Kĩ Thuật Chăm Sóc Chim Họa Mi Mùa Thay Lông

Thảo luận trong 'Sức khỏe và dinh dưỡng cho họa mi' bắt đầu bởi Đất Việt Chim Cảnh, 25/6/19.

  1. Đất Việt Chim Cảnh

    Đất Việt Chim Cảnh Kinh nghiệm nuôi chim : http://camchimdatviet.com/

    Tham gia ngày:
    14/6/19
    Bài viết:
    108
    Được thích:
    4
    Điểm thành tích:
    18
    Giới tính:
    Nam
    Nghề nghiệp:
    Nuôi và Bán cám chim
    Nơi ở:
    Hà Nội
    Kĩ Thuật Chăm Sóc Chim Họa Mi Mùa Thay Lông
    Bài viết của Đất Việt theo kinh nghiệm cá nhân của bản thân, các bạn xem mang tính chất tham khảo, vì với mỗi cá nhân có cách chăm sóc khác nhau , do vậy rất mong tất cả các bạn cùng chia sẻ để chúng ta cùng chăm sóc chim của mình tốt hơn .
    Nói chung với tất cả các loại chim nuôi trong lồng thì môi trường sống của chúng đã thay đổi rất nhiều gần như khác hẳn với ngoài thiên nhiên , tuy nhiên phần lớn cứ sau vụ sinh sản thì sang tháng 7 trở đi tới gàn cuối năm là mùa chim thay lông ở ngoài thiên nhiên cũng như nuôi trong lồng. Tùy thuộc vào dòng chim và chế độ chăm sóc, và tác động của nhiều yếu tố thì chim có thể thay lai dai từng bộ phận, từng cái, cũng có những con chút lông nhiều dày hàng loạt. Ở bài viết này, tôi nhấn mạnh tới việc chăm sóc chim Họa Mi vào vụ thay lông.
    1. Giai đoạn đầu thay lông
    - Chúng ta quan sát các biểu hiện của chim như : Quan sát dưới đáy lồng có lác đác lông rụng xuống sàn tuy nhiên lúc đầu sẽ chưa nhiều mới chỉ là dấu hiệu, chúng ta cần quan sát thêm con chim dường như chơi kém đi từ giọng hót, cách chơi, cách hót , lực hót của chim ( Chim thường rùng mình khi hót hoặc cảm giác phải gồng lên để lấy hơi hót… ), chim hay rũ lông hơn mọi lần trước, rỉa lông nhiều hơn, lông không dòn ôm sát nữa, hot gắt gằn và mất tập trung khi chơi,… Nếu bạn thấy có những dấu hiệu cơ bản đó thì con chim của bạn đã bắt đầu thay lông rồi đó.
    - Với những chú chim đã có tuổi lồng, tùy thuộc vào cơ địa, chế độ chăm sóc, môi trường nuôi nhốt, vùng miền mà mỗi con có thể sẽ thay lông chênh ngày nhau một chút, nhưng thường sau mùa sinh sản của chim (từ đầu tháng 3 đến tháng 5) thì tới vào khoảng thời gian tháng 7 cho đến gần cuối năm là quảng thời gian chim thay lông . Chúng có thể sẽ thay lông trong 3 đến 4 tháng và chia làm nhiều đợt rụng. Sau mỗi đợt rụng ồ ạt chim sẽ nghỉ để mọc lại sau đó mới rụng đợt mới. Nếu như cơ địa tốt và chế độ chăm sóc hấp thụ dinh dưỡng tốt chú chim có thể gần như hoàn thiện lông trong khoảng 2 tháng.
    Còn đối với chim mộc ( bổi ) thay lông lần đầu tiên, thường quá trình thay lông sẽ khó khăn hơn và kéo dài hơn ( 4-5 tháng ) vì chúng sẽ bị gặp khó khăn chuyển hóa chất khi sử dụng nguồn thức ăn nhân tạo ( Cám ) .
    - Lưu ý trong giai đoạn này đã bắt đầu thời gian dưỡng chim, chúng ta vẫn sử dụng áo lồng bình thường tuy nhiên nên che ½ hoặc 2/3 áo lồng lại, hạn chế chim nhảy nhiều, không nên cho đấu hót, để treo chim chỗ yên tĩnh, ánh sáng vừa phải , không nên tối quá và không nên sáng quá, không nên chùm bưng kín mít áo lồng cả ngày, chim dễ bị ngợp, không nên di chuyển chỗ, di chuyển lồng nhiều. Đặc biệt ở giai đoạn này, chế độ cám nước đầy đủ vẫn như bình thường.Đối với các bạn đang sử dụng cám bên mình ( Cám Chim Đất Việt ) được làm với nguyên liệu tự nhiên tính mát thì dễ dàng rồi, chúng ta có thể giữ nguyên chế độ chăm sóc ăn thêm mồi tươi ( giun, dế, cào cào, châu chấu, bọ….) là được rồi. Nhưng nếu với loại cám các bạn đang làm có thành phần hoặc chất kích thích hay với những loại cám khác có “ độ nóng hoặc chất kích thích cao” thì bạn nên để ý để điều tiết sao cho hợp lý ko nên cho chim ăn quá nóng ăn kích vào thời điểm này vì thực sự không cần thiết mà còn làm hại chim của mình. Đây cũng là lí do mình muốn nhắc tới các bạn là hạn chế và không nên cho ăn các loại sâu kể cả sâu tươi hay khô vào thời điểm này vì sâu ở góc độ nhất định thì nó có tính nóng có thể ảnh hưởng tới lông sắc của con chim của bạn sau này.
    - lưu ý tiếp theo ở giai đoạn này là chế độ tắm : Thông thường mỗi ngày chúng ta tắm cho chim 1 lần nhưng, để cẩn thận hơn khi chim bắt đầu vụ thay lông chim ta có thể từ 3-6 ngày tắm cho chim 1 lần, Mi là loài sống theo lãnh thổ, việc này cũng là một trong những lý do “giữ hơi thổ” để chim tự tin an toàn thay lông nhanh hơn, đặc biệt cũng chính vì thế mà chúng ta không nên thay đổi lồng nuôi vào thời điểm này vì nhiều trường hợp đổi lồng cũng làm ảnh hưởng tới việc thay lông của chim nói chung không chỉ riêng họa mi, và hạn chế động chạm dọn dẹp chuồng lồng quá nhiều, tuy nhiên cũng không để quá bẩn gây mất vệ sinh.......
    XEM TIẾP TẠI WEBSITE : http://chimcanhdatviet.com/content/kĩ-thuật-chăm-sóc-chim-mùa-thay-lông
     

    Tất cả ảnh up lên :



Nếu chưa có nick trên chimcanhviet.vn thì dùng nick facebook bình luận nhé