Tổng hợp những kinh nghiệm nuôi mèo con hữu ích nhất

Thảo luận trong 'Các loại Thú Cưng khác' bắt đầu bởi daivietseo, 18/10/17.

  1. daivietseo

    daivietseo Thành Viên

    Tham gia ngày:
    11/10/17
    Bài viết:
    68
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    8
    Giới tính:
    Nữ
    Nuôi một chú mèo con luôn là việc khó khăn, nhất là với những ai chưa có kinh nghiệm. Vậy khi nhận nuôi mèo con, bạn cần làm và cần tránh những gì? Hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé!

    1. Lựa chọn chế độ dinh dưỡng thích hợp khi nuôi mèo con


    Bước đầu tiên khi nhận nuôi một chú mèo con là bạn phải xác định được độ tuổi của chúng để lựa chọn chế độ dinh dưỡng thích hợp. Ở mỗi độ tuổi khác nhau, mèo con lại cần được chăm sóc với chế độ dinh dưỡng khác nhau để đảm bảo khỏe mạnh và phát triển bình thường. Sau khi đã nhận biết được độ tuổi của mèo con, bạn có thể lựa chọn một trong những chế độ dinh dưỡng sau đây sao cho phù hợp nhất với chúng.

    Chế độ dinh dưỡng cho mèo con dưới 6 tuần tuổi


    Những chú mèo con dưới 6 tuần tuổi là khó nuôi và khó chăm sóc nhất vì chúng còn quá nhỏ, cơ thể quá yếu và dễ mắc bệnh. Chính vì vậy nếu nhận nuôi một chú mèo con ở độ tuổi này, bạn cần đặc biệt lưu ý đến cách chăm sóc chúng nếu muốn chúng có thể lớn lên khỏe mạnh. Để nhận biết mèo con dưới 6 tuần tuổi, bạn có thể dựa vào một số đặc điểm của chúng như tròng mắt có màu xanh dương đậm hoặc xanh lục hơi đục, chỉ có răng nanh hoặc chưa có răng, không thể đứng thẳng người để đi mà còn phải bò. Khi chú mèo có những đặc điểm này, chúng sẽ cần một chế độ dinh dưỡng đặc biệt. Nếu có điều kiện, tốt nhất bạn hãy tìm mèo mẹ cho chúng bú nhờ, nhưng cần hết sức cẩn thận vì mèo mẹ có thể đạp hoặc cắn mèo con lạ đấy nhé! Có một mẹo nhỏ rất hữu ích cho bạn để mèo mẹ và mèo con của bạn hòa hợp, đó là lấy một chút nước tiểu của mèo con do mèo mẹ kia sinh và bôi lên người mèo của bạn trước khi bú nhờ, điều này sé đánh lừa mèo mẹ rằng đó là con mình và nó sẽ cho mèo của bạn bú.

    [​IMG]
    Mèo dưới 6 tuần tuổi cần được ủ ấm thường xuyên

    Trong trường hợp bạn không tìm được mèo mẹ nào để cho mèo con bú nhờ, hãy chăm sóc chúng bằng cách ủ ấm tối đa 24/7. Hãy lựa chọn khăn lông hoặc áo thun mỏng, xếp lại thành nhiều lớp và ủ ấm chú mèo của bạn trong đó. Sau đó, bạn hãy mua sữa tiệt trùng và bình sữa dành riêng cho mèo có bán ở các cửa hàng thú cưng, hâm nóng sữa và cho mèo bú hàng ngày. Bạn cũng nên mua thêm viên canxi cho mèo, tán nhuyễn và hòa vào sữa cho mèo uống để chúng nhanh cứng cáp hơn. Cứ như vậy đến khi mèo mọc răng, bạn có thể cho chúng uống thêm nước canh thịt thay sữa, nếu thấy mèo biết ăn bạn cũng không nên cho ăn quá sớm, tránh ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa sau này của chúng.

    Chế độ dinh dưỡng cho mèo con từ 6 đến 10 tuần tuổi


    Mèo con từ 6 đến 10 tuần tuổi đã cứng cáp hơn nên chế độ dinh dưỡng cũng phải thay đổi. Hầu hết mèo con ở độ tuổi này đã có răng, có thể đứng thẳng và chạy nhảy, màu mắt trong hơn nhưng màu nhạt hơn so với mèo trưởng thành. Với mèo con trên 6 tuần tuổi, bạn vẫn nên cho mèo bú ngày 2 lần tương tự như mèo dưới 6 tuần tuổi. Tuy nhiên, bạn đã có thể thêm cho chúng những món ăn khác như cơm nguyễn trộn với cá thịt, các bữa cơm và sữa nên xen kẽ nhau để chúng không bị khó tiêu hay đói bụng. Đây là giai đoạn phát triển tốt nhất của mèo, nên nếu chăm sóc mèo con tốt lớn lên chúng sẽ rất khỏe mạnh, hoạt bát .

    [​IMG]
    Từ 6 đến 10 tuần tuổi là giai đoạn phát triển tốt nhất của mèo con

    Chế độ dinh dưỡng cho mèo con từ 3 đến 6 tháng tuổi


    Mèo ở độ tuổi này đã khá lớn nên việc chăm sóc chúng cũng dễ dàng hơn. Tuy nhiên bạn vẫn nên lưu ý một số điều sau để chăm sóc mèo con tốt nhất. Khi thấy một chú mèo có màu mắt trong, răng nanh nhỏ và hơi trong thì đó chính là mèo từ 3 đến 6 tháng tuổi đấy nhé! Với những chú mèo này, bạn đã có thể giảm sữa hoặc cắt hẳn sữa của chúng, chuyển sang cho chúng ăn thức ăn khô và tập ăn các loại hạt dinh dưỡng cho thú cưng (kể cả hạt dinh dưỡng cho chó). Thành phần bữa ăn chính của mèo con lúc này sẽ là cơm và thịt cá xay nhuyễn hoặc một số đồ ăn cứng hơn, nhưng lưu ý là mèo lúc này vẫn chưa nên ăn xương để tránh ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa nhé.

    2. Kiểm tra sức khỏe và tiêm phòng cho mèo con


    Khi chú mèo con của bạn được khoảng hơn 3 tháng tuổi, bạn nên mang chúng đến các trung tâm thú y để khám sức khỏe, làm sổ y tế và tiêm phòng các mũi cần thiết. Điều này vô cùng quan trọng, vì mèo con cũng giống như trẻ em vậy, cần được tiêm phòng đầy đủ nếu không muốn chúng bị mắc những căn bệnh khó chữa sau này. Không chỉ đảm bảo sức khỏe cho mèo con, việc này còn giúp bạn yên tâm hơn khi cho mèo chơi đùa với các thành viên trong gia đình, đặc biệt là trẻ nhỏ. Nếu không tiêm phòng cẩn thận, mèo có thể mắc một số bệnh có thể lây sang người, điều này sẽ rất nguy hiểm nếu chúng vô tình cắn hay làm bị thương bạn hoặc các thành viên trong gia đình. Không chỉ vậy, sau khi tiêm phòng cho mèo xong, bạn cũng sẽ tốn ít công chăm sóc hơn vì chúng ít bệnh tật và có thể sống lâu hơn với gia đình bạn. Bạn cũng luôn phải nhớ rằng tiêm một lần không bao giờ đủ, hãy đưa chú mèo của mình đi khám thú y định kỳ và tiêm phòng nhắc lại hàng năm, như vậy mới có thể đảm bảo hiệu quả của thuốc và phát hiện sớm các vấn đề về sức khỏe của mèo bạn nhé!

    3. Hãy dạy cho mèo con biết các thói quen và quy củ giờ giấc


    Việc dạy mèo vào nề nếp là rất khó, đòi hỏi bạn bỏ nhiều thời gian và công sức, nhưng may mắn là nếu nhận nuôi mèo con dưới 6 tháng tuổi và tập nề nếp cho nó từ nhỏ thì khi mèo trưởng thành sẽ hình thành thói quen quy củ. Vậy nên nếu nhận nuôi một chú mèo con thì bạn hãy dạy chúng nề nếp ngay từ đầu, ví dụ như giờ ăn, giờ ngủ, không gian hoạt động. Điều này sẽ giúp bạn tránh được những trường hợp “khó đỡ” do sự phá phách của mèo khi chúng lớn hơn.

    Bạn nên tập cho mèo có thói quen giờ giấc, đi ngủ đúng giờ để chúng không phá đêm. Bắt đầu bằng việc xích mèo lại vào ổ để vào một giờ nhất định (ví dụ bạn muốn chúng không chạy nhảy sau 10h tối chẳng hạn), sau đó thả chúng ra vào một giờ cố định ngày hôm sau. Lặp đi lặp lại điều này nhiều lần từ khi mèo còn nhỏ sẽ giúp chúng hình thành thói quen không phá phách vào ban đêm, kể cả khi chúng không ngủ. Có thể ban đầu chú mèo của bạn có thể cáu giận, kêu hoặc cào đồ đạc xung quanh nó, nhưng đó là biểu hiện rất bình thường khi chưa quen bị “kìm hãm” như vậy, nhưng nhất định không được thả chúng ra nếu bạn không muốn phải đau đầu sau này. Động vật thường rất nhạy cảm và tinh ranh, nếu bạn thả nó ra sau một vài lần kêu hay quậy phá thì nó sẽ “phá nát” nhà bạn mỗi khi tức giận, và cách ép buộc này sẽ không thể sử dụng được nữa đâu.

