ra lật ngửa lên, bạn lấy tay đưa vào bàn chân chim, thử xem chân có bị tật gì ẩn không. Ví dụ: thường chim bị tật ẩn ở chân, lúc chim bóp chân lại, khả năng bạn nhìn thấy sẽ cao. Ở đây cũng cần phải thử xem độ nhạy của chân chim, nếu đưa tay vô chim bóp mạnh là chân chim khỏe, nếu yếu thì không chọn.

– Về ngực: nên chọn chim có ngực to chứng tỏ chim có lực.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *