YÊU CẦU ĐẶC BIỆT ĐỐI VỚI SỰ CHĂM SÓC CHIM HỌA MI

Thảo luận trong 'Vấn đề chung về Họa Mi' bắt đầu bởi ngoctuan, 25/2/18.

  1. ngoctuan

    ngoctuan Đại Bàng Bố Ban quản trị

    Tham gia ngày:
    11/9/10
    Bài viết:
    9,242
    Được thích:
    1,956
    Điểm thành tích:
    65
    Giới tính:
    Nam
    Nghề nghiệp:
    IT manager
    Nơi ở:
    Ho Chi Minh
    28377873_140044810148049_1987080458347865464_n.jpg
    Phải kiên nhẫn cùng đưa chim đi tản bộ. Mỗi ngày vài lúc sáng sớm, xách lồng chim đi dạo khoảng một tiếng đồng hồ. Bước chân của người xách lồng chim phải đều nhịp với chiếc lồng đong đưa, không nên lúc lắc mạnh lồng chim. Sau khi đi dạo xong, treo lồng chim nơi cảnh trí im vắng, có thể treo trên cành cây xanh. Chỉ để ánh sáng xuyên qua vải che lồng, chúng sẽ dần dần quen cất cao giọng hót du dương.
    Lúc treo lồng chim nơi vườn hoa, không nên treo lồng quá cao hoặc treo kế sát lồng người khác. Lồng phải treo có khoảng cách xa nhau từ 2m đến 4m để chim thoải mái biểu diễn tiếng hót của chúng. Lúc đem lồng xuống nên có tiếng xì, huýt sáo báo trước, rồi từ từ đưa lồng. Đưa chim đi và về tản bộ trên đường vẫn phải trùm áo lồng để tránh những tiếng động đột ngột làm chim hoảng loạn. Lưu ý về cách thuần dưỡng chim họa mi, chủ yếu là cần phải xách lồng đưa chúng cùng đi tản bộ! Suốt ngày nếu chỉ đặt họa mi trong nhà, chúng không bị ảnh hưởng bởi những điệu hót thánh thót khác; nên có những trường hợp nuôi chúng những 3 - 4 năm mà họa mi cũng không biết hót líu!
    Đưa chim cùng đi tản bộ là nhằm tập cho chúng hòa mình trong hoàn cảnh mới, khác với đời sống rừng núi hoanh dã. Chúng được tăng thêm sự sinh động trong hoàn cảnh sống gò bó của chiếc lồng chật hẹp và tiếp thụ khí trời thoáng mát luôn thay đổi. Nghe được nhiều loại chim hót để tạo tiếng hót của chim thêm phong phú. Chúng bình tĩnh bớt sợ sệt và từ đó tiếng hót ca trở nên tự nhiên thanh thoát.
    Đặc điểm của họa mi là rất thích cơ thể luôn được mát mẻ, sự tắm là hạnh phúc đối với chúng. Thậm chí vào đông rét mướt, chỉ cần trời dịu mát là chúng sẵn sàng xuống tắm. Thông thường mỗi ngày nên cho chúng tắm một lần. Lúc trời nóng nực có thể chúng tắm vào lúc sáng và trước khi chiều tối. Mùa đông mỗi tuần lễ chỉ cần tắm hai lần. Nước tắm chỉ cần độ ẩm 20 độ C là vừa, thích hợp cơ thể để tránh trường hợp dễ bị bịnh cảm. Tắm xong cần để chúng giũ lông sưởi ấm dưới ánh mặt trời.
    Trong thời kỳ chúng thay lông nên ngưng tắm. Lúc tắm nên cho chúng sang lồng tắm và đặt lồng vào trong thau với mực nước dân cao khoảng 1 tấc để chúng thoải mái gội rửa lông. Thời gian tắm không nên để kéo dài, dễ gây sự mỏi mệt và mất sức lực. Chim tắm là giúp cơ thể, tinh thần của chúng được hưng phấn và luôn yên tâm là người chung quanh không theo dõi; nên tâm lý chúng sẽ tự nhiên thảnh thơi trong lúc hót líu.
    Họa mi sống trong lồng, nên móng chân và mỏ càng nhọn dài, vì ít ma sát đào bới, lột vỏ tìm thức ăn như ngoài đời sống hoang dã thiên nhiên. Do đó, móng và mỏ dài làm sinh hoạt của chúng thêm trở ngại; như khi phải đậu đứng trên cầu hoặc gắp thức ăn không dễ dàng thoải mái. Ngoài ra, móng và mỏ dễ gãy, gây thương tích bàn chân và đầu bị đau đớn; nên cần phải cắt ngắn. Bằng cách giữ chúng nhẹ trong lòng bàn tay, dùng ngón tay cái, tay trỏ kẹp mỏ hoặc giữ bàn chân; dùng dao, giũa cắt đoạn thừa. Không nên cắt móng sát thịt gây thương tích máu chảy. Lưu ý cắt mỏ phải cẩn thận dùng giũa mài bớt. - Hiện tượng mỏ, móng mọc dài ra là sự phát triển sinh lý bình thường; không phải do chim bị bịnh hoặc thiếu dinh dưỡng.
    Lông chim họa mi nuôi lồng là do tự chúng chăm sóc, nếu cần làm đẹp nên giúp chúng tỉa lông. Lúc chúng xoay trở trong lồng, lông dễ gãy đứt đoạn; nếu lông đuôi bị quẹt gãy, nên dùng kéo cắt bỏ hẳn.
    Chú thích:
