Những bệnh ở chân hoa mi

Thảo luận trong 'Vấn đề chung về Họa Mi' bắt đầu bởi ngoctuan, 6/5/18.

  1. ngoctuan

    ngoctuan Đại Bàng Bố Ban quản trị

    Tham gia ngày:
    11/9/10
    Bài viết:
    9,242
    Được thích:
    1,956
    Điểm thành tích:
    65
    Giới tính:
    Nam
    Nghề nghiệp:
    IT manager
    Nơi ở:
    Ho Chi Minh
    06-5-2018
    Bài dành cho các bạn mới chơi chim họa mi
    Bài 5 (tiếp)
    Tiết IV
    BỆNH VỀ CHÂN CHIM

    Về chân chim nếu chúng ta nuôi đúng kỹ thuật và giữ vệ sinh tốt rất ít có bệnh. Tuy nhiên nếu nuôi họa mi mà để thiếu chất và thiếu vệ sinh sẽ gặp khá nhiều rắc rối. Ngoài ra còn những nguyên nhân thương tích do lực cơ học gây ra như gãy móng, gãy ống chân rất khó giải quyết...Sau đây chúng ta xét một số trường hợp cụ thể nhé.
    1- Bệnh sưng đầu ngón chân
    Nguyên nhân: Bệnh này thường có hai nguyên nhân. Một là chim bị bênh nấm kẽ chân, gãi ngứa rồi bội nhiễm. Hai là do nhiễm khuẩn vì điệu kiện sống thiếu vệ sinh
    Triệu chứng: Chim bị bệnh này thường thấy đầu ngón chân chim tấy đỏ, nặng thì có mủ, sưng như nửa hạt đậu xanh. Chim rất đau đớn, có thể biếng ăn, bỏ hót và xù lông.
    Điều trị: Chuẩn bị một lồng thật sạch và đảm bảo khô ráo để làm nơi ở mới cho chim.
    - Lùa chim sang lồng tắm hoặc cốp nhỏ rồi bắt ra
    - Rửa sạch chân chim bằng cồn Metannol 70o .
    - Ngâm chân chim vào nước muối sinh lý 3 đên 5 phút
    - Nếu đầu ngón chân có mủ phải lấy mũi kim hoặc mảnh dao tem chích hêt mủ ra rồi rửa lại bằng nước muối sinh lý (ko rửa bằng cồn để tránh chim bị chảy máu nhiều)
    - Dùng bột Clorocid trộn với mỡ Clorocid – H bôi vào tất cả các đầu ngón chân cho chim
    - Bôi một lớp mỡ Clorocid – H mỏng lên cầu đứng của chim rồi thả chim vào lồng.
    - Trong thời gian điều trị nên kiêng tắm cho chim để vết thương không bị nước làm bội nhiễm nhưng phải đảm bảo ngày nào cũng dọn chuồng, lông thật sạch
    Nếu làm đúng và đầy đủ các bước như vậy, chỉ sau 3 đến 5 ngày là chim khỏi bệnh, lâu nhất cũng chỉ một tuần.
    Sau đó chú ý cho chim ăn đủ chất là ổn.

