Họa Mi chàng ca sĩ rừng xanh

Thảo luận trong 'Vấn đề chung về Họa Mi' bắt đầu bởi butchi, 13/9/10.

  1. butchi

    butchi Quy ẩn giang hồ

    Tham gia ngày:
    8/9/10
    Bài viết:
    224
    Được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    0
    "Rừng xanh lảnh lót
    Mi ca,

    Thư phòng Yến hót thiết tha, dặt dìu"


    Câu thơ ví von trên đã minh họa cho tiếng
    hót chim họa mi, chim yến vẫn luôn là nguốn cảm hứng miên
    man trong giới nghệ nhân, thi nhân....

    Dáng vóc, màu sắc của họa mi không thanh
    tú, diêm dúa; đơn thuần chỉ là lớp áo lông màu vàng cháy
    (1).

    Đặc biệt viền quanh đôi mắt là hàng
    "lông mi" trắng xếch dài, tựa như lông mày vẽ (Họa:
    vẽ, Mi: lông mày). Chúng loáng thoáng ẩn hiện trong vòm lá
    vàng mùa thu, buông giọng hót ngân dài sang sảng, trong trẻo
    mỗi lúc mỗi cao tận ngút ngàn; như thúc giục, như đe dọa.
    Cả rừng núi muốn lặng đi trong tiếng họa mi ca hát, trải dài
    từ đất Nga giá buốt ngàn trùng, sang tận rừng núi sương
    lạnh Trung Quốc,... và cả vùng Cao Lạng nước ta.

    Bản tánh của chúng là háo thắng, đấu
    đá chiếm cứ lãnh địa, kiêu hãnh chiếm đoạt tình nhân. Bằng
    giọng hót đầy bản lãnh ấy, họa mi đã khuất phục nhiều
    tiếng hót của các loài chim rừng khác, nên được mệnh
    danh "ca sĩ của rừng xanh" (2)

    Giới nghệ nhân chơi họa mi ở nước ta
    trải qua kinh nghiệm từ vài chục năm nay không phải là ít,
    nhưng đó chỉ là những bước chấm phá rời rạc được giữ
    khóe, gọi là bí truyền của một vài nhóm hoặc cá nhân!

    Trong khi đó, người Trung Quốc đã trải
    qua hàng ngàn năm (3) thưởng thức nghệ thuật chơi chim. Ở nước
    mẹ quê hương của họa mi, nghệ nhân Trung Quốc đã dầy công
    thử nghiệm với hàng đàn họa mi từ nhiều nguồn gốc của
    các vùng lân cận đến trú cư và đã đúc kết những kinh
    nghiệm phong phú thành bài bản.

    Theo báo chí Trung Quốc, chỉ tính riêng các
    khu phố tại thủ đô Bắc Kinh có gần 300.000 người chơi chim.

    Qua sự tổng hợp các con số thống kê gần
    đây cho biết, Trung Quốc có đến 1.816 giống chim; chiếm một tỷ
    lệ ưu thế đến 14% của tổng số 9.023 giống chim được liệt
    kê trên thế giới!

    Cái hứng thứ nhất của người chơi chim
    họa mi là ngoài tiếng hót khá độc đáo; phần chính vẫn là
    bản tính háo thắng, thích đấu đá của chúng:

    Trường ca nhạc khúc bi thương,

    Mẻ đầu, sứt trán, một phương anh hùng!

    Do đó, từng làng xã thôn xóm Trung Quốc
    thường tổ chức hội hè lễ nghi quanh năm, kèm theo đó là
    những cuộc chọi đấu chim họa mi khá tưng bừng. Từ trẻ em,
    thanh niên đến cụ già đều say mê môn chơi có thể nói là
    tao nhã này, đây cũng là sự "phấn khởi" của cái
    gọi là:

    Thế nhân say cuộc đỏ đen,

    Hồ bao sạch túi, những phen khốn "cùn"
    !

    Bạn đọc xem phần trình bày dưới đây
    có thể góp một phần lớn cho việc tránh phải bị móc hầu
    bao, mất nhiều công phu của bạn trong thú chơi hoặc ít ra cũng
    giải tỏa những thắc mắc dai dẳng từ nhiều năm nay!