    (1) Lông chim họa mi màu căn bản là đen, vàng, có thể pha lẫn lợt, đậm nhiều màu: vàng, xanh, xám tro, hồng là do vùng sanh cơ của chúng. Nhưng cá biệt cũng có một số ít họa mi toàn thân màu tuyết trắng hoặc đen mướt. Nguyên nhân chủ yếu do di truyền, thứ đến là do hàm lượng dinh dưỡng trong thức ăn. - Thông thường lông chim họa mi thuần màu, nhìn có vẻ đặc biệt lạ mắt, nhưng khó đánh giá là loại chim quí báu.
    (2) Tần Thủy Hoàng nổi tiếng là vị vua thống soái về bạo lực vào hàng nhứt, nhì trong lịch sử Trung Quốc. Nhưng điều nghịch lý là chính trong cung điện của ông ngự trị không phải trang bị cung tên, đao kiếm và những hình ảnh cuồng sát, mà là, trang trí một thú chơi rất tao nhã. Rải rác đó đây trong cung ngự là những lồng chim quí được chạm trổ ngà ngọc mang những biệt danh rất đài các, quí tộc. Nơi đây qui tụ nhiều loài chim đẹp, quí, hót hay như: các loài yến hót, phụng hoàng, họa mi... Điều làm cho Tần Thủy Hoàng thích thú nhất là sát hai bên ngai rồng được trang bị hai "vệ sĩ" họa mi đầy hùng khí! Đây là hai con họa mi được các lãnh địa chư hầu triều cống trong số hàng trăm con họa mi quí. Tuy chúng phải "khép mình" trong hai chiếc lồng son, nhưng chúng luôn gầm gừ nhau bằng tiếng hót lanh lảnh, có lúc chói tai suốt ngày. Tần Thủy Hoàng luôn mỉm cười nhìn chúng đấu nhau một cách đắc chí. Có lẽ họa mi là chân dung tiêu biểu về tánh khí của Tần Thủy Hoàng!
    (3) Thú chơi chim đã được ca tụng miêu tả trong các tài liệu kinh sách nổi tiếng từ ngàn xưa qua các triều đại Trung Quốc như: Kinh Thi, Đường thi, Tống từ: như bài: "Hoàng điểu vu phi, tập vu quán mộc" trong Kinh Thi do Chu Nam và Cát Đàm biên soạn, "Yến yến vu phi, thược hạ kỳ tâm" trong Kinh Thi do Nghiệp Phong và Yến Yến biên soạn và các bài: "Nhị nguyệt Hoàng Lệ Phi thương lâm", "Nhứt hành bạch lô thương thanh thiên", "Nguyệt hắc nhan phi cao", "Minh nguyệt biệt kinh thước"...
    Đời Đường, thi sĩ Bạch cư dị làm thể thơ cổ điển, tóm lược ý như sau: "Tai rõ, trí sáng, lưỡi ngay: lời nói của chim và lời bàn bạc của người đều thông hiểu nhau"!
    (4) Chim rừng loại đấu, hót nói chung; chim trưởng thành thường nuôi riêng biệt từng lồng để chúng dể sung, tự tin phô diễn tiếng hót, múa và được tự do vẫy vùng trong "giang sơn" chiếm cứ. - Điều mà làm cho tôi vô cùng ngạc nhiên thích thú, khi lần đầu ghé vào nhà nghệ nhân Tư Cung được "đón chào" ngay bởi hai chú chim khoen vàng. Cả hai được nhốt chung trong một chiếc lồng khoen nhỏ thông thường. Chúng cùng đứng chung trên một cầu, hai đôi chân luôn đứng yên bám vào thanh cầu, hai đôi cánh vỗ quạt mạnh liên tục; hai đôi mắt tròn xoe trố nhìn thẳng vào khách và cùng há rộng mỏ kêu "cheng...cheng" inh ỏi liên tục hồi lâu. Trong khi nhà trước vắng thanh, chủ của chúng đang ở phía sau nhà. Tôi đứng khựng lại, vừa giựt mình sửng sốt, vửa "quê" trước hai con chim nhỏ tí xíu đang cất tiếng kêu báo động, sừng sộ đầu oai vệ và tự tin!
    (5) Ơở xứ ta loại côn trùng phổ biến thường chọn cho chim ăn là cào cào. Ngoài tính bổ dưỡng chất đạm, còn tạo sự tươi mát cho cơ thể chim rừng. Nhưng, trong thực tế dễ gặp 2 trở ngại; như sau:
    1 - Cào cào dễ bị bám thuốc trừ sâu; 2 - nhiễm ký sinh trùng lãi xoắn (hình dạng như sợi chỉ trắng dài và xoắn như lò xo).
    Nếu chim mắc phải một hoặc cả hai trường hợp trên dễ sanh ra hiện tượng xù lông, đờ đẫn và từ từ chết.
    Đề phòng cào cào bị nhiễm thuốc trừ sâu, bằng cách: - cào cào mua về nên thả vào thau nước lạnh, nếu có chất dầu loang ra trên mặt nước là đã bị nhiễm thuốc; nhưng cũng có trường hợp cào cào đang thụ trứng, thì cơ thể cũng tiết ra chất dầu. - Cào cào nhiễm ký sinh trùng, thường là bụng phình to ra
     

    Tung TiTan thích bài này.

Nếu chưa có nick trên chimcanhviet.vn thì dùng nick facebook bình luận nhé