Yến hót - Các loại bệnh và cách chữa trị

Thảo luận trong 'Chim yến hót' bắt đầu bởi ngoctuan, 6/8/18.

  1. ngoctuan

    ngoctuan Đại Bàng Bố Ban quản trị

    Tham gia ngày:
    11/9/10
    Bài viết:
    9,242
    Được thích:
    1,956
    Điểm thành tích:
    65
    Giới tính:
    Nam
    Nghề nghiệp:
    IT manager
    Nơi ở:
    Ho Chi Minh
    [​IMG]

    Dạo quanh các diễn đàn thì mình thấy vấn đề nan giải nhất đối với đa số người nuôi yến hót là các bệnh về chân. Biểu hiện thông thường nhất là chân bị đỏ (thấy rõ các mạch máu) nặng hơn thì bị phù và sưng tấy lên. Nguyên nhân chính là do chim ít vận động, do gien di truyền, do các ký sinh trùng như mạt, rệp, ve tấn công…, do chim bị suy dinh dưỡng, do chim đã quá già. Ban đầu ta thấy chim khi đứng hay co một chân lên. Lúc này có thể nói bệnh đã có dấu hiệu trở nặng và rất nhạy cảm với tác nhân bên ngoài. Chỉ cần bị xây xát nhỏ ở chân khi chim vận động thì lập tức chân chim sẽ sưng đỏ lên và có thể chảy máu. Nếu vết trầy xước nhỏ thì có thể trị bằng cách sát khuẩn ngay bằng thuốc sát khuẩn thông thường như cồn, oxy già….. Còn nếu vết thương đã chảy máu thì sử dụng các chế phẩm giúp cầm máu. Các bệnh này rất dễ trị vì chúng ta đều biết nguyên nhân cơ bản là do chim quá ít vận động, chế độ dinh dưỡng kém làm giảm sức đề kháng của chim, chuồng nuôi sai quy cách, vệ sinh chuồng trại kém khiến chim bay nhảy hay vướng vào nan lồng. Ở SG mình nhận thấy các loại chuồng nan lồng quá khít do chủ nuôi đặt theo yêu cầu là tránh chuột, thằn lằn chui vào phá phách nhưng làm thế sẽ khiến chân chim hay gãy móng thậm chí là cụt chân nếu mắc vào các nan. Về lâu dài chúng ta trị chuột và thằn lằn ko phải bằng cách này (sẽ giải thích thêm ở phần sau). Chim bị chân dạng này thì chuồng nuôi cần phải giữ thật sạch sẽ, phơi nắng thường xuyên và vệ sinh lồng định kỳ
    Đây là các loại ve, mạt hay tấn công yến hót và các loài finch
    Điều tiếp theo khiến các tay nuôi yến hót hay nản là các bệnh về chân do chế độ dinh dưỡng sai cách gây ra. Bệnh này là do tự bên trong cơ thể chim ko như các tác nhân ngoại cảnh như đã nói ở phần trên. Biểu hiện thì cũng vậy, phải nói là rất khó phân biệt bệnh do yếu tố bên ngoài hay bên trong gây ra vì biểu hiện chim cũng đứng co chân lên, các khớp hay ngón chân bắt đầu bị đỏ dần lên, nặng thì sưng tấy và có thể chảy máu. Nhưng nếu biết do tác nhân dinh dưỡng gây ra thì chúng ta nên tự hỏi là đã cho chim ăn những gì. Có vài bạn hiểu vấn đề này là do chim bị bệnh gout (thống phong) giống như ở người. Cách hiểu này cũng ko sai vì cơ chế gây ra bệnh cũng như biểu hiện ko khác gì bệnh gout ở người. Đó là kết quả của quá trình cơ thể thiếu vận động trầm trọng, dinh dưỡng sai cách (cung cấp một lượng quá lớn hàm lượng chất béo và đạm vào cơ thể). Cơ chế bệnh này giống như gout ở người nên tôi sẽ ko giải thích nhiều và vấn đề quan trọng hơn cả là một khi đã mắc bệnh này thì nó hay tái đi tái lại nhiều lần. Đối với căn bệnh mãn tính này thì cách duy nhất để ngăn ngừa và điều trị là điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng. Cách điều trị gout đối với yến hót là bước đầu ta cách ly chim và chỉ cho ăn thật đơn giản các loại hạt như kê, láng, mai mực và nước uống trong vài ngày. Những ngày này ta loại bỏ hoàn toàn trứng, các loại đồ ăn công nghiệp đóng gói sẵn như gold patee, red patee, các loại biscotte tự chế, các loại hạt nhiều dầu béo như mè trắng, mè đen v.v….cũng ko nên cho ăn quá nhiều kê và láng mà thay vào đó ta cho chim ăn nhiều rau. Rau chứa nhiều xơ sẽ giúp tẩy ruột chim dễ dàng hơn. ở đây tôi đề cập là rau còn các loại trái cây thì cũng nên hạn chế lại hay cắt luôn cũng chẳng sao. Tóm lại là quá trình này nên cho chim ăn vừa đủ. Nhưng như thế nào là vừa đủ. Hạt thì một muỗng cà phê/con/ngày (hơn một tý cũng ko sao). Rau nếu cho ăn xà lách ko thôi thì 2lá/con/ngày tương tự cho các loại rau khác. Nếu cho ăn nhiều loại rau thì tự cân đối sao cho lượng rau tương đương như cho ăn 2 lá xá lách (hơn cũng ko sao nhưng đừng nhiều quá vì chim sẽ ăn ko hết ). Cũng ko thể cho chim ăn quá ít vì nếu thiếu calorie thì chim sẽ rất yếu. Cái này người nuôi tư cân đối thôi và phải đảm bảo là rau sạch ko thuốc. Vấn đề định lượng này chúng ta làm tương đối thôi. Sẽ có bạn thắc mắc sao lại tương đối vì cái chúng tôi cần là con số chính xác để chữa khỏi bệnh cho chim chứ cái gì cũng tương đối thì biết đâu mà lần. Xin giải thích là ở nước ngoài họ rất hay định lượng chính xác trong chữa bệnh vì họ biết chim của mình nuôi trước giờ như thế nào. Ngay cả chuyện cho ăn rau. Mình nói là 2 lá/ngày/con ko có nghĩa ngày nào cũng chính xác là 2 lá vì có con nó ăn chỉ một lá mà thôi (tùy tình trạng bệnh ở mỗi con), khi đó ta bổ sung thêm các loại rau khác và chúng ta tự cân đối chuyện này. Ngay cả các bác sĩ, đối với mỗi loại bệnh ko phải ai cũng có cách chữa và chẩn đoán bệnh giống nhau nhưng cũng ko khác nhau hoàn toàn. Quan trọng là HIỂU VỀ BỆNH (thuộc về cơ bản) rồi từ đó gia giảm thêm bớt sao cho phù hợp. Cũng chính vì vậy người ta nói có thầy mát tay có thầy ko. Mà thầy mát tay chưa hẳn là thầy hay vì nhiều khi cứ bệnh nào cũng cho kháng sinh thì mau hết bệnh nhưng về sau thì hại vô cùng. Ở người đã thế huống chi là chim, quan trọng là biết bệnh rồi chữa chứ ko phải nhắm mắt chữa, cần phải loại bỏ yếu tố hên xui may rủi trong chuyện chữa bệnh. Rau thì cũng có năm bảy đường rau chứ ko phải loại nào cũng giống nhau. Xin chia sẻ các loại rau mình hay dùng cho chim để chữa gout, đó là những loại như xà lách, cải các loại, súp lơ, dưa leo, cà rốt, rau cần (ko biết ngoài Bắc gọi là gì)…., nếu có muốn cho ăn trái cây thì là dưa hấu, táo, nho và lê.
    Đọc tới đây cũng sẽ có người thắc mắc sao ko thấy bác này sử dụng các loại thuốc tây thuốc ta đặc hiệu nào nhỉ. Trả lời là nếu xác định chim bị gout thì làm như mình nói ở trên khoảng một hai tuần xem tình hình thế nào, nếu thấy tiến triển tốt thì ok còn nếu ko thì… tính tiếp. Hehe. Các loại thuốc tây chỉ là chữa phần ngọn của vấn đề mà thôi mà một khi chưa biết tình trạng chim như thế nào mà nóng vội dội thuốc tây thì chỉ làm tình hình thêm trầm trọng. Hên thì nó khỏi còn ko thì như ae thấy sẽ chết dần chết mòn. Ở nhà mình ko có thuốc đặc hiệu gì cả vì bản thân cũng chẳng rành các loại thuốc cho lắm nhưng quan trọng là cơ bản mình biết con chim mình từ xưa giờ là vậy nên cứ theo vậy mà làm. Nghe có vẻ vớ vẩn nhưng đó là thực tế. Chim nó vừa giống người vừa ko. Cứ đem chim áp vào người thì hỏng. Ở người khi đau quá thì người ta tiêm các loại steroid hoặc non-steroid vào cơ thể nhưng một khi cơn đau đã qua thì sẽ có phương pháp trị liệu khác làm chậm quá trình tăng sinh acid uric. Bản thân mình cũng chẳng muốn chữa bằng cách tiêm steroid vì nghĩ chim sẽ bị loãng xương, vết thương lâu lành và nguy hiểm hơn là suy giảm miễn dịch. Ở các nước họ có tiêm nhưng là các chế phẩm đặc biệt. Kinh nghiệm bản thân cho thấy con chim nào bị bệnh này mà càng uống nhiều nước thì càng mau khỏi bệnh.