    Nghệ nhân Trung Quốc nghiên cứu về đời
    sống, cách thuần dưỡng, trị bệnh, chọi đấu đối với loại
    chim đặc sản họa mi, sanh trưởng trên quê hương của họ ra
    sao?

    1- Tập quán sống và sự trưởng
    thành

    Chim họa mi còn có tên gọi "họa mi vàng",
    chúng thường sống quần cư tại các tỉnh của Trung Quốc như:
    Chiết Giang, An Huy, Giang Tây, Giang Tô, Hồ Bắc, Hiệp Tây, Tứ
    Xuyên, Vân Nam, Quí Châu...

    Đặc điểm của họa mi là tiếng hót dài
    và chúng hót liên tục suốt năm, bất kể vào mùa nào, như
    gặp lúc nắng hạn, tuyết rơi, mưa dầm, từ lúc sáng sớm đến
    lúc trời tối mịt, chúng luôn cất cao giọng sang sảng, lảnh
    lót du dương. Giọng luôn được luyến láy từ trầm đến bổng,
    thấp đến cao, nghe rất đã tai. Đặc sắc là nhái giọng phảng
    phất giọng chim khác hoặc đồng loại. Chúng còn bắt chước
    được giọng mèo kêu, chó sủa, gà gáy làm cho mọi người
    cảm thấy thú vị!

    Họa mi thường lảng vảng đấu hót trên
    các tàn cây trong thôn xóm, vùng sát gần chân núi, cây cối
    bụi rậm quanh ruộng hoặc tàn cây ẩn khuất trên mái đình
    chùa. Chúng vui thích sinh hoạt đơn độc, ẩn mình trong các lùm
    cây bụi cỏ. Tính nhút nhát, rất sợ người. Chỉ cần nghe
    tiếng động là chúng tuôn bay hay ẩn mình khuất bóng ngay. Đặc
    biệt là thể hình đôi cánh ngắn bầu tròn nên sức bay lượn
    yếu, không bay cao và bay xa được. Nhưng chúng rất khéo chạy,
    bay, nhảy quanh tàn cây, khóm trúc. Có thể nói tài lẩn tránh,
    bay nhảy của chúng không giống các loại chim khác.

    Bản tính của họa mi là thích đấu đá bằng
    sức mạnh để chiếm đoạt, hùng cứ lãnh địa. Do đó tác
    phong chủ yếu của chúng là kiêu hãnh, luôn muốn tranh quyền
    làm bá chủ. Họa mi trống rất háu đá, nên quyết loại đối
    thủ và kể cả các loại chim khác khỏi vòng chiến. Chúng dùng
    vũ lực để bảo vệ tình nhân, nơi xây tổ ấm, vùng đất
    đang kiếm ăn. Bất kỳ con chim thứ ba nào xâm nhập vào lãnh
    địa là chúng dương oai "đao kiếm" tranh hùng ngay, không
    cần phải đấu hót dài dòng! Mặc dù cùng uống nước chung
    một con sông, một dòng suối, chúng cũng phân chia ranh giới
    rất rạch ròi. Vì đặc tính hiếu chiến của chim này, nên tạm
    gọi chúng là "anh hùng điểu" !

    Mỗi năm vào tiết trời khoảng tháng 4-7
    tại Trung Quốc, họa mi đã trưởng thành. Chúng thường giao
    phối vào lúc trời hừng sáng, kế đến là xây ổ. Ổ
    được xe kết bằng tre trúc, cỏ khô, nhánh tùng...; xây thành
    hình dáng cái ly hoặc hình trụ tròn; chọn đặt trong bụi cỏ
    rậm ở mặt đất hoặc khoảng nhánh của cây nhỏ. Trứng thường
    là màu đá quí xanh sẫm, xanh lục hoặc xanh lam nhợt, có lúc
    điểm phớt những chấm sọc. Mỗi ổ chúng đẻ từ 3 đến 5
    trứng. Mỗi cặp họa mi trưởng thành, mỗi năm có thể ấp
    được từ 2 đến 3 lứa chim con.

