Kiến thức cõ bản về chim vành khuyên

Thảo luận trong 'Các vấn đề chung về VK' bắt đầu bởi chim3khoanh, 25/3/12.

  1. chim3khoanh

    chim3khoanh Thành viên Mới

    Tham gia ngày:
    21/2/12
    Bài viết:
    43
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Mình cũng mới chơi khuyên nhưng có chút kiến thức nho nhỏ đóng góp các bạn đọc tham khảo. Nếu ai biết rồi thì cũng đừng chém nha.
    Chim Vành Khuyên là một giống chim nhỏ tựa như chim sâu, mà người miền nam gọi là chim "khoen", có lẽ do vòng khoen màu trắng bao quanh mắt của chim.

    Người mình trước đây ít ai nuôi loại chim này, có lẽ vì thấy hình dáng của chim không có vể gì hấp dẫn, hơn nữa chưa ai phát hiện được tiếng líu "nhức nhối" lỗ tai có một không hai của chúng. Chỉ có người hoa là thích loài chim này, nên sau này người mình mới hay biết mà chọn chơi.
    Chim khoen có tên khoa học là "Zosteropidae", sống ở nhiều nõi trên thế giới.

    Xuất xứ: Hiện nay, nghệ nhân nuôi bốn loài chim khuyên, hai loài ở miền nam và hai loài ở miền bắc.
    [​IMG]
    Ở miền nam có hai loài:

    1) KHOEN VÀNG: người ta đặt cho nó là khoen vàng, vì phần lông ở dưới mỏ, ở ngực và bụng chim có sắc lông vàng óng.

    2) KHOEN XANH: Loài này lông ngực và bụng có sắc lông màu vàng lục.

    Hai vành khuyên vàng và vành khuyên xanh để gần nhau rất dễ phân biệt.

    Ở miền bắc có hai loài:

    1) KHOEN XANH: (Cũng giống với khoen xanh ở miền nam)

    2) KHOEN XANH TRUNG QUỐC: Ðây là loài chim sống sứ lạnh, từ trung quốc đến tận vùng siberie của Nga. Ở Mông Cổ...
    Có điều đáng nói là hai loài chim ở miền bắc ðem vào không rõ có phải do không hợp khí hậu hay không mà nuôi chim không được sung, ít líu, nên ít ai nuôi. (vấn đề này trên diễn đàn rất hay thảo luân, khuyên xanh hay hơn hay khuyên vàng hay hơn)

    Thường thì người miền nam thích nuôi khuyên vàng hơn, vì dễ nuôi, dễ thuần. Có người lại thích khuyên xanh vì cho rằng dọng líu của khuyên xanh hay hơn.

    - Chim khuyên vàng sống nhiều ở vùng rừng Sác đến Cần Giờ, Duyên hải. Giống này thích sống ở độ thấp, và cũng sinh đẻ vào đầu mùa mưa, khoảng tháng tý âm lịch. Ðây là mùa săn bắt, và cũng là lúc nghệ nhân lo sắm lồng để chọn chim nuôi.
    - Chim khuyên xanh trái lại chỉ thích nghi ở những cây cao, và làm tổ trên những cây cao. Chúng sống nhiều ngay taih thành phố, ở những con đường có những cây cao.

    Kể ra bắt được chim khuyên xanh, vất vả còn hơn bắt cả chục con khuyên vàng! có lẽ cũng do ở điểm ấy mà khuyên xanh có giá cao hơn khuyên vàng.

    Mặt khác chim khuyên xanh có giọng líu vượt trội hơn khuyên vàng, giọng trong trẻo và dài hơi hơn, nên ai đã từng nuôi thì ghiền luôn, không thể chê được. Có điều phải nhìn nhận là khuyên xanh nuôi chậm có lửa hơn khuyên vàng. Vì vậy mà nhiều người mới "ngã" theo khuyên vàng và ngại nuôi khuyên xanh.
    Nói chung thì từ trước tới nay, điều đè nặng lên tâm lý người nuôi chim hót là "không dám" nuôi chim khuyên, vì thấy khó khăn trong việc nuôi và chăm sóc. Ai cũng nghĩ rằng, nuôi một con chim cho đến nghe "líu" không phải là chuyện dễ dàng gì.
    Ðiều đó có đúng không?

    Hình dáng: Quả thật nhìn phớt qua, con chim khuyên chằng khác gì con chim sâu. Thân hình cũng nhỏ nhít, cũng mang một bộ lông màu vàng lục, mắt cũng có vòng khuyên trắng, cũng nhảy chụp lồng...yếu tố đó cũng đè nặng lên người mới bước, hay định bước vào nuôi giống chim này. Người ta nghĩ bỏ công ra quá nhiều để nuôi một con chim có dòng dõi không ra gì thì thật uổng phí.
    Con chim khuyên thân mình có nhỉnh hơn con chim sâu, chân cao hơn và đòn dài hơn.

    Và như trên đã nói, muốn phân biệt khuyên vàng và khuyên xanh, người ta chỉ quan sát vào phần lông ở ức và bụng chim.

    Khuyên vàng thì ức và bụng có sắc lông óng vàng, còn khuyên xanh là màu vàng lục.

    Một trở ngại đáng quan ngại nhất trong việc nuôi chim khuyên nữa là khó phân biệt được trống mái. Chỉ có những ngýời nhiều năm kinh nghiệm trong nghề nuồi chim này may ra mới điểm mặt được ngay con nào là trống , con nào là mái mà thôi.

    Thế nhưng chính họ cũng thú nhận với chúng tôi là không dám cam đoan đúng hẳn. Họ chỉ cho biết chỉ dựa trên những chi tiết sau đây để dự đoán:

    - Chim trống thì mình thon, dài đòn, hàm dưới bạnh ra và chân cao.

    - Chim mái thì chân thấp, thân hình bầu bĩnh.

    Có người lại căn cứ vào tiếng kêu của chim khuyên mà định trống mái. Theo họ thì:

    - Chim trống kêu tiếng gắt, âm cao lại siêng kêu.

    - Chim mái thì kêu tiếng đc, âm trầm và ít kêu.
    Thế nhưng đó cũng lại là một điều khó. Vì tiếng kêu của chim khuyên chỉ có "Chep! chép!".... đó là tiếng của khuyên mái, nhưng đồng thời cũng là tiếng kêu của con chim trống khi chưa đủ lửa. Thành thử người mới nuôi lần đầu thường bị lầm, do đó mới sinh nản chí.

    Thuần hóa chim bổi:

    Cũng như các loại chim rừng khác, chim khuyên ở rừng mới bắt về rất nhát, chúng cũng bay nhảy để tìm kế thoát thân.

    Bước ðầu, ta phải trùm kín áo lồng cho khuyên, và treo lồng ở nơi yên tĩnh, trong lồng ta phải để một cóng nhỏ đựng nước uống, một cóng đựng bột đậu xanh trộn trứng (sẽ nói rõ cách chế biến thức ăn ở mục sau), một cóng đựng cào cào non và nửa trái chuối xiêm, giữa khoét một lỗ tròn để nhét bột đậu xanh vào (để chim ăn chuối rồi ãn lây sang bột ðậu xanh cho quen dần, vì chim bổi ít con thích nghi ngay được với thức ãn là bột đậu xanh).

    Vài ngày sau ta lại châm thêm cào cào, thay nửa trái chuối tẩm đậu xanh khác...Dần dần, khi chim đã dạn, ta hé áo lồng ra, nếu thấy chim ăn được bột thì ta bớt chuối...

    Xin líu ý chim khuyên bổi vẫn thích tắm, vì vậy, ta vẫn cho chim tắm hàng ngày. Ðôi khi nhờ vào sự tắm táp đó sẽ giúp cho chim thích nghi với môi trường sống mới, chim mau dạn và mau biết ăn thức ãn mới...

    Chim bổi không hót cũng không líu, chúng chỉ thường kêu những tiếng " chip! chíp!", nên hiểu là chúng sợ hãi và bất ổn tinh thần.

    Nuôi vài ba tháng, có khi đến nãm sáu tháng ta mới bắt đầu nghe chim "nói chuyện", nghĩa là hót rỉ rả với nhiều âm điệu líu lo, đó là thời kỳ chim đã thuần hóa rồi.

    Thức ăn của chim khuyên: Sống ở ngoài trời, chim khuyên ăn sâu bọ và trái cây chín ngọt, chuối là món ăn khoái khẩu nhất của chúng. Nhưng bắt nhốt vào lồng, ta phải tập cho chim ăn thức ăn mới, vừa bổ dưỡng cho chim, vừa tiện lợi cho mình.

    Nghệ nhân thường tập cho khuyên ăn những thức ăn sau ðây:

    - Cào cào non.

    - Bột đậu xanh trộn trứng.

    - thỉnh thoảng cho ăn thêm chuối.

    Cào cào non là món ãn ko thể thiếu hàng ngày, khoảng 10-20 con là ðủ, số cào cào này thường được nhốt vào một chiếc lồng nhỏ đặc biệt có bạn tại các tiệm bán lồng chim. Chiếc lồng nhỏ nàyđược gắn vào phía trong lồng khuyên, chim cứ dùng mỏ gắp từng con cào cào ra mà ăn.

    Về bột đậu xanh trộn trứng thì chế biến như sau:

    - Lấy 100g đậu xanh loại tốt ngâm nước trong 2h, vớt ra đãi vó sạch rồi hấp chín, sau đó đem phơi khô. Ðậu khô thì đem xay nhuyễn, trộn vào bột 6 lòng đỏ trứng gả ( hay trứng vịt) và một muổng cafe đường cát trắng. Trộn xong ta đem phơi nắng thật khô, hoặc bắc chảo lên xấy trên lửa liu riu, nhớ đảo bôt đều tay bằng cái muỗng lớn, cho đến lúc bột tơi ra.
    Hoặc nếu cần, sau đó lại xay nhuyễn lại. Xong ta trút bột này vào hộp đậy kín để cho chim ăn dần.

    Một điều hết sức lưu ý: Ðó là việc cám cho khuyên ăn các bạn nhớ chỉ cho đúng một loại trong suốt thời gian nuôi chim, chỉ thay đổi chế độ dinh dưõng trong từng thời kỳ của chim. Tránh việc đổi cám sẽ làm chim bị suy dẫn đến thay lông bất thường, bỏ líu, nặng hơn chim có thể bỏ ăn và chết.
    Lồng chim và cách chăm sóc: Người ta nuôi chim khuyên trong những chiếc lồng nhỏ. Lồng này thường làm nan nhỏ và khít hơn lồng nhốt chích chòe và họa my. Nói một cách khác, những nơi làm lồng đã đặc chế ra một loại lồng nhỏ dành riêng cho chim khuyên.

    Lồng nhốt chim khuyên thường thì xinh xắn, nan lồng nhỏ nên nhìn con chim nhốt bên trong rất rõ ràng.

    Bình thường thì việc chăm sóc cho chim khuyên không có gì đáng quan tâm: nước và thức ăn đầy đủ là được Cũng như đối với các loại chim khác, mỗi lần cho chim tắm(phải sang lồng tắm) thì chúng ta lo làm vệ sinh lồng chim cho sạch sẽ. tắm xong ta cho chim sang lồng rồi tìm chỗ mát mà treo.

    Ðối với những con chim tới thời kỳ thay lông, thì ta phải để tâm chãm sóc kỹ hơn. Chim thay lông thì có hiện tượng lông vương vãi ở đáy lồng, hoặc khi tắm thì lông rớt vào khay nước tắm. Chim thường thay lông từ vùng mặt, vùng đầu, kế tới vùng cổ, vùng ức bụng rồi mới đến phần cánh và sau cùng là phần đuôi. Lông cũng không rõi rớt từng chùm, mà là từ từ, cái nào rõi trước thì ra lông mới trýớc. Nhờ vào cách thay lông đó, nên trong thiên nhiên, chim vẫn bay đi kiếm ăn được.Tuy nhiên trong thời gian thay lông chim bị suy yếu về sức khoẻ, do đó ta phải cho chim ăn cào cào nhiều hơn ngày thường, để giữ cho chim được mập mạnh. Chim mạnh thì rút ngắn thời gian thay lông, ngược lại chim suy thì thời gian thay lông kéo dài.

    Trong thời gian chim khuyên thay lông, ta nên treo chim vào nơi yên tĩnh, thường xuyên trùm kín áo lồng, để chim tĩnh dưỡng, và cũng để tránh gió độc. Việc cho khuyên tắm trong thời gian thay lông vẫn bình thường, không sao cả.
    Ðiều chắc các bạn cũng thừa biết là trong suốt thời gian chim thay lông, chim sẽ không hót vì..."mất lửa". Khi chim đã bắt đầu hót lai rai, là việc thay lông đã gần xong, "lửa" đã có trở lại. Chỉ khi nào lớp lông đã thực sự mượt mà, mình chim thon nhỏ, là lúc chim đủ lửa để hót to.

    Nhân nói về lông, cũng xin nói thêm là có loại dày lông có loại mỏng lông, vì con khuyên mỏng lông trông gọn gàng hơn, còn con dày lông thì trông có vẻ sồ sề một tí. Thức tế cũng cho thấy, con mỏng lông sung hơn con dày lông.

