Nuôi dưỡng và chăm sóc Cá đĩa

Thảo luận trong 'Cá Đĩa - Discus' bắt đầu bởi kid.1412, 16/4/14.

  1. kid.1412

    kid.1412 Moderator

    Tham gia ngày:
    13/9/10
    Bài viết:
    280
    Được thích:
    20
    Điểm thành tích:
    18
    Bài viết này dựa trên 1 số kinh nghiệm đúc kết được của cá nhân tôi sau 1 thời gian dài ăn cá đĩa, ngủ cá đĩa [​IMG] , nhằm mục đích cung cấp cho những người thích nuôi cá đĩa nhưng chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc chăm sóc và nuôi dưỡng cá đĩa một số thông tin và kinh nghiệm cơ bản nhất để tham khảo. Lời văn không phải của dân chuyên nghiệp nên mong mọi người thông cảm!

    Cá đĩa, tên gọi quốc tế là DISCUS, là 1 loài cá đẹp nếu không muốn nói là rất đẹp trong số các loài cá nước ngọt do tính đa dạng trong màu sắc của chúng. Đặc biệt loài này đã được con người thuần dưỡng và lai tạo trong điều kiện nhân tạo nên đã phát huy tối đa đặc tính đa dạng mầu sắc đó. Trong thiên nhiên, cá đĩa phân bố nhiều ở các vùng sông suối có khí hậu nhiệt đới như Nam Mỹ, Châu Phi, Châu Á. Chúng có đặc biệt nhiều tại lưu vực sông Amazon ở Trung và Nam Mỹ. Tuy nhiên, cá đĩa tự nhiên có kích thước và màu sắc không sặc sỡ, đa dạng như được nuôi nhân tạo. Ngoài tự nhiên, kích thước tối đa mà chúng đạt được thường từ 15 - 18 cm (tuỳ loài và tuỳ khu vực sinh trưởng) trong khi cá đĩa được con người thuần dưỡng, chăm sóc có thể đạt kích thước 20 - 22 cm hoặc hơn.
    Tuy nhiên, với cá có kích thước 12-13 cm thì đã được coi là cá trưởng thành rồi và có một vẻ đẹp lộng lẫy cũng như có 1 gía trị kinh tế rất cao. Giá trung bình của một đôi cá đĩa trên thị trường VN với kích cỡ là cá trưởng thành khoảng 300 - 500 K tuỳ chủng loại, cá biệt có loài giá hàng triệu đồng một đôi (ở Miền Nam giá mềm hơn 1 chút do thời tiết thích hợp và nuôi sinh sản được). Còn ở nước ngoài, đặc biệt là các nước châu Âu và Mỹ, giá rất cao, khoảng từ 60 đến vài trăm USD /1 con. Chính vì lý do đó nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường VN vì hiện tại các trung tâm sản xuất cá đĩa tại miền Nam đã bắt đầu xuất khẩu được ra thị trường nước ngoài. Hiện nay, con người đã lai tạo được rất nhiều chủng loại cá đĩa có mầu sắc vô cùng phong phú và hấp dẫn. Hiện ở miền nam VN đã lai tạo và sản xuất được khá nhiều chủng loại cá đĩa đẹp được đánh giá cao trên thế giới như cá đĩa Bồ câu đỏ, xanh đức, xanh nước biển (miền nam gọi là đĩa Lam A, Lam [​IMG], đĩa bông cúc, da rắn đỏ .v.v.
    Tuy vậy, ngành cá cảnh VN vẫn chưa thể so sánh được với các trung tâm sản xuất cá cảnh lớn nổi tiếng thế giới như Thái Lan, Indonesia, Hong Kong, Nam Mỹ .v.v. nơi đã lai tạo được hàng trăm chủng loại cá đĩa quí hiếm khác nhau với giá cả cùng vô cùng "hiếm". Nhưng bù lại, chúng ta lại có ưu điểm là giá rẻ, dễ nuôi nên được thị trường chấp nhận.
    Một số chủng loại đang thông dụng trên thị trường để pà con tham khảo:

    Đĩa đỏ Malboro
    [​IMG]
    Loại này khá đắt, nhưng cũng xắt ra miếng các pác nhỉ [​IMG]

    Đĩa bồ câu: Loại này tương đối thông dụng và giá mềm
    [​IMG]

    Đỏ Da rắn, một loài đĩa đỏ bồ câu đã được lai tạo đẹp
    [​IMG]

    Da rắn vân đỏ, loài đĩa được lai tạo từ đĩa vân xanh
    [​IMG]

    Đĩa xanh đức, đĩa lam.
    [​IMG]

    Đĩa vân xanh thường
    [​IMG]

    Đĩa nâu
    [​IMG]

    Các thông tin chung nhất cho những người chưa hiểu nhiều về loài cá này và hướng dẫn cơ bản cách chăm sóc như: Nguồn nước, độ pH, ánh sáng, lọc nước, phân biệt giới tính, chế độ dinh dưỡng cơ bản, ... thì đã có bài viết trước đây trong diễn đàn giới thiệu, ai chưa biết có thể tham khảo trong bài Cá Đĩa, phần cá nước ngọt.
    Bài viết này tập trung chủ yếu và đi sâu hơn vào các cách lựa chọn, chăm sóc, nuôi dưỡng và chữa trị một số loại bệnh thông thường của cá.

