Hóc Hạt Nhãn, Bé Trai 2 Tuổi Phải Sống Thực Vật Do Cha Mẹ Không Biết Sơ Cứu.

Thảo luận trong 'Tình Yêu - Gia Đình' bắt đầu bởi ngoctuan, 29/7/18.

  1. ngoctuan

    ngoctuan Đại Bàng Bố Ban quản trị

    Tham gia ngày:
    11/9/10
    Bài viết:
    9,242
    Được thích:
    1,956
    Điểm thành tích:
    65
    Giới tính:
    Nam
    Nghề nghiệp:
    IT manager
    Nơi ở:
    Ho Chi Minh
    Bé trai 2 tuổi ở Nam Định được BV tuyến dưới chuyển đến Bệnh viện Nhi Trung ương ngày 22/07 do hóc dị vật.
    Gia đình bé vừa cho biết, trong lúc chơi đùa với người thân ở nhà chiều cùng ngày, bé không may đã bị hóc hạt nhãn.

    [​IMG]

    Ảnh minh họa

    Gia đình có sơ cứu cho bé tại nhà nhưng không đúng cách. Khi mở khoang miệng, bác sĩ phát hiện hạt nhãn vẫn còn nằm nguyên ở nắp thanh môn.

    Dù tích cực cấp cứu nhưng não bệnh nhân tổn thương không hồi phục do thiếu oxy, giờ bệnh nhi đang phải sống thực vật.

    [​IMG]

    Ảnh minh họa

    Cách xử trí đúng khi trẻ bị hóc dị vật các bạn có thể xem tại đây:

    – Khi trẻ mắc dị vật đường thở, nếu trẻ vẫn khóc to, ho được, hồng hào, tỉnh táo thì khuyến khích trẻ ho để tống dị vật ra ngoài. Nếu dị vật không được tống ra ngoài, người nhà phải đưa trẻ đến bệnh viện.

    – Nếu trẻ ho và khóc yếu, tím tái, khó thở thì ngay lập tức gọi người hỗ trợ và tiến hành làm thủ thuật cấp cứu để tống dị vật ra ngoài.

    Thủ thuật vỗ lưng: Bố mẹ đặt trẻ nằm sấp, đầu thấp trên cánh tay người làm thủ thuật, bàn tay giữ cằm để đầu của trẻ ngửa. Dùng gót bàn tay kia vỗ 5 cái thật mạnh vào lưng trẻ ở khoảng giữa hai bả vai.

    Nếu dị vật vẫn không bật ra ngoài được thì người sơ cứu tiếp tục làm thủ thuật ấn ngực.

    Thủ thuật ấn ngực: Lật ngửa trẻ để trẻ đầu thấp và nằm trên đùi người làm thủ thuật, người sơ cứu dùng hai ngón tay ấn mạnh ở vùng 1/2 dưới xương ức 5 cái cho đến khi di vật được đẩy ra ngoài”.

    BS Vinh cũng cho biết, khi trẻ bị dị vật đường thở, người lớn tránh móc dị vật nếu không nhìn thấy rõ vì có thể làm dị vật xâm nhập sâu hơn vào đường thở, khiến trẻ suy hô hấp nặng hơn.

    Để phòng tránh trẻ bị dị vật đường thở, các bố mẹ cần phải chú ý:

    – Tránh ép trẻ ăn khi trẻ đang khóc, đùa nghịch trong khi ăn.

    – Người lớn tránh cho trẻ nhỏ ăn các các hạt cứng như lạc, đậu, hướng dương…; cẩn thận khi cho trẻ ăn các loại hoa quả có hạt cứng như táo, dưa hấu…; tránh cho trẻ tiếp xúc với các đồ vật có kích thước nhỏ như viên bi, pin…

    – Nếu trẻ ho và khóc yếu, tím tái, khó thở thì ngay lập tức gọi người hỗ trợ và tiến hành làm thủ thuật cấp cứu để tống dị vật ra ngoài. .

    Thủ thuật vỗ lưng:Đặt trẻ nằm sấp, đầu thấp trên cánh tay người làm thủ thuật, bàn tay giữ cằm để đầu của trẻ ngửa. Dùng gót bàn tay kia vỗ 5 cái thật mạnh vỗ lưng trẻ ở khoảng giữa hai bả vai. Nếu di vật vẫn không bật ra ngoài được thì tiếp tục làm thủ thuật ấn ngực.

    – Nếu trẻ ho và khóc yếu, tím tái, khó thở thì ngay lập tức gọi người hỗ trợ và tiến hành làm thủ thuật cấp cứu để tống dị vật ra ngoài. .

    Thủ thuật vỗ lưng:Đặt trẻ nằm sấp, đầu thấp trên cánh tay người làm thủ thuật, bàn tay giữ cằm để đầu của trẻ ngửa. Dùng gót bàn tay kia vỗ 5 cái thật mạnh vỗ lưng trẻ ở khoảng giữa hai bả vai. Nếu di vật vẫn không bật ra ngoài được thì tiếp tục làm thủ thuật ấn ngực.

    Theo TintucVTV24h​
     

    Quan tâm nhiều
    Miếng bánh mì cháy
    Miếng bánh mì cháy bởi NamIVD, 23/3/23 lúc 15:29
    Bài học về sự tự tin
    Bài học về sự tự tin bởi NamIVD, 23/3/23 lúc 15:24
    Câu chuyện về hai hạt lúa
    Câu chuyện về hai hạt lúa bởi NamIVD, 23/3/23 lúc 15:26
    Quạ và thiên nga
    Quạ và thiên nga bởi NamIVD, 23/3/23 lúc 15:27
    Chiếc lược tình yêu
    Chiếc lược tình yêu bởi NamIVD, 23/3/23 lúc 15:26
    Bài viết mới
    Miếng bánh mì cháy
    Miếng bánh mì cháy bởi NamIVD, 23/3/23 lúc 15:29
    Quạ và thiên nga
    Quạ và thiên nga bởi NamIVD, 23/3/23 lúc 15:27

Nếu chưa có nick trên chimcanhviet.vn thì dùng nick facebook bình luận nhé