    Đây là cách là vừa trị bệnh vừa phòng bệnh luôn khỏi phải tốn tiền mua thuốc. Đây chưa phải là cách duy nhất chữa bệnh này nhưng cơ bản nếu điều chỉnh một chút thì nó chẳng mấy khi ghé thăm chim nhà bạn đâu. Chỉ cần vài điều chỉnh nhỏ thôi đúng ko, quá đơn giản cho một căn bệnh khó. Xem chừng giải quyết đc chuyện này thì chuyện nuôi yến sau này sướng phải biết. Một câu hỏi nữa là tại sao nước ngoài người ta cho chim ăn rất đa dạng, đầy đủ, ngày cho ăn rất nhiều lần và có hàng ngàn chế phẩm dinh dưỡng dành cho chim nhưng sao thấy chim của họ ít bị bệnh này. Ở đâu cũng thế thôi, ko phải yến hót chứ bất kỳ sinh vật nào cho ăn thừa dưỡng chất thì cũng sinh bệnh này. Nhất là yến hót thuộc dạng chim thuần dưỡng ít vận động thì càng nhanh mắc bệnh. Bạn đừng nghĩ chim rừng thì ko bị bệnh này, cơ bản là cơ địa chim rừng khác hẳn chim thuần dưỡng mà thôi nên đa phần người ta hay làm những flight cages hay aviary lớn cho chim bay nhảy. Chỉ khi nuôi đẻ hay hót thì mới nhốt lồng nhỏ. Nếu nuôi trong lồng nhỏ chật hẹp thì cung cấp thêm đồ chơi cho chim phá. Mục đích chính là làm sao cho chim vận động càng nhiều càng tốt và cũng là cách giảm stress hiệu quả.
     

    Last edited by a moderator: 24/9/18

Nếu chưa có nick trên chimcanhviet.vn thì dùng nick facebook bình luận nhé