Kỹ năng sống sót khi đi phượt trong rừng

Thảo luận trong 'Học Sống' bắt đầu bởi ngoctuan, 14/5/18.

  1. ngoctuan

    ngoctuan Đại Bàng Bố Ban quản trị

    Tham gia ngày:
    11/9/10
    Bài viết:
    9,242
    Được thích:
    1,956
    Điểm thành tích:
    65
    Giới tính:
    Nam
    Nghề nghiệp:
    IT manager
    Nơi ở:
    Ho Chi Minh
    Chuyện đi Phượt, đi rừng và Ofroad:
    Thú vui không dành cho trẻ em mẫu giáo và suy nghĩ của học sinh tiểu học!

    Lần trước tôi viết mấy bài này cũng bị mấy bạn húng chó lao vào chửi...nhưng lần này vẫn viết lại để bớt người chết oan, lạc rồi lại làm phiền người khác!

    Gần đây, phong trào đi Phượt, đi rừng được lan truyền rộng rãi. Nó bắt nguồn từ một vài bạn trẻ có đam mê chinh phục thử thách, sau đó lan toả và trở thành một phong trào mà bất cứ ai cũng có thể tham gia và dần dà nó trở thành một món sinh hoạt và kinh doanh của một vài cá nhân, tổ chức nào đó.
    Nhiều chuyện vui buồn đã xảy ra, thiệt hại đôi khi bằng nhiều cú ngã, trầy xước và thậm chí mất cả mạng sống vì thú vui.

    Hôm trước có thông tin về một bạn bị mất mạng trên đường phượt, điều tôi tìm hiểu và ngạc nhiên là cả nhóm họ đi cùng, và chỉ mới quen nhau vài ngày, có người còn chưa biết cả tên.
    Hôm qua thôi, lại một bạn đi lạc, giờ vẫn chưa được tìm thấy.

    Cũng giống như các chuyến đi tôi từng tổ chức và tham gia, Phượt rừng, đèo núi nó cũng nguy hiểm như vậy. Việc một chiếc xe offoad bị lật ngã, rơi xuống vực là tình huống hiếm nhưng không tránh khỏi và vẫn thường xảy ra, nhưng mỗi người sẽ có kinh nghiệm cũng như bản lĩnh khác nhau để đối diện và xử lý.

    Phượt và Offroad, nó không dành cho tuổi trẻ bồng bột, húng chó, thể hiện và sỹ diện. Nó tiềm ẩn nhiều nguy cơ và chỉ được giảm dần tuỳ thuộc vào sự đoàn kết, hiểu nhau, chia sẻ cũng như sự hướng dẫn và am hiểu môi trường xung quanh của tất cả mọi thành viên. Trước đây tôi có nghe các bạn đi cung Tà Năng - Phan Dũng. Nhiều bạn về kể trong niềm háo hức: Đi vui lắm, lúc qua suốt suýt bị chết đuối...may mà... Lúc đó tôi chỉ im lặng và trong đầu nghĩ thầm: "Đm ngu thế sao không chết mịa đi cho nó bớt chật đất!. Ở các trò chơi mạo hiểm không dành cho những đứa ngu chấp nhận câu " Suýt chết". Nó chỉ tồn tại hai từ " An toàn" và " Chết người". Nghĩ là bạn chỉ được phép làm điều gì đó khi biết chắc nó an toàn cho chính bản thân bạn và không ảnh hưởng đến người xung quanh.
    Để làm được điều đó, các bạn cần có cái nhìn nhận, phán đoán của cá nhân cũng như giúp sức của đồng đội. Chính vì thế tinh thần đồng đội là điều tiên quyết và không thể thiếu.

    Quay lại các cuộc vui, trước đây, qua nhiều trải nghiệm, chúng tôi dần loại bỏ bớt sự có mặt và tham gia của phụ nữ vì nhiều lý do. Vài bạn nữ, lúc tham gia các trò mạo hiểm, theo phong trào, giữa nguy hiểm và rừng thiêng nước độc, các chị lại biến nó thành sàn diễn để thể hiện thói õng ẹo, để đòi hỏi tính Ga lăng của các thằng đàn ông bên cạnh...Phượt nó đéo có định nghĩa đấy đâu, tính mạng của các chị thì các chị phải trân trọng.

    Tinh thần tập thể nó cũng thế. Tôi đã từng từ chối rất nhiều đề nghị xin đi theo lúc Offroad, vì cuộc vui đó chỉ dành cho những người am hiểu và đam mê cũng như sẵn sàng vì anh em đồng đội. Nhớ có một lần, sau khi từ chối nhiều lần, sau khi dò hỏi, kiểm tra khả năng đi rừng, offroad, tôi chấp nhận cho một bạn đi theo vì câu nói: Chẳng qua em không có điều kiện mua xe như các anh thôi, chứ tất cả nguy hiểm và rừng núi em đều trải nghiệm!

