Tính lịch trồng trọt theo âm lịch

Thảo luận trong 'Hội Đam Mê Bonsai' bắt đầu bởi kid.1412, 13/6/15.

  1. kid.1412

    kid.1412 Moderator

    Tham gia ngày:
    13/9/10
    Bài viết:
    280
    Được thích:
    20
    Điểm thành tích:
    18
    Chu kỳ của mặt trăng
    Mặt trăng quay 1 vòng quanh trái đất mất khoảng hơn 29 ngày. Khi trăng ở giữa mặt trời và trái đất thì ta sẽ không thấy mặt trăng vào ban đêm (trăng tàn). Khi trái đất ở giữa mặt trăng và mặt trời thì ta thấy trăng tròn.
    Do lực hấp dẫn của mặt trăng (mạnh) và mặt trời (yếu) nên nước trên các đại dương sẽ dồn về phía mặt trăng thành 1 cái “bướu” nước. Do chuyển động tự quay quanh trục của trái đất mỗi ngày 1 vòng cho nên cái bướu này cũng chạy liên tục vòng quanh trái đất mỗi ngày 1 vòng, ta gọi đó là thủy triều.
    Ta không phải nhà khoa học nên hiểu đại khái thế là được rồi. Mình đã thử tìm hiểu về triều cường, nhật triều, bán nhật triều v.v mà cuối cùng đuối quá đành thua! Quan trọng là ta xem các nhà khoa học đã rút ra kết luận gì bên dưới là được rồi, phải không bạn?

    Tuy nhiên có mấy chuyện cần phân biệt rõ ràng đối với người làm cây như sau:

    • Khi trăng tàn thì nước sẽ dâng lên cao nhất vào ban ngày, và ban đêm sẽ xuống thấp nhất.
    • Khi trăng tròn thì nước lên cao nhất vào ban đêm, ban ngày nước xuống thấp nhất.
    • Cây lá bản tổng hợp dinh dưỡng vào ban ngày, tức là ban ngày cây cần nước. Ngược lại cây lá kim chỉ dùng năng lượng mặt trời tạo thành các axit hữu cơ và tích trữ lại rồi ban đêm mới mang ra tổng hợp thành nhựa luyện, tức là chúng cần nước vào ban đêm.
    • Với hầu hết các giống cây (trừ linh sam, liễu rũ) cây phát chồi non trước khi phát rễ.
    [​IMG]

    Ứng dụng âm lịch vào trồng trọt
    Tham khảo một số đường link planting by the moon, the full moon, garden planting by the phases of the Moon ta thấy họ đều khuyên giống nhau:
    -Những cây nào thu hoạch phần trên mặt đất thì trồng trước rằm.
    -Những cây nào thu hoạch phần dưới mặt đất thì trồng sau rằm.

    Đối với người chơi bonsai, xin nhớ một vài nguyên tắc ngắn gọn như sau:

    Bón phân+ghép chồi thì làm sau rằm với tất cả các loại cây. Lúc này mức nước vào ban ngày tăng dần khiến cho việc đưa nước và dinh dưỡng lên phía trên được dễ dàng.
    Tuy nhiên trong một số việc khác thì lại có sự phân biệt cây lá kim và lá bản.

    Trồng cây lá kim.
    Nếu thay đất kết hợp tỉa sạch chồi lá thì ta phải ưu tiên phát triển chồi lá trước. Để được như vậy hãy làm trước rằm, khoảng ngày 5 là đẹp. Khi đó mức nước vào ban đêm tăng dần khiến cây dễ dàng đưa nước lên phát chồi.
    Nếu thay đất nhưng không tỉa chồi thì ta phải ưu tiên phát triển rễ. Vậy hãy trồng cây sau rằm, khoảng ngày 20 là đẹp. Lúc này mức nước vào ban đêm giảm dần khiến cho việc đưa dinh dưỡng xuống để phát rễ dễ dàng hơn.

    Trồng cây lá bản thì ngược lại.
    Nếu thay đất kết hợp tỉa sạch chồi thì làm vào ngày 20.
    Nếu thay đất không tỉa chồi thì làm vào mùng 5.

    Cuối cùng mình xin dịch lại cuốn niên lịch cho nhà nông bên Mỹ (cùng ở Bắc bán cầu giống như Việt Nam nên mình nghĩ áp dụng cho Việt Nam cũng gần đúng.) Ngày giờ ghi dưới đây là ngày dương. Trang web này chỉ cung cấp lịch 2 tháng sắp tới, nên nếu bài viết này được nhiều người thích mình sẽ cập nhật thường xuyên để mọi người tiện theo dõi.
    Tháng 6-2014:
    ngày 22-23: nên trồng cây thu hoạch củ và thay chậu.
    ngày 24-26: nên nhổ cỏ dại, cẩn thận hạt đã gieo có khả năng bị thối.
    ngày 27-28: nên trồng cà chua, đậu, ớt, ngô, bông, các loại hoa v.v nói chung là các loại mà ta sẽ thu hoạch phần bên trên mặt đất.
    ngày 29-30: nên đánh lại luống, làm sạch đất. Đừng trồng gì vào 2 ngày này.
    Tháng 7-2014:
    ngày 1-3: không nên làm gì động đến cây cả.
    ngày 4-6: nên trồng các loại sẽ thu hoạch phần trên mặt đất như đậu Hà Lan, cà chua, hoa.
    ngày 7-8: nên trồng bắp cải, rau diếp, súp lơ, mù tạt. Nên bắt đầu gieo hạt.
    ngày 9-10: gieo hạt hôm nay sẽ có năng suất thấp.
    ngày 11-12: là ngày cuối cùng trồng các loại cây thu hoạch trên mặt đất, và là ngày đầu tiên trồng các loại cây thu hoạch dưới mặt đất (cà rốt, củ cải, khoai tây)
    ngày 13-14: không nên làm gì động đến cây cả.
    ngày 15-16: ngày tốt để trồng cà rốt, củ cải, lạc (đậu phộng) và các loại cây lấy củ. Cũng tốt để trồng dưa hấu, bí, nho, dưa chuột. Ngày tốt để cấy.
    ngày 17-18: chỉ nên nhổ cỏ.
    ngày 19-21: trồng các loại cây lấy củ vào ngày này sẽ cho năng suất cao. Ngày này cũng tốt để cấy.
    ngày 22-23: nên nhổ cỏ, không nên trồng trọt gì. Ngày hôm nay hạt đã gieo dễ bị thối.
    ngày 24-26: ngày đẹp, thích hợp để trồng cây lấy củ và cấy. Cũng có thể trồng hoa.
    ngày 27-31: chỉ nên nhổ cỏ.

    Việc chọn ngày theo mặt trăng chỉ là tham khảo phụ thêm, ngoài ra còn ảnh hưởng rất nhiều bởi thời tiết nữa. Ví dụ hôm nay trời mát mà mai tivi báo mưa nhỏ 1 tuần liền thì nên thay đất trồng, bất chấp trăng tròn hay khuyết!
    Những ý kiến của mình trong bài này có chút khác biệt với bài gốc của bác Nguyễn Vũ Hưng. Nếu bạn có thể chỉ ra chỗ sai thì mình rất cám ơn.
     

    Quan tâm nhiều
    Đất Kanuma là gì
    Đất Kanuma là gì bởi dochoitre, 1/5/23 lúc 21:32

Nếu chưa có nick trên chimcanhviet.vn thì dùng nick facebook bình luận nhé