    Trong phần chăm sóc chim cũng không thể không bàn đến việc...luyện giọng cho chim. Các nghệ nhận thường treo chim mình gần các lồng chim lạ, trước hết là để chim sung hơn, thích "líu" hơn, và bắt chước giọng chim khác mà líu hay hơn.

    Ðiều cần là nên cáp hai con có cùng độ sung như nhau, nếu chim yếu lửa mà treo gần chim mạnh lửa thì chim yếu sẽ sợ sệt và không giám líu và có khi là "rớt" luôn. Vì như chúng ta đã biết, giọng hót của chim, dù là loại chim gì, cũng được coi là sự biểu dương sức mạnh, để giữ gìn lạnh địa của mình, và để rủ rê chim mái.

    Nuôi chim khuyên ngýời ta chịu nhất ở tiếng "líu"của nó. Có thể nói mà không sợ lầm là nuôi chim khuyên mà không biết líu thì không ai nuôi cho uổng công hết, líu được coi là cách hót bài bản, có đủ âm điệu trầm bổng liên tục một hồi dài. con chim khi đã biết líu, được coi là con chim thuần thục, đủ lửa, đó là thời gian đứng
    Khi líu, con chim chỉ đứng yên một chỗ như tập trung hết trí lực và tâm hồn của mình vào việc biểu diễn âm điệu thiên phú. Trong giây phút gần như xuất thần đó, con chim tí hon như không còn nhỏ bé, tầm thường nữa, mà xứng danh là một nhạc sỹ tài hoa đang gắng công nắn nót cung đàn muôn điệu của mình.

    Cái quyến rũ của nghề nuôi chim khuyên (khoen) là ở chỗ kỳ bí đó!;;)
    [/SIZE]
     

    Last edited by a moderator: 25/3/12
  2. DauSot_CaChua

    DauSot_CaChua Thành viên Mới

    Tham gia ngày:
    4/3/12
    Bài viết:
    64
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Kiến thức cõ bản về chim vành khuyên

    Thank bác,bài viết rất là bổ ích.
     
  3. Boiviemxinh

    Boiviemxinh Thành viên Mới

    Tham gia ngày:
    26/8/11
    Bài viết:
    2,359
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Nơi ở:
    Tuy Hòa,Phú Yên-Nghệ An
    Ðề: Kiến thức cõ bản về chim vành khuyên

    B sưu tầm ở đâu bài này vậy,cũg hay đó
     
  4. tuantinh

    tuantinh Thành Viên Tích Cực

    Tham gia ngày:
    18/11/11
    Bài viết:
    24
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    36
    Nơi ở:
    35/21 nam sơn - tam điệp - ninh bình
    Ðề: Kiến thức cõ bản về chim vành khuyên

    hay vầ bổ ích bác ạ .................thak
     
  5. Chym_koi

    Chym_koi Thành viên Mới

    Tham gia ngày:
    15/12/11
    Bài viết:
    223
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Kiến thức cõ bản về chim vành khuyên

    Bài này...có nhìu ng post lắm rùi ạ.... :(
     
  6. ducxuoi

    ducxuoi Thành viên Mới

    Tham gia ngày:
    19/3/12
    Bài viết:
    72
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Kiến thức cõ bản về chim vành khuyên

    Bài viết hay, giúp cho mọi ng có thêm kinh nghiệm......................!
     
  7. mintulangtu

    mintulangtu Thành Viên

    Tham gia ngày:
    25/2/12
    Bài viết:
    152
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    18
    Giới tính:
    Nam
    Nghề nghiệp:
    Sinh viên
    Nơi ở:
    Biên Hòa
    Ðề: Kiến thức cõ bản về chim vành khuyên

    con khuyên nhà em thay lông vẫn líu như lúc có lửa. thật ko giải thíck dc
     
  8. tin93_bacninh

    tin93_bacninh Thành viên Mới

    Tham gia ngày:
    16/2/12
    Bài viết:
    66
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Kiến thức cõ bản về chim vành khuyên

    post ká cho kả nhà vui .hi.
     