    Và đúng như tôi phán đoán, những gì anh bạn trẻ thể hiện khi lâm trận nó thể hiện rõ một người hèn nhát, không kinh nghiệm cũng như mất hẳn tinh thần tập thể. Anh ta trở nên hoang mang, sợ hãi và xa rời hẳn tập thể khi chúng tôi gặp sự cố và các nguy hiểm trước mắt khi leo lên những con dốc trơn trượt ngay miệng vực...xe có thể rơi bất kỳ lúc nào. Nhưng chẳng trách được, hiện tượng này tụi tui gặp quá nhiều, ngay cả các anh thợ rừng xin đi theo để tìm hiểu, trước khi đi cũng đã từng tuyên bố có kinh nghiệm 2-30 năm ở trong rừng...nhưng chỉ cần 2-3 ngày là tự ý xin tách đoàn và bỏ về vì...quá nguy hiểm mà họ chưa hình dung ra được.
    Chính vì thế mà ở một vài cung đường khắc nghiệt, chúng tôi chỉ đi cùng nhau trong một nhóm nhỏ, mà sự tin tưởng lẫn nhau và tinh thần tập thể đạt ở mức cao nhất, hạn chế hẳn các thành viên lạ.

    Cuộc vui và môn chơi mạo hiểm nó khác với sinh hoạt hàng ngày là thế. Nó vượt xa hẳn suy nghĩ đơn giản mà các anh chị tưởng tượng. Bởi thế đừng theo trào lưu cũng như tự biến mình thành gánh nặng cho chính mình cũng như người khác nếu chưa đủ kiến thức và trải nghiệm. Nó lại càng không phải môn chơi mà tiền bạc vật chất có thể thay thế được. Nó đòi hỏi kinh nghiệm, phán đoán và trải nghiệm hàng ngày mới giữ được tính mạng của các bạn trong mọi khoảnh khắc và tình huống.

    Ngoài những lý do khách quan và quá trình luyện tập, sự chuẩn bị cũng như kinh nghiệm là yếu tố có thể cứu mạng sống bạn trong nhiều trường hợp. Những kiến thức mà các bạn không thể thiếu để tự cứu mình:

    1. Dao đi rừng, đèn pin, nước, hộp quẹt, sô cô la. Dùng trong mọi trường hợp để bảo vệ bản thân cũng như duy trì sức khoẻ.
    2. Không vượt suối khi không biết độ sâu và dòng chảy. Một số sông nhìn mặt nước phẳng lặng nhưng dòng chảy ẩn mình ở dưới hoàn toàn khác.
    3. Không đi phượt, rừng một mình. Một sự cố nhỏ cũng làm bạn nằm một chỗ và không tự giải thoát được
    4. Nếu bị lạc, hãy đứng yên một chỗ. Mọi người sẽ đi tìm và khoanh vùng khu vực bị lạc để cứu bạn. Càng đi càng lạc, trong rừng không định hướng được.
    5. Trái cây trong rừng có thể cứu đói. Đa phần các trái cây ăn được đều có vị chua, tránh ăn các loại trái cây không biết rõ đặc tính để tránh ngộ độc.
    6. Giữ ấm cơ thể, mất nhiệt là mất sức nhanh nhất. Đốt một đống lửa vừa đuổi được côn trùng, giữ ấm và xua đuổi thú giữ.
    7. Trời mưa bão, khi trú dưới gốc cây, quan sát kỹ các tán cây, các cành cây mục, gãy có thể gây chết người. Mắc võng dưới gốc cây cũng nguy hiểm như vậy.
    8. Đi đoàn đông, hạn chế cắm trại ở những nơi có thác chảy mạnh, mỗi người mỗi tính cách, thích thể hiện nên dễ chết vì sông, thác. Tôi luôn tránh mấy khu vực này.
    9. Thuốc men, ít nhất nên trang bị thuốc chống tiêu chảy, cảm sốt và các băng, gạc cứu thương.
    10. Đi theo tinh thần đồng đội, giúp đỡ lẫn nhau.
    11. Ngay cả khi đang đi trong rừng, muốn khám phá hay tìm điểm nào mới, tiền trạm dò đường cũng bắt buộc đi 2 người trở lên và có đầu đủ dao, dụng cụ sinh tồn. Có sự cố thì còn có người bên cạnh.

    Tai nạn xảy ra là điều không tránh khỏi, môn chơi nào cũng chứa đựng nguy hiểm, càng mạo hiểm càng thú vị. Nhưng để mất mạng vì những lý do lãng xẹt thì không hay tí nào. Người ta chết khi bị lạc, sự cố thì nguyên nhân dẫn đến cái chết lại là do hoảng loạn, sợ hãi. Chiếm 60-70%

    Hy vọng bạn trẻ đang bị lạc kia tìm được đường về để hoàn thiện những kỹ năng cơ bản trước khi tập tành mạo hiểm đi!
    73A90910-572F-4541-98D9-E9C6208C0823.jpeg 356DA866-B952-4F20-ADAA-6F6E98EC8A9E.jpeg
    Facebooker Nguyen Phong
     


Nếu chưa có nick trên chimcanhviet.vn thì dùng nick facebook bình luận nhé