Những kiến thức cơ bản về cá La Hán

Thảo luận trong 'Cá La Hán' bắt đầu bởi anhdenday, 16/4/14.

  1. anhdenday

    anhdenday Moderator

    Tham gia ngày:
    19/9/10
    Bài viết:
    80
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    16
    Sưu tầm trích dẫn từ website trại cá Minh Tiến
    Theo dòng lịch sử
    Cá La Hán xuất hiện lần đầu ở thị trường cá cảnh Malaysia vào khoảng giữa của thập kỷ 1990-2000. Ban đầu, người ta muốn khám phá bí quyết lai tạo cá hồng két (red parrot) của người Đài Loan nên mới đem một số loài cichlid thuần chủng của châu Mỹ lai tạo với nhau với thành phần chủ yếu bao gồm Midas (Amphilophus citrinellus), Trimac hay Three-spot (Amphilophus trimaculatus),
    Red-terror (Cichlasoma festae), Red-head (Vieja synspilus) và cả cá hồng két nữa nhưng thực tế chỉ có nhà lai tạo mới biết đích xác những thành phần lai tạo còn không thì chỉ là phỏng đoán mà thôi. Kết quả ra sao chắc các bạn đã rõ, người ta không thể lai tạo được cá hồng két như dự tính lúc ban đầu, mà lại cho ra đời cá La Hán. Loại cá lai này mang một số đặc điểm của các loài thuần chủng kể trên nhưng nổi bật nhất là cái đầu to và hàng chấm đen trên thân mình, và chúng đã nhanh chóng tạo ra một trào lưu nuôi cá lan rộng trên toàn thế giới!
    Về tên gọi, do các nhà lai tạo đã tập trung vào việc tạo ra các cá thể có đầu to gù như đầu của các vị La Hán nên người ta mới lấy tên các vị này mà đặt tên cho cá. Còn các tên Hoa La Hán hay flowerhorn có lẽ ám chỉ đến hàng chấm đen chạy dọc theo mình cá trông giống như một nhánh hoa trong các bức tranh thủy mặc
    Về hình dáng, cá La Hán thời kỳ đầu có hình dáng tương tự với loài Trimac (bụng đỏ, mắt đỏ, có chấm trên đầu và thân, miệng móm) nhưng loài này lại có dạng đầu đặc trưng là đầu "xương" cho nên tôi tin là những cá thể La Hán đầu "hơi" được di truyền từ loài Midas. Midas (còn gọi là mojarras hay flamingo) được giới chơi cichlid Âu Mỹ nuôi làm cảnh mấy chục năm nay rồi và họ đã tuyển chọn được rất nhiều cá thể có đầu to đến mức không thể tin nổi, do đó không có lý do gì mà người ta lại không lấy chúng làm "chất liệu" cho việc lai tạo nên cá La Hán.
    Về chấm đen, các chấm đen sắp thành một hàng liên tục trên thân cá là một dạng hình thái đặc biệt của Trimac bởi vì một cá Trimac điển hình, như tên gọi của nó, chỉ có ba chấm mà thôi. Còn một dạng hình thái đặc biệt khác của Trimac lại không có chấm đen nào trên thân do mất khả năng tổng hợp hắc sắc tố, phần da bị khiếm khuyết sắc tố thường có màu vàng. Đặc điểm này khi di truyền cho cá La Hán lại mang ý nghĩa khác hẳn; chẳng hạn cá La Hán nếu chỉ có 3 chấm hoặc các chấm chỉ kéo đến giữa thân thì bị xếp vào loại "chất lượng kém". Còn dạng không có chấm nào do khiếm khuyết sắc tố thì được gọi là Hoàng Kim làm người ta lầm tưởng rằng đó là một loại La Hán khác. Có trường hợp vài cá thể La Hán trong cùng một bầy khi trưởng thành tự nhiên "lột" xác thành Hoàng Kim làm cho người nuôi cá bối rối.
    Các chấm đen đôi khi dính liền với nhau thành một vệt liên tục, đấy là một sự phát triển thái quá mà nhiều người không thích vì nó chiếm quá nhiều diện tích trên thân cá và làm cho màu sắc của cá bị "tối" đi. Một số cá thể có chấm đen phát triển lên phía trên gần vây lưng gọi là "hoa đôi" (double flowering hay double-row); hay xuất hiện ngay dưới viền mắt gọi là "lệ rồng" (dragon ‘s tear). Đặc biệt, cá có các chấm đen hình ký tự tiếng Hoa hay tiếng Ả Rập mang ý nghĩa tốt đẹp, được xem là điều mang lại may mắn cho người nuôi
    Có lẽ, ở vào một thời điểm nào đó lúc ban đầu, một số nhà lai tạo cố tình lai tạo cá La Hán với các đặc điểm đặc trưng kể trên dù cũng có vài ngoại lệ như Hoàng Kim, hay là dạng La Hán có thân cực ngắn giống như Hồng Két nhưng không được thị trường ưa chuộng lắm. Mặt khác khi có thêm nhiều nhà lai tạo tham gia vào thị trường lai tạo này thì cùng với thời gian, nhiều dạng cá La Hán mới nối tiếp nhau ra đời như Trân Châu, Kim Hoa, Khỉ đỏ, Kamfa…mà một số trong chúng có rất ít chấm đen hay không hề có chấm đen nào. Vảy trân châu cũng có thể xuất hiện trên toàn thân cá chớ không giới hạn ở vùng xung quanh chấm đen. Đến đây thì đành chịu không thể đoán được cá La Hán có quan hệ với loài thuần chủng nào vì có hàng trăm loài cichlid ở Trung Mỹ có châu, nó là đặc điểm rất phổ biến và cũng chính vì nó mà người ta yêu thích cichlid và nuôi chúng làm cảnh. Chỉ có thể nói rằng, một số Kamfa có châu tương tự như loài Texas (Herichthys carpintis) và các thế hệ về sau có màu sắc và hình dáng tương tự như các loài ở chi Vieja mà thôi. Ngày nay người ta chỉ nói nhiều về đầu hay có thêm châu thì càng tốt mà hầu như bỏ qua tiêu chí về chấm đen; hay nói cách khác, không có một chuẩn mực nào cho cá La Hán cả, chỉ có cá La Hán đẹp hay không đẹp mà thôi; mà cái đẹp thì lại tùy thuộc vào con mắt của mỗi người.
    Phong trào nuôi cá La Hán lên đến đỉnh điểm vào năm 2003 khi một con cá La Hán có thể bán ra thị trường Singapore với giá nhiều ngàn đô la kéo theo rất nhiều người đầu tư vào thị trường siêu lợi nhuận này. Kết quả là "cung" có quá nhiều so với "cầu" của thị trường làm cho nhiều nhà đầu tư bị phá sản và "sản phẩm" bị tống ra hệ thống kênh rạch ở Malaysia gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái ở đó.
    Dù đây là một bước lùi nhưng nó không có nghĩa là phong trào sẽ đi xuống mà chỉ là lời cảnh báo trước những cuồng nhiệt thái quá vượt lên trên giá trị thực sự của cá La Hán. Thực tế, phong trào vẫn đang phát triển một cách mạnh mẽ về cả về bề rộng lẫn bề sâu; bằng chứng là cái tên "cá La Hán" đã trở nên quen thuộc trên cửa miệng của nhiều người và có rất nhiều gia đình đặt hồ nuôi cá La Hán ở những nơi trang trọng như phòng khách. Chưa từng có loài cá cảnh nào mà sức hấp dẫn lại mạnh mẽ và lan tỏa đến như vậy. Tất nhiên là những con cá xuất sắc vẫn có giá "trên trời" nhưng với một vài trăm ngàn bạn vẫn có thể sở hữu được một chú cá cũng kha khá rồi.
    Ngày nay, cá La Hán hiện diện ở khắp nơi trong vùng Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam và châu Á như Trung Quốc và Nhật Bản. Cá La Hán cũng xuất hiện ở cả châu Âu và châu Mỹ, nhất là trong các cộng đồng người châu Á sống ở đó. Người ta nuôi cá này vì nhiều lý do mà một trong số đó là "phong thủy", sẽ giải thích rõ ở phần sau.