    CÁCH LỰA CHỌN CÁ NUÔI

    Việc lựa chọn được những con cá khoẻ mạnh, không bệnh tật khi mua ở cửa hàng là một điều rất quan trọng trong quá trình nuôi dưỡng bởi vì nó quyết định đến 90% sự phát triển thể chất và mầu sắc sau này của con cá của bạn. Tất nhiên, trừ trường hợp bạn sắm ngay 1 con cá đã trưởng thành hoặc đã nghỉ hưu [​IMG]) thì không phải lo lắng lắm về điều này. Tuy nhiên, với trường hợp như vậy, vẫn cần 1 sự tinh ý quan sát nhất định để chọn mua được 1 con cá khoẻ mạnh, như vậy mới đảm bảo sau khi về với bể nhà bạn, con cá mới không bị ốm, chết và giữ được mầu sắc vốn có của nó.
    Nhưng như một số anh em trong diễn đàn đã chia sẻ, cái thú chơi cá cảnh không hẳn chỉ giới hạn là bạn đang sở hữu 1 con vật giá trị bao nhiêu mà người chơi cá còn có 1 cái thú riêng, đó là được tự tay chăm sóc và hàng ngày theo dõi cái thành quả lao động đó của mình với con vật mình yêu quí. Các bạn có đồng ý với quan điểm này không? Tôi thì chỉ thích nuôi cá bé rồi đợi nó lớn thôi, để thử lòng kiên nhẫn mà [​IMG]).
    Với những người mới nuôi loại cá này, thì việc nhận biết một con cá khoẻ mạnh ngay ở cửa hàng là điều rất khó. Tôi có một số kinh nghiệm sau đây:

    1) Độ tuổi và mầu sắc của cá:

    Với những người có ý định nuôi dưỡng cá nhỏ, hãy nên mua cá trong khoảng từ 4-6 tháng tuổi, tức là lúc đó chúng có đường kính thân (kể cả vây) được khoảng 6-7 cm. Đây là giai đoạn cá còn đang phát triển rất nhanh về kích thước, thể trạng khá khoẻ mạnh và có thể chịu được một vài cú sốc ban đầu khi thay đổi môi trường nước, nhiệt độ, thức ăn .v.v. ; Các bạn nên nhớ rằng khi nuôi dưỡng ở nhà chúng ta, cá sẽ không thể có được 1 điều kiện chăm sóc lý tưởng để phát triển tối đa do thiếu sự ổn định về môi trường sống (lười thay nước chẳng hạn hoặc sự giảm nhiệt độ trong mùa đông ở các tỉnh miền Bắc), do thiếu đa dạng trong nguồn dinh dưỡng ... vì vậy, nếu chọn mua cá quá non tuổi, chúng sẽ rất khó khăn trong việc phát triển sau này. Kiểu như mình vẫn nói "Yếu mà cứ đòi ra gió ấy mà " [​IMG])
    Con bồ câu này của mình mới được 6 tháng tuổi, chưa lên mầu nhưng đã đạt 8cm rồi.
    [​IMG]

    Còn con này 4,5 tháng, mới khoảng 6cm
    [​IMG]


    Với những con cá khoẻ, không bị còi thì ở kích thước như vậy chúng chưa thể có được mầu sắc sặc sỡ của cá trưởng thành. Vậy nên con cá nào ở kích thước như vậy đã có mầu sắc sặc sỡ, đậm nét thì rất có thể là cá đã già tuổi nhưng bị còi cọc. Chúng ta không nên chọn loại này vì chỉ đẹp được trước mắt, chứ nuôi mãi cũng khó mà to lên được. Ngoài ra, cũng cần kể đến trường hợp hiện nay các trung tâm nuôi dưỡng và sản xuất cá đĩa cung cấp cho thị trường thường trước khi xuất hàng ra thị trường 1 tháng thì cho cá ăn các loại thức ăn kích thích mầu sắc hoặc có các thủ thuật nhuộm mầu làm con cá có mầu sắc đẹp, nổi bật nhưng không phù hợp với mầu sắc thật sự tương ứng với độ tuổi của cá. Những trường hợp này, người nuôi sẽ rất dễ bị thất vọng vì thấy càng nuôi, càng thấy mầu sắc cá của mình nhạt bớt đi. Bản chất hiện tượng này sẽ được trình bày ở phần sau (chăm sóc cá đĩa).
    Có 1 cách khác là có thể căn cứ vào đường kính mắt cá to hay bé để đoán tuổi cá, nhưng cách này càng khó hơn, đòi hỏi bạn phải là người rất nhiều kinh nghiệm và có thâm niên trong nghề [​IMG].