    2- Nấm kẽ ngón chân
    Nguyên nhân: Chim bị bệnh này là do nhiễm một số loại nấm và vi nấm ký sinh trong các kẽ móng chân và kẽ cổ chân của chim.
    Triệu chứng: Chim không bị sưng chân nhưng luôn ngứa, lấy mỏ gãi, mổ nhẹ vào gốc các móng chân và gãi cổ chân. Có thể bỏ hót và xuống lửa.
    Điều Trị : Trước hết cũng cần chuẩn bị cho chim một lồng khác sạch sẽ và khô ráo.
    - Lùa chim sang hộc hoặc lồng tắm rồi bắt ra rửa sạch chân chim bằng nước muối sinh lý.
    Bôi lên chân chim những loại thuốc mỡ chống nấm như nhóm azole ( gồm miconazole, ketoconazole hoặc clotrimazole) và nhóm allylamine (terbinafine, naftifine). Phần lớn các trường hợp bị nấm da đều đáp ứng tốt với các loại thuốc bôi tại chỗ này. Thuốc có thể mua tại các nhà thuốc với tên biệt dược là nirozal. Cũng có thể dùng loại ketoconazol: Đây là thuốc chống nấm tổng hợp có tác dụng chống nấm, diệt được các loại nấm như Trichophyton, Candida, Blastomyces dermatitidis,...Một đợt điều trị thường mất 1 tuần đến 10 ngày là ổn rồi. Sau đó cho chim ăn uống tốt và giữ vệ sinh sạch sẽ là OK.
    3- Gãy móng, tuột móng
    Trong quá trình chăm nuôi và chơi chim, chúng ta thường gặp những sự cố chim gãy móng, tuột móng. Rất nhiều bạn gửi câu hỏi đến cho tôi, băn khoăn xung quanh vấn đề chim có mọc lại móng không, móng mọc lại có đẹp như cũ không?
    Thực ra đây không phải là bệnh, mà chủ yếu do những sự cố có tính cơ học gây ra.
    Gãy móng là một phần, hoặc toàn bộ một móng chân chim bị tách rời khỏi ngón chân do tác động cơ học nào đó như chuột cắn, mèo vồ, mắc nan lồng do móng quá dài nên gãy...Trường hợp này nếu thấy chân chim chảy máu hãy dừng tắm cho chim 3 đến 5 ngày, không để chân chim nhúng nước, tránh nhiễm trùng là được, không cần can thiệp thuốc men hay băng bó gì cả. Nếu phần gãy không ảnh hưởng tới lõi móng, một thời gian sau nó mọc lại như cũ. Nếu gãy cả lõi thì móng đó không mọc lại nữa.
    Tuột móng là toàn bộ phần vỏ kitin (sừng móng) rời khỏi ngón chân chim nhưng phần lõi vẫn nguyên vẹn. Nguyên nhân chủ yếu là mắc nan lồng và móng có độ cong lớn, chim cố giãy giụa nên tuột móng ra. Những chim chơi chiến cũng tuột móng rất nhiều trong quá trình chúng đấu nhau. Trường hợp này cũng không cần thuốc men gì cả. Chỉ kiêng tắm ít ngày, lõi móng khô đi là được. Lõi móng sẽ hóa già nhanh chóng và hình thành một lớp sừng mới nhưng không dày và đẹp như móng cũ được, thường là nhỏ hơn móng cũ rất nhiều và độ bóng kém móng cũ.
    Để đề phòng với hai trường hợp rủi ro trên, cần phải hết sức nhẹ nhàng với con chim, đồng thời cần quan sát thấy móng chim dài quá, ta nên chủ động làm các biện pháp mài móng, cắt móng cho chim. Chú ý không để mèo chuột quấy phá làm chim hoảng loạn nhảy lung tung gây tổn thương đến móng.

    4- Gãy cẳng chân
    Gãy cẳng chân là gãy ngang phần xương ống chân của chim, thông thường gãy hở (rất ít trường hợp gãy kín vì chim nhảy nhiều). Khi gãy vết thương hở bao giờ cũng kèm theo chảy máu nên chim sẽ suy kiệt sau vài ba ngày rồi chết.
    Trên thực tế Nhiều người muốn chữa trị nhưng rất khó. Vì chim nhảy nhót, không thể thực hiện băng bó hay lẹp bất động chỗ xương gãy cho nó được.
    Về mặt lý thuyết thì sự cố này là hoàn toàn có thể giải quyết được với những điều kiện sau.
    - Chim đã thuần nũa, có thể cầm bắt trên tay nó vẫn mổ ăn được.
    - Người làm công việc điều trị và hộ lý phải vô cùng kiên nhẫn chăm chỉ và biết cách băng bó chân chim.
    Tiến hành như sau:
    - Bắt chim cho vào một bí tất thủng đầu. Chỗ thủng của đầu bí tất chỉ vừa đủ để đầu con chim thò ra là được. Thân chim được khống chế trong bí tất, không giãy được. Phần chân chim thò ra phiá sau.
    - Rắc thuốc bột Clorocid vào vết thương, nắn cho các đầu xương nằm thẳng hàng với nhau, không được xô lệch, chồng chéo. Không dùng bông y tế, mà dùng một miếng mus mỏng và sạch bó quanh ống chân chim rồi cố định lại bằng băng dính y tế. Nếu giữ cho chim không giãy đạp, không tuột băng trong 30 đến 35 ngày thì việc điệu trị thành công đến trên 90%. Trong thời gian đó, ta phải hộ lý cho chim ăn uống, vệ sinh...thật cẩn thận. Bản thân tôi cách đây không lâu đã từng băng cho một con chim, sau ba tuần nó đứng được trở lại, nhảy nhót linh hoạt nhưng hơi tập tễnh khi cho thoát khỏi bí tất và rất hoảng sợ, luôn bù đầu. Đặt nơi yên tĩnh hơn mười ngày sau chim hoạt động hoàn toàn binh thường. (xem ảnh và Clip dưới)
    Trong trường hợp này phải lưu ý 2 việc:
    + Chống nhiễm trùng vết thương
    + Giữ cho chim không giãy đạp làm chệch mối nối.
    Tiết này còn một phần nữa là giải quyết U bã đậu ở chân chim, hôm sau chúng ta trao đổi tiếp nhé.
    Không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền. Chúc cả nhà họa mi có một mùa chơi chim thắng lợi rầm rộ.
    510123F3-64A8-49B5-BABF-D86EBE131E19.jpeg 77BDA529-F794-41DA-9AC9-2F4CCFEF19FD.jpeg 425A955F-6AE2-48FA-9F86-4728A3973447.jpeg E67075AE-CBAA-468D-8C39-E237B82DEB79.jpeg
    Atpic Lâm Kiệt
     


Nếu chưa có nick trên chimcanhviet.vn thì dùng nick facebook bình luận nhé