Phương pháp tập lực chuẩn nhất để chào mào có độ bền cao

Phương pháp tập lực chuẩn nhất để chào mào có độ bền cao

Theo mình quan sát, ngoài chế độ chăm sóc chào mào: thức ăn (cám), trái cây, mồi tươi (cào cào..). Chim cần được rèn luyện thể lực thường xuyên sẽ giúp chim khoẻ và có độ bền sâu.

Như nhà mình, ngoài thời gian chim đi dợt trường mình sang vào lồng nhỏ gọn, hầu hết thời gian còn lại chim đều được ở trong lồng cao từ 80cm-1m8, và mỗi chú sẽ được đảo quanh những lồng này. Đối với lồng cao mình bố trí 2 cầu ngang, 1 trên, 1 dưới đặt so le nhau. Tại cầu trên là cóng bột, dưới là nước, điều này buộc chim phải chủ động di chuyển trong quá trình tìm thức ăn và nước uống. Lồng ngang mình cũng bài trí như cách này.

Thời gian luyện tập là hầu hết các ngày trong tuần (trừ những lúc mang chim đi trường). Những lúc cho chim vào tập lực thời gian bắt đầu từ 6h00 Am (đối với mùa hè). Do đặc thù mình làm ca nên những ngày nghĩ, những chú chim được tập thể lực mình sẽ cho tắm vào tầm >=14h. Sau đó đặt chim nơi thoáng mát chứ không phơi nắng thêm, khi chim đã khô ráo lông mình cho chim đi nghĩ.

Vị trí đặt lồng lực là lựa những nơi có ánh nắng chiếu nhẹ, và tốt nhất đặt 1/2 lồng có nắng. Các bạn lưu ý để vị trí cóng nước ở những nơi mát, vì những điểm nắng chiếu trực tiếp vào làm nóng nước chim không uống được dẫn đến chim khát và mất lực. Vào những ngày nắng nóng, tăng cường trái cây chứa nhiều nước nhất là cam.

Đối với lồng tập ngang, thường mình dùng phương pháp tập chim bằng cách dùng cây lùa cho chim nhảy. Trong lúc lùa nhiều chú chưa quen thường bay đáp không đúng cầu, bám vào nan lồng, các bạn dừng để chim đáp xuống cầu sau đó hẳn lùa chim nhảy ngược về cầu bên kia. Nhịp độ lùa tăng dần đến khi chim đứng há mỏ thì dừng.

Qua cách luyện tập như trên, ngoài chim được rèn thể lực, bên cạnh đó giúp chim có bộ lông ôm gọn, đồng thời cũng từ cách này mình đã chữa trị thành công các chú chim bị yếu chân, mâp…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *