Phòng và chữa bệnh cho chim cảnh (toàn tập)

Thảo luận trong 'Kinh Nghiệm Tổng Hợp' bắt đầu bởi ngoctuan, 6/8/18.

  1. ngoctuan

    ngoctuan Đại Bàng Bố Ban quản trị

    Tham gia ngày:
    11/9/10
    Bài viết:
    9,242
    Được thích:
    1,956
    Điểm thành tích:
    65
    Giới tính:
    Nam
    Nghề nghiệp:
    IT manager
    Nơi ở:
    Ho Chi Minh
    Công việc chữa bệnh cho chim cảnh, cho đến nay ở VN ta, vẫn là những kinh nghiệm mang tính cá nhân, truyền miệng và ít được nghiên cứu một cách bài bản.
    [​IMG]

    Người nuôi chim cảnh thường rất khó khăn trước tình huống chim bệnh: không thể chẩn đoán cụ thể chim bệnh gì và cũng không biết nên dùng thuốc gì để điều trị vì hạn chế thông tin.

    Ngay cả ra cửa hàng thuốc thú y, hoặc các cơ sở thú y cũng chỉ có thể tìm được một số loại thuốc thông dụng dạng kháng sinh bao vây nhiều loại bệnh dành cho gia súc, gia cầm, chứ gần như không tìm được những liều thuốc đặc trị cho những bệnh mang tính đặc trưng của một số loài chim cảnh.

    Việc chia sẻ kinh nghiệm sử dụng thuốc chữa và phòng bệnh cho chim là rất cần thiết --> Xin mời các bạn cùng tham gia trao đổi kinh nghiệm, để có thể chăm nuôi những chú chim cảnh của chúng ta được tốt hơn.


    Nguyên tắc chung trong việc chữa bệnh cho chim cảnh:

    Các loại thuốc dành cho gia cầm đang bán trên thị trường, nhìn chung, đều có thể được xem xét để ứng dụng cho việc chữa bệnh cho chim cảnh.


    Bao gồm:

    - các loại kháng sinh phổ rộng, chữa một số bệnh thường gặp ở gia cầm (gà, vịt..) và do vậy cũng có thể xem xét ứng dụng chữa bệnh cho chim.
    - các loại thuốc đặc trị một số bệnh nhất định: như tụ huyết trùng, bạch hầu...: cũng có thể ứng dụng chữa trị khi chim cảnh bị những bệnh này.
    - các loại thuốc hỗ trợ giúp khôi phục sức khỏe sau khi gia cầm bị bệnh, hoặc giúp tăng cường sức đề kháng: cũng có thể ứng dụng với liều lượng phù hợp với chim cảnh.


    - Trong điều kiện nuôi chim cảnh chơi: phương án cho chim uống thuốc thường được sử dụng.

    - Nếu nuôi chim kinh doanh với số lượng nhiều: cần trang bị kiến thức và một số dụng cụ thú y cần thiết như ống kim tiêm, để có thể chữa trị kịp thời, tránh lây lan ra cả đàn chim nuôi.

    Nguyên tắc 1: Mỗi loại thuốc kháng sinh phổ rộng thường chỉ có khả năng đặc trị một số bệnh nhất định. Những bệnh khác (dù có quảng cáo trên bao bì thuốc) chỉ mang tính phòng ngừa, bao vây --> cần xem xét kĩ các tính năng của thuốc để ứng dụng phù hợp, chữa đúng bệnh.


    Nguyên tắc 2: Rất cần lưu í đến thể trọng của chim cảnh (thường nhỏ hơn gà vịt) để từ đó cân nhắc liều lượng sử dụng thuốc một cách hợp lí. Dùng quá liều: chim không những không khỏi bệnh mà còn có thể ngộ độc, gây những biến chứng tai hại.


    Nguyên tắc 3: Cần theo dõi sát sao diễn tiến tình trạng bệnh của chim trong quá trình sử dụng thuốc để có những nhận định, phân tích và điều chỉnh kịp thời. Chim có quá trình trao đổi chất diễn ra rất nhanh nên nếu không chú ý đến các phản ứng cơ thể của chim trước việc sử dụng thuốc thì rất khó điều trị tốt.


    Nguyên tắc 4: khi một cá thể chim bị bệnh và cần sử dụng thuốc điều trị: nên cách li chim bệnh ra khỏi khu vực nuôi các chim khác để tránh lây lan.

    Chim bị bệnh cần được nhốt nuôi ở nơi yên tĩnh, ấm áp, cung cấp đầy đủ thức ăn, nước uống cho chim. Nếu khí hậu đang lạnh thì cần trùm áo lồng và thậm chí cần sưởi ấm riêng cho chim.
    Chỉ khi chim hồi phục hoàn toàn mới đưa trở lại vào chuồng chung hoặc đưa về khu vực nuôi chung nhiều chim khác.


    Nguyên tắc 5: các bệnh hô hấp, tiêu hóa rất dễ lây lan.

    Khi phát hiện một cá thể chim bị bệnh: ngoài việc cách li tập trung chữa bệnh cho cá thể đó, cần theo dõi thật kĩ các cá thể còn lại để kịp thời phát hiện và ngăn chặn việc lây bệnh.
    Với các chuồng nuôi tập thể có phát hiện ra chim bệnh: nên sử dụng thuốc phòng bệnh cho tất cả các cá thể còn lại trong chuồng.


    Nguyên tắc 6:

    - Hậu quả của thức ăn, nước uống bẩn thường là các bệnh về đường tiêu hóa
    - Hậu quả của khí hậu lạnh, gió lùa thường là các bệnh về đường hô hấp
    - Hậu quả của chuồng trại bẩn không được vệ sinh dọn rửa thường là các bệnh về rận mạt, kí sinh trùng trên lông chim, các bệnh về ghẻ ngứa, nổi trái (nổi đậu)


    --> cùng với việc phát hiện và chữa bệnh: cần xử lí các nguyên nhân gây ra bệnh bằng cách theo dõi chất lượng thức ăn, nước uống, tình hình thời tiết khí hậu và vệ sinh, khử trùng nơi nuôi chim một cách hợp lí.


    I - Các Loại Thuốc (Medicine) cho Chim

    1. Bênh ký sinh trùng :
    Chim bị giun sán sống ký sinh ở đường ruột. Chim kém ăn,ốm, khát nước, xù lông, xệ cánh, đi phân lỏng có mùi hôi không màu. Cách chữa :
    - 1- 2 mg Pipérazine hoặc 2mg bột trái cau già ( cau ăn trầu );
    - 15ml nước pha đường 25% ;
    Cho chim uống liên tục trong 2 ngày ( liều trên dùng trong 1 ngày ).


    2. Bệnh tiêu chảy do E.coli :

    Do chim đề kháng kém, dư đạm, béo, tiêu hóa không hết tạo cho chủng E.coli gây bệnh tiêu chảy, phân thay đổi màu. Cách chữa :
    - 1 – 2 mg Ampicilin;
    - 15ml nước pha đường 25%;
    Cho chim uống liên tục trong 3 ngày .

    3. Bệnh tụ huyết trùng ( vi khuẩn ):
    Chim cứ rũ, lim rim, khó thở, chân co rút, đi phân chảy có nhớt và màu xanh. Cách chữa :
    - 1 – 2 mg Streptomycine hay Kanamycine hoặc Teramycine;
    - 15ml nước pha đường 25%;
    Cho chim uống liên tục trong 4 ngày .


    4. Bệnh do vi rút :

    Chim bệnh thường rút cổ, ngủ gục, bỏ ăn, khó thở, sút cân nhanh, run rẩy, đi phân lỏng, trắng, dính xung quanh hậu môn. Cách chữa :
    - Chủng ngừa bằng vaccin;
    - Điều trị bằng vitamin hoặc mật ong pha loãng dùng cho tới khi chim hết bệnh.


    5. Bệnh do bị “ Sốc “ :

    Chim phản ứng với bất kỳ lý do nào bằng việc đi phân lỏng, nhưng sức khỏe trông như bình thường. Điều trị bằng cách đưa chim trở lại tinh thần ổn định và bồi dưỡng cho chim sẽ hết bệnh mà không phải dùng thuốc, như dùng thêm sữa, đường, mật ong .


    Ghi nhớ :

    - Việc sử dụng thuốc khánh sinh đều cẩn trọng về liều lượng và theo dõi kỹ lưỡng, tránh bị phạm thuốc hay quá liều.
    - Khi cho chim uống thuốc để ý chim có uống không, nếu không chim sẽ chết khát.
    - Vài lần khuấy thuốc bị lắng đọng ở đáy cóng.
    - Nếu cho chim uống hết thuốc thì cho thêm nước tuyệt đối không để thiếu nước.
    - Cho chim ăn bình thường, không cho ăn trái cây xanh, chua hoặc giảm chất đạm, béo như bột có nhiều trứng để chim sớm bình phục.
    - Tách chim bệnh nuôi riêng ra nếu ở lồng tập thể để tránh lây lan qua chim khỏe mạnh.
    - Làm vệ sinh lồng và khu vực nuôi chim.
    - Cho các chim khỏe mạnh còn lại uống liều thuốc phòng ngừa .


    Vitaplus

    Thuốc bổ sung các loại Vitamin, khoáng, chất điện giải
    Thuốc đầy đủ các loại Vitamin A, D3, B1, B2, B3, B6, B12, trong đó có Vitamin E giúp lông chim óng mượt


    II - Thiếu Vitamin A Ở Chim Cảnh

    Thiếu Vitamin A xảy ra khi bạn chỉ cho chim ăn các loại hạt, chế độ ăn kém dinh dưỡng.

    Thiếu vitamin A làm cho chim yếu đi, dễ bị nhiễm vi khuẩn, vi rút, hoặc các bệnh nhiễm trùng nấm hơn. Chứng bệnh này nếu như không được điều trị kịp thời có thể gây nguy hại đến tính mạng người bạn lông vũ yêu quý của bạn.


    Vitamin A là một trong những vitamin hòa tan trong chất béo. Đó là chất chống ôxy hóa, giúp phát triển và phục hồi mô và quan trọng đối với việc thực hiện chức năng riêng của mắt, thính giác, da, xương, và màng nhầy. Nó được tìm thấy trong nhiều loại rau quả, nhưng không đuợc tìm thấy trong nhiều loại hạt. Chứng thiếu Vitamin A dễ dàng ngăn chặn được ở các loài chim làm bạn với người nếu cho chúng ăn rau và quả có hàm lượng Vitamin A cao.


    Những bệnh do thiếu vitamin A gây ra:

    Vitamin A có tác động mạnh nhất lên các mô xếp thành hàng trên ống hô hấp, tiêu hóa, và sinh dục. Khi chế độ ăn chứa hàm lượng thấp hoặc thiếu Vitamin A, những tế bào này chịu sự thay đổi làm ngăn chặn quá trình bài tiết chất nhầy, do đó phá hủy hàng rào bảo vệ thiết yếu để chống vi khuẩn xâm nhập. Khi đó các vi sinh vật có thể xâm nhập vào cơ thể, và bắt đầu sinh sôi nảy nở. Hậu quả cuối cùng phụ thuộc vào hệ nào trong cơ thể bị ảnh hưởng nhiều nhất. Thông thường, đó là hệ hô hấp.


    Nhìn bề ngoài, người ta sẽ thường thấy những đốm hoặc “mảng” nhỏ màu trắng trong miệng và trên lưỡi. Tiến trình nhiễm trùng và các mảng này bắt đầu sưng lên và xuất hiện áp xe, cuối cùng trở nên rất đau làm chim không ăn được. Tùy theo những mảng đó trở nên to như thế nào, các mảng bị áp xe này có thể làm tắc nghẽn khoang hình phễu lỗ mũi sau. Quá trình này dẫn đến việc thở khó hoặc thở há miệng – một điều gì đó mà bạn không hề muốn thấy ở chim.


    Tiếp sau đó sẽ là chứng chảy mủ nhiều ở mũi và sưng thật to quanh mắt, cũng là hậu quả của việc tắc nghẽn khoang hình phễu lỗ mũi sau. Chỗ sưng tấy sẽ đạt đến điểm mà chim sẽ không thể nuốt thức ăn đuợc nữa, ngăn không cho bất kỳ dinh dưỡng nào vào đến cơ thể. Từ đây, các vi sinh vật di chuyển khắp cơ thể và gây hậu quả mang tính tàn phá.


    Các loại thực phẩm giàu Vitamin A


    Các dấu hiệu khác:

    Triệu chứng thay đổi theo thứ tự từ rõ ràng đến không rõ ràng và bao gồm bất kỳ triệu chứng nào trong các triệu chứng sau đây: hắt hơi, chảy mủ ở mũi, thở khò khè, bị mảng bám hoặc nghẹt mũi, ngủ lịm, suy nhược, tiêu chảy, trứng dính lại với nhau và sinh khó, lắc đuôi, không muốn ăn, gầy mòn (mất trọng lượng rất nhiều), màu lông kém sắc, mắt sưng to, chảy mủ ở mắt, thở há miệng, hơi thở có mùi hôi, các đốm trắng hoặc “nhớt” xuất hiện ở miệng.

    Hầu hết các triệu chứng này gợi ý rằng chú chim của bạn rất ốm và cần được chăm sóc ngay lập tức. Các dấu hiệu này không phát triển đột ngột, nhưng xảy ra qua tiến trình nhiều tuần đến nhiều tháng.


    Cách điều trị:

    Cần bổ sung Vitamin A ngay lập tức. Các phương pháp điều trị khác tùy theo hệ nào bị ảnh hưởng. Vì vấn đề chủ yếu và chứng bệnh đe dọa nhiều nhất thường là nhiễm trùng không quan trọng bằng thiếu Vitamin A, nên bệnh nhiễm trùng cũng phải được điều trị ngay và điều trị một cách triệt để. Nếu được chẩn đoán và điều trị sớm, bệnh của chim thường có thể được chữa khỏi mà không cần tác động lâu dài. Quá trình điều trị thường gồm một khoảng thời gian nhập viện, vì chim cần được chăm sóc y khoa chuyên môn. Bác sĩ thú y của bạn có thể dùng một lò ấp trứng hoặc ống phun, và chim cũng có thể cần được cho ăn bằng ống và được tiêm thuốc.


    Cách ngăn ngừa bệnh:

    Nói chung, hầu hết các loài chim nên được cho ăn với một chế độ ăn gồm 65-80% thực phẩm được chế biến theo công thức: 15-30% rau và phần còn lại là quả và hạt. Một số loài có nhu cầu dinh dưỡng riêng, vì thế hãy chắc chắn hỏi ý kiến bác sĩ thú y của bạn.


    Bài viết của Tiến sĩ Foster và Smith

    Nguồn peteducation.com
    Đào Thu dịch


    III - Cách phòng chữa các bệnh thường gặp cho chim cảnh:

    1. Mùa xuân là mùa chim cảnh dễ bị nhiễm bệnh
    Có nhiều loại chim do “nóng trong” nên phát bệnh. Nếu gặp trường hợp này, ta có thể hái mầm liễu (ngọn liễu non) cho các loại chim ăn ngũ cốc và ăn tạp ăn, hay bắt nhện cho chim ăn sâu ăn để “hạ hoả” cho chim; cũng có thể giảm bớt khẩu phần thức ăn có mỡ và nhiều chất béo, đồng thời mỗi tuần cho chim uống một lần berberin (lấy 1/4 viên berberin tức khoảng 1g hoà với nước) cũng có thể làm cho chim đỡ nóng hơn. Ngoài ra, vào mùa hè, ngoài việc chăm sóc vệ sinh chuồng, thức ăn, nước uống và chống muỗi cắn cho chim, chúng ta cũng nên thường xuyên cho các loại chim, chẳng hạn như chim ăn ngũ cốc ăn rau răng ngựa (hay còn gọi là cỏ sống đời), kê tươi và ngô tươi, cho chim ăn sâu, ăn nhện, dế, ve.vv… Với cách này ta cũng có thể tăng cường được sức đề kháng cho chim.


    2. Cách chữa viêm tuyến nhờn ở chim.

    Phần dưới đuôi chim có 1 tuyến nhờn là nơi tiết ra chất dịch giúp chim làm mượt lông vũ. Tuyến này của chim bị thương, bị nhiễm trùng hay chim bị cảm nắng, cảm lạnh… đều là những nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm tuyến nhờn ở chim. Những con chim mắc phải bệnh này thường tỏ ra mệt mỏi, lông vũ tả tơi, biếng ăn, tuyến nhờn đỏ tấy sưng mủ. Khi phát hiện thấy chim mắc bệnh, ta có thể chữa bằng cách sau :
    - Dùng cồn iốt khử trùng tuyến nhờn.
    - Dùng kim đã khử trùng đâm thủng tuyến nhờn, dùng tay bóp cho mủ ra hết (bóp khi nào thấy máu tươi là được)
    - Bôi cồn iốt một lần nữa vào chỗ đau của chim.
    Sau khi làm động tác trên, tránh nơi quá nóng hoặc quá lạnh, cho chim ăn có chất bổ, sau một thời gian chim sẽ khỏi bệnh.