    Chơi cá lắm công phu, nếu bạ chỉ là tay chơi vì cá đẹp hì ko bàn rồi nếu bạn có chút di tâm thì nên tin đi. Đúng hiện nay là thời của Hoa La Hán rồi, nhưng nó chỉ lên xuống, chưa ổn định lắm. Hầu như thiên hạ đang chạy theo thị trường thôi.
    Các giống la hán ra đời rất nhiều từ, Kim hoa, Rồng Xanh, Đỏ, RS, Kim Mã Lưu....Big Head và thậm chí có trang web nước ngoài bảo đã tạo ra giống La Hán Hòn Ngọc Viễn Đông và có 1 số anh em trong nước liên hệ mua....... nhưng sao giờ ko thấy tin tức về ụ việc này. Hay chỉ là scandan của ai đó muốn làm cho La Hán thống trị sao.
    Dù sao ai yêu thích la hán thì cũng có điểm riêng của nó.
    Tôi yêu la hán vì tôi mơ sẽ làm giàu từ La Hán, tạo ra giống mới.
    Vẻ đẹp và cá tính hoang dại của nó nhất là bọn RS.
    Tuy nhiên tôi chưa mơ hết giấc mơ, chỉ mới có thể sở hữu phân nữa thôi. hì.
    Nếu bài viết này mà cho các Dân người Hoa chắc họ thích và tin lắm chứ. Chắc họ tin thế nên nhà nào bên TQ cũng có Kim Long, La Hán,... nên giàu thế, qua Việt Nam đầu tư KCN quá trời
    Vài vấn đề về hành vi
    Cá La Hán được biết như là loài rất dữ tợn; khi trưởng thành, chúng phải được nhốt riêng rẽ từng con vì nếu không chúng sẽ cắn nhau cho đến chết. Cá La Hán không chỉ dữ tợn với đồng loại mà còn với tất cả các loài khác thả chung hồ. Loài duy nhất mà tôi thấy có thể chống chọi với cá La Hán là cá chùi kiếng vì có lớp da dày như áo giáp; vậy mà đôi khi cũng bị cắn rách vây hay thậm chí bị cắn chết. Có phải bạn đã từng thấy cá La Hán dù đã no vẫn đuổi theo và cắn chết cá mồi mà không thèm ăn? Nhiều người chơi cá, nhất là những người thích nuôi nhiều loài cá khác nhau trong cùng một hồ rất dị ứng với điều này. Thực ra, mọi vấn đề đều có nguyên nhân của nó. Các loài thuần chủng lai tạo ra La Hán là các giống cichlid lớn ở Trung Mỹ; chúng có bản năng xác định vùng lãnh thổ riêng mà thông thường là một vùng có bán kính 2 mét kể từ tổ. Ngoài tự nhiên, sự hung dữ này dường như là điều cần thiết để bảo vệ bày cá con và các đối tượng bị đe dọa chỉ cần bỏ chạy ra xa khỏi vùng lãnh thổ của chúng thì sẽ được an toàn. Điều này là không thể đáp ứng được trong môi trường nuôi dưỡng nhân tạo; cho nên những hành động "bạo lực" mà chúng ta thường thấy nên được hiểu là hành vi xác định và bảo vệ vùng lãnh thổ hơn là "sự tàn bạo bẩm sinh" như nhiều người thường nghĩ.