  9. Tu Binh

    Tu Binh Kết nối đam mê

    Tham gia ngày:
    27/8/11
    Bài viết:
    1,676
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Nơi ở:
    Lối cũ ta về...
    Ðề: Kiến thức cõ bản về chim vành khuyên

    Nếu bạn post lên mà lấy trên mạng thì cũng nên ghi là sưu tầm, tránh tranh chấp bản quyền của tác giả bạn ah, thân:D
     
  10. mienxao_cuabe

    mienxao_cuabe Thành viên Mới

    Tham gia ngày:
    18/6/11
    Bài viết:
    0
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Kiến thức cõ bản về chim vành khuyên

    chuẩn lấy trên mạng hay tren sách mà ko nói là lấy từ đâu thì ko dc hay cho lắm,
     
  11. chim3khoanh

    chim3khoanh Thành viên Mới

    Tham gia ngày:
    21/2/12
    Bài viết:
    43
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Kiến thức cõ bản về chim vành khuyên

    Sorry các bạn. mình ko phải nhà văn nhà nghiên cứu. Sưu tầm nhé. :D :-*
     
  12. hoaquatuoi

    hoaquatuoi Thành viên Mới

    Tham gia ngày:
    5/4/11
    Bài viết:
    299
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Kiến thức cõ bản về chim vành khuyên

    thực ra sưu tầm hay nói ra nhưng kinh nghiệm của m cũng có sao.đều là cung cấp cho ae thôi làm gi các bác đả kick chủ thớt thế. nhưng bài ntn rất bổ ích các bác nào biết rồi kinh nghiệm thừa rồi thi cũng nên hưởng ứng cho chủ thớt chứ. nhưng có điều là lý thuyết và kinh nghiệm thực tế khác nhau các bác ah.
    lý thuyết nuôi khuyên hay nuôi chim khác là như vậy trên mạng vô khối.nhưng quan trọng thực tế là trong quá trình nuôi chim các bác rút kn ntn mà thôi
    hưởng ứng cho bác chủ thớt cái bài này rất bổ ích
     
  13. lhcuong

    lhcuong Thành Viên

    Tham gia ngày:
    1/9/11
    Bài viết:
    0
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    Ðề: Kiến thức cõ bản về chim vành khuyên

    Bài này trên nhiều diễn đàn rồi, cảm ơn bạn. Chúng ta nên chia sẻ kinh nghiệm bản thân ở đây thì tốt hơn.
     
  14. kien_yen_bai

    kien_yen_bai Thành viên Mới

    Tham gia ngày:
    23/11/10
    Bài viết:
    0
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Kiến thức cõ bản về chim vành khuyên

    1 bài bổ ích đấy bác chủ ui 7upppppppppp
     
  15. dbk2412

    dbk2412 Thành viên Mới

    Tham gia ngày:
    12/2/11
    Bài viết:
    0
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Kiến thức cõ bản về chim vành khuyên

    bài viết hay quá,bác này người miền nam thì phải!!!!!!!!!!!!!!
     
  16. vietquoc666

    vietquoc666 Thành viên Mới

    Tham gia ngày:
    18/6/12
    Bài viết:
    58
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Kiến thức cõ bản về chim vành khuyên

    e thấy bài này của bác bổ ích cho những người mới vào nghề nuôi chim ( chim khuyên ) như em ! cám ơn bác nhiều !!!
     
  17. vietquoc666

    vietquoc666 Thành viên Mới

    Tham gia ngày:
    18/6/12
    Bài viết:
    58
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Kiến thức cõ bản về chim vành khuyên

    e thấy bài này của bác bổ ích cho những người mới vào nghề nuôi chim ( chim khuyên ) như em ! cám ơn bác nhiều !!
     
  18. vietquoc666

    vietquoc666 Thành viên Mới

    Tham gia ngày:
    18/6/12
    Bài viết:
    58
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Kiến thức cõ bản về chim vành khuyên

    có phải tớ đâu :D
    các pác viết đó tớ chỉ xem thôi mà
     
  19. Chimcanh_hn

    Chimcanh_hn Thương gia

    Tham gia ngày:
    15/1/13
    Bài viết:
    0
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: Kiến thức cõ bản về chim vành khuyên

    chúc chủ thớt nuôi đc nhiều e khuyên,theo mình thêm chút là nuôi khuyên thì nên chọn một loại cám mà nhiều ng dùng như Tuấn cóng,Hiển BK.chim se căng và mau líu hơn
     
  20. lã bố

    lã bố Moderator

    Tham gia ngày:
    5/7/11
    Bài viết:
    1,692
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    38
    Ðề: Kiến thức cõ bản về chim vành khuyên

    mod nên xóa bài này? vì trong diễn đàn có bài này rồi.
     

Nếu chưa có nick trên chimcanhviet.vn thì dùng nick facebook bình luận nhé