    3. Chữa các bệnh về chân cho chim.

    Chim nuôi trong lồng chân thường dễ bị vật cứng nhọn cứa vào hoặc bị côn trùng cắn rồi nhiễm trùng, mưng mủ, sưng tấy, nếu nghiêm trọng có thể dẫn đến hoại thư xương. Để ngăn chặn và phòng chống những bệnh này cho chim, ta nên thường xuyên khử trùng chuồng, đồng thời kiểm tra loại bỏ các vật cứng nhọn. Nếu chẳng may chim bị mắc bệnh, chúng ta phải dùng dao sắc đã được khử trùng lấy mủ ra, tiếp đó dùng nước muối sinh lý (hay còn gọi là muối đẳng trương) hoặc dùng dung dịch thuốc tím 0.1% (pemăngganat kali) rửa sạch vết đau, sau cùng bôi cồn iốt và thuốc chống nhiễm trùng lên là được.


    4. Diệt ký sinh trùng làm hại chim.

    Ký sinh trùng làm hại chim thường rất nhỏ, chúng bám vào lông và da chim, ăn dần lông, da và thậm chí hút cả máu chim. Để đề phòng chống ký sinh trùng cho chim, việc quan trọng nhất là ta phải thường xuyên giữ cho lồng chim được sạch sẽ, khô ráo, đồng thời phát hiện sớm nếu chim bị ký sinh trùng xâm nhập hoặc có rận. Khi làm vệ sinh lồng chim, ta có thể nhúng lồng qua nước sôi già. Đối với những chim bị ký sinh trùng, ta dùng nước pha với vài giọt dầu hoả (dầu tây) tắm cho chim, đồng thời dùng bột băng phiến 20% rắc vào lông chim (phải xoa nhẹ lông chim để bột thấm sâu phía trong). Làm như vậy ta có thể diệt được ký sinh trùng làm hại chim.


    5. Phòng chống béo phì ở chim.

    Chim nhốt trong lồng thời gian dài ít vận động lại ăn nhiều đồ ăn có mỡ, có nhiều chất đạm nên dễ dẫn đến chứng béo phì. Mắc chứng này, chim trở nên chậm chạp, không hay nhảy nhót, đột ngột chết do lâu ngày không vận động. Để tránh tính trạng trên, ta nên cho chim ăn một cách có khoa học. Đồng thời thường xuyên giúp chim vận động và cố gắng kéo dài thời gian hoạt động cho chim.


    6.Chữa viêm dạ dày cho chim.

    Chim ăn phải thức ăn để lâu ngày, hay uống nước bẩn đều có thể dẫn đến viêm dạ dày. Khi bị bệnh, lông chim tả tơi, thân hình gầy gò, thường tỏ ra ủ rũ, phân dính đặc có màu vàng trắng, mùi hôi. Nếu không chữa kịp thời chim sẽ chết. Bởi vậy để phòng cho chim khỏi bị viêm dạ dày, chúng ta phải thường xuyên chú ý giữ đồ ăn, thức uống của chim sạch sẽ. Với những con chim bị bệnh cần nhốt chúng vào những nơi ấm áp ít gió, mỗi ngày cho uống 0.2 đến 1mg thuốc kiết lị hoà với nước đường. Cho chim uống liền trong 3 ngày. Ngoài ra, ta còn có thể cho vừa lượng bột than gỗ trộn vào thức ăn để bột than hút bớt chất độc trong dạ dày chim.


    7. Chữa cảm và viêm phổi cho chim.

    Khí hậu thay đổi đột ngột hoặc sau khi tắm xong phải gió lạnh, chim nuôi trong lồng rất dễ bị cảm, ta thường thấy chúng lông vũ tả tơi, thở khò khè, ăn yếu dần, nước mũi chảy ra, có lúc toàn thân run rẩy. Số lượng tử vong do bị cảm và viêm phổi ở chim thường rất cao. Ta có thể chữa cho chim theo cách sau :
    - Kịp thời đưa chim vào nơi kín gió, ấm áp nhưng thoáng đoãng để tĩnh dưỡng.
    - Dùng bông thấm với dầu thầu dầu lau nước mũi cho chim.
    Hoà nước đường (đường trắng) cho chim uống, đồng thời mỗi ngày cho chim uống 2 lần 2-3 mg thuốc têtaxilin.
    Sưu tầm Tien Nguyen
     

    Quan tâm nhiều
    Bài viết mới
    minhkhoi2004 thích bài này.

Nếu chưa có nick trên chimcanhviet.vn thì dùng nick facebook bình luận nhé