    2) Quan sát dáng vẻ cá:

    - Con cá khoẻ mạnh sẽ có biểu hiện nhanh nhẹn, hoạt bát và luôn bơi chậm rãi, khoan thai và thường thích bơi ở tầm nước trung (giữa bể), vây luôn căng, mầu không bị sẫm đen, không nổi nhiều sọc ở mình. Tránh không chọn những con có biểu hiện cụp vây, mầu sẫm và nép sát đáy bể hoặc nép sát các góc bể vì đó là những con cá đang có dấu hiệu bị bệnh hoặc ốm.
    - Mình cá phải càng dầy càng tốt, chú ý phần bụng cá phải luôn căng vừa phải chứ không bị lép: Có những con do bị nhiễm sán hoặc bị hỏng đường ruột nên không thể tiêu hoá được nhiều thức ăn, do đó bụng cá luôn không có nhiều thức ăn, lâu ngày 2 lớp da dính sát vào nhau nhìn mỏng dính. Những con cá này rất khó nuôi lớn đạt kích thước 12cm trở lên được.
    - Vây trên dưới của cá phải phát triển đều cả 2 phía và hình dáng phải có hình tròn mới là cá đẹp và khoẻ. Thông thường cá đĩa khi phát triển tốt thì mình cá sẽ tròn, trừ loài cá Xanh đức là có dáng hơi dài, vì vậy nếu thấy con cá nào có mình hơi dài thì cũng không nên chọn.

    3) Thử cho ăn mồi:

    - Nên bảo chủ cửa hàng cho mồi vào bể để thử phản xạ ăn mồi của cá. Với những con khoẻ mạnh, nếu đang ở độ tuổi đã nói ở trên sẽ rất háu ăn và những con khoẻ nhất đàn sẽ tranh ăn của những con khác rất mãnh liệt, ta nên chọn những con đó.
    - Chú ý rằng: cá đĩa rất hay đớp mồi ngậm trong miệng nhưng lại nhả ra, vì vậy cá được đánh giá là khoẻ khi chúng ăn mồi thật sự chứ không phun hết thức ăn ra ngoài.
    Theo: carongvietnam.com
     

  2. lolipethn

    lolipethn Thành viên Mới

    Tham gia ngày:
    28/4/14
    Bài viết:
    4
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    cá đĩa nuôi k khó chỉ cần có nhiệt độ ổn định thì cá khỏe re

    và với các loại màu trắng vàng đỏ thì hạn chế bật đèn vì sẽ xuất hiện đốm tiêu đen , các loại khác thì nuôi bt thôi

    do nhiệt độ sống của cá ấm nên k phù hợp lắm với các hồ thủy sinh vì cây ưa lạnh

    nếu các bạn cần hỏi gì về loài này cứ pm mình , mình giờ k bán nữa nhưng vẫn nhớ kiến thức về nó mà hi hi , tham gia cho vui thôi
     
    Last edited by a moderator: 16/10/16
  3. heobaroi

    heobaroi Thành viên Mới

    Tham gia ngày:
    15/10/16
    Bài viết:
    3
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    3
    Giới tính:
    Nữ
    Nghề nghiệp:
    Kinh DOanh
    Nơi ở:
    Quận 2, Hồ Chí Minh
    Côi vậy chứ cũng ko dễ, lúc trước em nuôi một bày cá con, mà không biết sao chết hết. Nhìn thấy mà tội
     
  4. thang296

    thang296 Thành viên Mới

    Tham gia ngày:
    23/1/16
    Bài viết:
    5
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    1
    Giới tính:
    Nam
    nuôi cá này kỳ công quá
     
    ngoctuan thích bài này.
  5. heobaroi

    heobaroi Thành viên Mới

    Tham gia ngày:
    15/10/16
    Bài viết:
    3
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    3
    Giới tính:
    Nữ
    Nghề nghiệp:
    Kinh DOanh
    Nơi ở:
    Quận 2, Hồ Chí Minh
    Phải chăm sóc kỹ lưỡng lắm, chứ không dễ chết lắm. Mà khi lớn, nhìn đúng là tuyệt vời.
     
    ngoctuan thích bài này.

Nếu chưa có nick trên chimcanhviet.vn thì dùng nick facebook bình luận nhé