    [​IMG]
    Huấn luyện thói quen giờ giấc cho mèo từ nhỏ

    Bạn cũng hãy giới hạn không gian hoạt động của mèo ở trong nhà, đừng để chúng nhảy lên nóc nhà hay ra ngoài sân quá nhiều vì điều này sẽ hình thành thói quen xấu khiến bạn không biết tìm nó ở chỗ nào mỗi khi nó ra ngoài chơi. Hãy chú ý đóng chặt các cửa và đảm bảo chú mèo vẫn đang ở trong tầm quan sát của bạn. Bạn cũng nên dạy mèo đi vệ sinh đúng chỗ, hãy làm cho nó một bồn cát và bắt nó đi vệ sinh ở đó thay vì đi lung tung trong nhà. Ban đầu sẽ hơi khó khăn khi muốn đưa nó vào khuôn khổ, nhưng sau này bạn sẽ cảm thấy vô cùng sung sướng vì không phải dọn bãi chiến trường do mèo gây ra như những người khác. Để làm điều này, hãy có cơ chế thưởng – phạt rõ ràng. Ví dụ như khi chú mèo của bạn làm tốt, hãy âu yếm, vuốt ve và khen ngợi chúng bằng một món ăn chúng thích, ngược lại khi chúng phá phách hãy phạt chúng bằng cách vỗ vào mông hoặc đầu (vừa phải thôi, đừng để chúng bị đau thật nhé) và cảnh cáo chúng bằng thái độ nghiêm khắc. Lâu dần, chú mèo con của bạn sẽ hình thành phản xạ và thói quen như bạn mong muốn.

    4. Tiếp xúc và tạo mối quan hệ thân thiết với chú mèo con của bạn


    Có thể bạn không tin, nhưng việc tiếp xúc và tạo mối quan hệ thân thiết với mèo con có thể giúp chúng phát triển nhanh và khỏe mạnh hơn. Để tạo lập mối quan hệ thân thiết với mèo, bạn cần tiếp xúc với nó thường xuyên. Ngay từ khi mới nhận nuôi mèo con, bạn nên ôm ấp, vỗ về và dùng những lời cưng nựng với chúng. Bạn cũng nên thường xuyên chơi đùa với mèo con vì điều này sẽ giúp chúng nhanh chóng gần gũi và thân thiết hơn với bạn. Càng lớn, mèo càng nhạy bén hơn với chủ và những phản ứng của chủ nên việc bạn gần gũi với chúng từ nhỏ sẽ giúp chúng không “ghét” bạn khi chẳng may bạn có thái độ không tốt với chúng.

    [​IMG]
    Tạo lập mối quan hệ thân thiết với mèo con

    Việc chơi đùa cùng mèo con cũng là một cách hữu hiệu giúp bạn tạo lập mối quan hệ với chúng nhanh chóng hơn. Khi chú mèo con của bạn cứng cáp và đã có thể chạy nhảy, bạn hãy tranh thủ chơi đùa với chúng hàng ngày, có thể là đưa cho chúng một quả bóng nhỏ hay một cuộn len, chúng có thể mải mê không chán nên việc này sẽ không làm mất quá nhiều thời gian của bạn.

    Việc nuôi mèo con vốn rất khó, nên nếu quyết định nhận nuôi một chú mèo con và mong muốn nó có thể khỏe mạnh, sống lâu cùng với bạn thì việc chăm sóc chúng hàng ngày là rất cần thiết. Tất cả những điều trên là yêu cầu tối thiểu cho một người bắt đầu nuôi mèo nên bạn cần phải cân nhắc thật kỹ, liệu bản thân có thực hiện được những điều này không. Nếu chắc chắn rằng có thể làm tốt, bạn hãy nhận nuôi mèo con, còn nếu không, hãy từ từ và đợi đến khi nào bản thân bạn chuẩn bị xong những kỹ năng cần thiết cho viêc chăm sóc thú cưng đã nhé!

    Nguồn tin tức thú cưng : https://chodocu.com/meo/tong-hop-nhung-kinh-nghiem-nuoi-meo-con-huu-ich-nhat-ar851.htm
     


Nếu chưa có nick trên chimcanhviet.vn thì dùng nick facebook bình luận nhé