    Về việc làm tổ, cá La Hán cũng giống như các loài cichlid đẻ trứng mặt đáy; cá bố mẹ đào sẵn một cái tổ dưới đáy hồ sau đó đẻ trứng lên giá thể gần đó. Khi cá con mới nở và chưa thể bơi được, cá bố mẹ sẽ dời chúng vào tổ để tiện việc chăm sóc và bảo vệ. Các cá thể đực khi trưởng thành, sau khi xác định vùng lãnh thổ như đã nói ở trên, sẽ đào tổ ngay giữa vùng lãnh thổ của nó. Nhiều người thả sỏi màu vào hồ, bảo là để cho cá La Hán chơi đùa, đẩy tới đẩy lui cho vui mắt. Không phải vậy, chúng thực hiện công việc đào bới một cách rất nghiêm túc, không phải chỉ làm cho vui đâu. Bạn có thấy con cá La Hán nào tươi cười khi làm việc này chưa? Nếu để chúng mặc sức đào thỏa thích thì tổ có thể sâu đến cả nửa mét mà không có hồ cảnh nào có thể đáp ứng nổi vì vậy trong môi trường nuôi dưỡng nhân tạo chúng ta thường thấy chúng đào tới đào lui hoài, hôm nay góc này, mai góc khác kết quả là nền hồ sẽ bị xáo trộn hoàn toàn, và nếu có trồng cây cảnh thì sẽ chúng bị tróc gốc hết. Dù chúng ta có xắp xếp bố cục đến thế nào thì cũng chỉ mất công mà thôi. Có người cho rằng bởi vì khi đào xuống đụng mặt kiếng, cá La Hán chưa cảm thấy thỏa mãn nên sẽ tiếp đục đào ngang ra phá nền hồ, nếu đáy hồ được dán một lớp mút sẫm màu để giả lập nền đất cứng như ngoài thiên nhiên thì cá sẽ chấp nhận cái tổ đó và không đào nữa. Theo kinh nghiệm của tôi thì chúng ta nên xếp đá lớn để tạo địa hình, kế tiếp xếp sỏi cỡ ngón tay cái để làm nền, sau cùng là đổ sỏi nhỏ như loại trồng hồ rong; với cái nền này thì khi cá đào xuống đụng đến lớp sỏi cỡ ngón tay thì chúng sẽ dừng lại. Mỗi khi thay nước, chúng ta có thể dùng ống siphon để làm vệ sinh đáy hồ. Trước đây thì rất khó nhưng bây giờ chúng ta có thể mua ống siphon ngoài các tiệm cá cảnh, giá rẻ thôi, xài cũng tạm được.
    Bố trí nền hồ cá, bố cục theo phong cách Hà Lan, đáy nền càng vô sâu càng cao dần để góc nhìn của người quan sát được nâng lên một cách tối đa.
    Bây giờ chúng ta bàn đến một vấn đề có liên quan đến hành vi của cá La Hán mà rất ít người quan tâm, đó là làm sao để nuôi nhiều cá La Hán chung một hồ với nhau. Câu trả lời mà chúng ta thường nghe nhất, đó là nên nuôi cá chung với nhau từ khi chúng còn nhỏ để chúng quen dần với sự hiện diện và sự tiếp xúc của đồng loại. Kế đó là hồ cá phải có kích thước thiệt lớn và tránh không nên bố trí địa hình đặc biệt vì nó kích thích bản năng xác định vùng lãnh thổ nơi cá. Hồ cá kích thước lớn lại có một lợi điểm là cá sẽ rất mau lớn, bạn nên nhớ rằng "hồ lớn thì cá lớn". Bí quyết mà tôi muốn chia xẻ với các bạn ở đây, đó là các bạn nên nuôi thật nhiều cá; điều này thoạt nghe có vẻ khó chấp nhận vì nuôi quá
    Nhà ở bình thường có lẽ không đủ diện tích để xây hồ lớn như vậy hoặc nếu có thì cũng không cân xứng. Theo tôi thì những hồ lớn cỡ cả căn phòng chỉ phù hợp với các khu công viên hay tụ điểm vui chơi giải trí. Hãy tưởng tượng một hồ nuôi đầy La Hán sẽ đem lại cho bạn nhiều thích thú như thế nào khi chiêm ngưỡng bầy chỉ là hình thức biểu hiện bề ngoài mà thôi. Thực ra, các cá thể đực khi cạnh tranh với nhau sẽ tiết ra nhiều hormon và trở nên rất hung dữ, kết quả là đầu con nào con nấy to đùng. Vậy tại sao chúng lại không đánh nhau tán loạn cả hồ? Và đây là câu trả lời, bởi vì có quá nhiều đối thủ cạnh tranh, một cá thể sẽ không thể chỉ tập trung vào một mục đích cố định nào đó được. Nếu bạn vớt chỉ hai con đực rồi bỏ vào hồ riêng, chúng sẽ ngay lập tức đánh nhau cho đến chết.
    Tui cũng vậy đó, có quá nhiều đối thủ, đành ôm lu mà chạy cho rùi, he he. Vậy hé! Để coi, kỳ tới chúng ta sẽ bàn về một vấn đề khác đó là cá mồi, các bạn từng nghe qua chưa?

    CÁ MỒI

    Cá mồi ở đây được hiểu theo nghĩa "dẫn dụ" chứ không phải là mồi để ăn. Cá mồi được thả vào hồ nuôi để đem lại cảm giác an toàn cho cá La Hán và giúp chúng vượt qua sự nhút nhát. Sự nhút nhát là bản năng sinh tồn ở hầu hết các loài bởi vì loài nào cũng có kẻ thù đe dọa. Nếu như các loài cichlid tổ tiên của cá La Hán có là loài cá lớn nhất trên địa bàn sinh sống tự nhiên của chúng thì vẫn bị những loài ăn thịt lớn hơn đe dọa chẳng hạn như cá sấu, rắn, các loài chim săn mồi, báo và cả rái cá nữa; đó là chưa kể đến trong quá trình sinh trưởng, chúng có thể bị ăn thịt bởi bất cứ cá thể nào có kích thước lớn hơn! Có phải tôi từng nói rằng tính hung dữ hay dạn dĩ cũng là hành vi của cá La Hán, như vậy thì nó có mâu thuẫn với tính nhút nhát kể trên hay không? Thực ra, cá có cơ chế "đánh giá" về môi trường, một khi nó xác định môi trường là an toàn, thân thiện thì nó sẽ bộc lộ sự tự tin, dạn dĩ; bằng không, nó sẽ để bản năng sinh tồn dẫn dắt. Để dễ hiểu, tôi ví dụ bạn lấy con cá La Hán hung dữ nhất mà bạn có, con cá vẫn thường phùng mang trợn mắt mỗi khi bạn đến gần, rồi đem bỏ vào hồ có mấy con cá sấu dài cỡ 2 mét (ở Suối Tiên đó). Tôi tin là nó sẽ nhanh chóng đánh giá được "tình hình thực tế" và áp dụng ngay bài "tẩu vi là thượng sách", he he. Như vậy một khi bạn thấy cá La Hán của bạn trở nên nhút nhát thì đó có nghĩa là bản năng sinh tồn của chúng đang trỗi dậy; điều mà bạn cần làm là quan sát và cải thiện các điều kiện nuôi dưỡng bao gồm chất lượng nước, chế độ dinh dưỡng, ánh sáng, môi trường…
    Vấn đề mà chúng ta thường gặp nhất, đó là cá La Hán trở nên nhút nhát khi môi trường sinh sống thay đổi; chẳng hạn, cá mua ngoài tiệm rất dạn dĩ nhưng khi bắt về nhà một thời gian lại trở nên rất nhút nhát. Bạn đã gặp trường hợp này chưa? Điều gì đã xảy ra vậy? Xin trả lời là cá ngoài tiệm đã quen với môi trường náo nhiệt và trở nên dạn dĩ; sự hiện diện của bạn trước hồ nuôi cá cũng không phải là một sự thay đổi đáng kể gì so với khung cảnh xung quanh nhưng khi bạn bắt cá về nhà nuôi thì lại khác; một khi cá đã quen với sự yên tĩnh rồi thì sự xuất hiện của bạn là một sự thay đổi đáng kể đối với môi trường xung quanh và nó trở nên lo lắng với sự xuất hiện này, với biểu hiện màu sắc lợt lạt, lẩn trốn sau các vật dụng trong hồ như máy bơm, tảng đá, san hô và nếu không có chỗ nào để trốn thì nó cũng nép dúm dụm ở một góc hồ…Thông thường, các biểu hiện này mất đi một khi cá đã quen với hồ hoặc khi nó trưởng thành. Tôi cũng nghe có người tập cho cá quen với sự hiện diện của người bằng cách cho tay vào hồ, để yên thật lâu hoặc chơi với cá…thật là những người có tâm hồn, he he. Tôi xin giới thiệu cho bạn một lựa chọn khác nữa, đó là bỏ cá mồi vào hồ nuôi La Hán.
    Sự hiện diện của cá mồi, như mục đích của nó, làm giảm sự lo lắng và đem lại cảm giác an toàn cho cá La Hán. Giống như nhiều loài khác, cá La Hán có khả năng đánh giá độ an toàn của môi trường dựa trên sự phản ứng và thái độ của các loài khác cùng sống trong hồ. Cá mồi phải là các loài có khả năng lẩn trốn thật nhanh hoặc là các loài sống theo bầy đàn. Loại cá có khả năng lẩn trốn nhanh có thể chọn cá sặt đồng, cá chim trắng hay "silver dollar" (hình như tôi thấy ngoài tiệm có bán nhưng kô rõ gọi là gì). Loại cá sống theo bầy đàn có thể chọn cá châm, cá chép nhỏ, cá bảy màu…chúng thường bơi tụm lại với nhau như là một cách để chống lại kẻ săn mồi, vì cá La Hán sẽ không biết tập trung vào cá thể nào để săn đuổi cả! Khi nuôi chung với cá dữ như cá La Hán, cá mồi để hết tâm trí vào việc đề phòng kẻ thù trước mắt mà rất ít quan tâm đến sự hiện diện của chúng ta. Thái độ dửng dưng này, đến lượt nó, lại có tác động tích cực lên cá La Hán và giúp chúng dạn dĩ hơn. Tất nhiên cá mồi phải là loại rẻ tiền vì sớm muộn rồi chúng cũng sẽ bị "hao hụt" vì vậy tôi không khuyến khích các bạn mua loại cá ne-on, cá cầu vồng hay hồng kim đắt tiền làm cá mồi đâu nhé. Tôi cũng thấy cá chùi kiếng không thể dùng làm cá mồi vì chúng rất nhát, mỗi khi tôi lại gần hồ thì chúng chạy cuống cuồng tông cả vào cá La Hán là khác.
    Loài cá mồi giỏi lẩn tránh chỉ có tác dụng trong trường hợp hồ lớn, đủ không gian cho chúng bơi nếu không thì chúng sẽ bị cắn chết rất nhanh; nhưng mà hầu hết những người nuôi cá La Hán chúng ta đều có khuynh hướng ngăn hồ để nuôi được nhiều cá hơn, vì vậy, cá nhân tôi thấy loài cá sống theo bầy đàn nhất là cá châm là thích hợp hơn cả. Bạn chỉ thấy cá La Hán cắn chết cá chép mà không ăn chứ đâu thấy nó làm vậy với cá châm; bởi vì cá châm vừa miếng quá mà, "đâu nỡ" nhả ra làm gì, hả?. Và nếu vậy thì cá mồi bây giờ trở về đúng với ý nghĩa ban đầu của nó, tức là "thức ăn", bạn chỉ cần nhớ một điều, nên cho ăn dư dư một chút, hé.
    Loại cá mồi kích thước lớn còn có một tác dụng khác là kích thích cho cá La Hán sinh sản! Bởi vì, ngoài cảm giác an toàn mà nó mang lại cho cá La Hán, nó còn là đối tượng để cho cặp cá "trút" sự hung dữ trong thời kỳ sinh sản của chúng. Bởi vậy, nếu cá của bạn mãi mà vẫn chưa chịu đẻ, bạn hãy thử thả một hai chú cá sặt đồng cỡ hai ngón tay hay vài chú cá chim trắng đôi khi cũng có bán ngoài tiệm, vào hồ nhé. Chúc bạn thành công!
    Sưu tần trên Internet
     

  2. thobeo

    thobeo Thành viên Mới

    Tham gia ngày:
    14/5/14
    Bài viết:
    6
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Mình cũng mới tập chơi cá la hán và bài viết rất hữu ích, thanks nhìu nhìu
     

Nếu chưa có nick trên chimcanhviet.vn thì dùng nick facebook bình luận nhé