    Chim con từ trứng nở ra không đủ ngày,
    lông măng chưa mọc đủ, chim con chưa rời ổ; đến khi lông
    chim con mọc dầy đều; lúc có thể rời ổ, gọi là chim "lông
    tơ". Từ giai đoạn "lông tơ" qua năm thứ hai, sau
    khi đã thay lông gọi là chim "lông đủ". Trải qua sau 2
    năm, họa mi trưởng thành gọi là "lông già". Khoảng
    thời kỳ từ lúc chim còn ở ổ, lông tơ, lông đủ; suốt
    trong ba giai đoạn này đều gọi chung là chim con.

    Trong giai đoạn chim con, tánh tình chúng hiền
    lành, dễ dàng thuần dưỡng như ở cấp sơ học, nhưng tiếng
    hót ngắn, không giống như giọng cất cao lanh lảnh lúc trưởng
    thành. Chim ở giai đoạn "lông già" tức chim đã trưởng
    thành, tánh tình nóng nảy rối rít, luôn giao động, cho nên
    khó thuần dưỡng. Nhưng nếu sau khi luyện chúng "mở miệng"
    hót được, dễ dàng đưa giọng hót của chúng mỗi lúc càng
    nâng cao. Ngoài thời kỳ thay lông, thì hầu như suốt bốn mùa
    chúng luôn cất tiếng hót lanh lảnh vang dội!

    Một con họa mi đủ tiêu chuẩn, bản lãnh
    có thế đang đứng đấu hót, có thể đánh giá sơ bộ như
    sau: - thân thể đứng yên một chỗ, không liếc ngoái tứ phía
    - đầu ngẩng cao mà không nhìn xuống - chóp đuôi cúp xuống -
    đôi cánh giữ yên, không quạt lên - lông ốp sát thân - mỏ
    nhọn ưỡn dài. Nhìn chung tổng thể sắc diện của chim ở thế
    tỉnh táo, tự tin, oai phong là đạt ưu điểm "dách lầu"
    (số 1)

    2 - Bắt chim con và mớm dưỡng

    Họa mi thường mỗi năm đẻ sai là 2 lứa,
    thời gian ấp trứng đến khi nở chim con là khoảng 9 ngày,
    chim con phải do cả chim cha và mẹ mớm thức ăn. Từ 3 đến 4
    tuần lễ chim con có thể rời khỏi ổ, nhưng cơ thể vẫn còn
    yếu. Chúng được tiếp tục đút thức ăn suốt 6-7 tuần lễ,
    sau đó mới tự bay đi kiếm thức ăn.

    Mỗi ổ họa mi con, chỉ có từ 3 đến 5
    con, do đó có cách phân biệt trống mái theo kinh nghiệm như
    sau:


    * Ổ chim chỉ có 3 con, có thể là 2 trống
    1 mái.
    * Ổ chim chỉ có 4 con, có thể là 2 trống,
    2 mái.
    * Ổ chim chỉ có 5 con, có thể là 3 trống,
    2 mái.
    * Số ít ổ chỉ còn 3 mái.


    Ngoài ra, còn một số qui luật:


    * Con phá vỏ đầu tiên là con trống.
    * Ổ chim chỉ có 3 con: con lớn nhứt và lớn
    thứ 3 là trống.
    * Ổ chim chỉ có 4 con: như trường hợp
    trên.
    * Ổ chim chỉ có 5 con: con lớn nhứt, lớn
    thứ 3 và lớn thứ 5 là trống, còn lại là mái.


    Chim con trống thì lớn con, sức ăn rất mạnh,
    mỏ há rộng. Lúc chúng há mỏ đòi ăn, hãy nhìn trong họng:
    - bên mép nhiều màu hồng đỏ là trống - bên mép màu vàng
    là mái.

    Bắt chim con khỏi ổ thường là sau khi nở
    khoảng 15 ngày, thì chim mới cứng cáp. Cần phải chú ý nên
    bắt vào buổi sáng, không bắt vào buổi tối. Theo đời sống
    tự nhiên, vào buổi sáng thức ăn dồi dào, chim con được
    no đủ, thân thể khỏe mạnh. Nếu qua đêm, khi trời thay đổi
    lạnh, thức ăn hoang dã thiếu, chim cha mẹ tìm mồi khó, nên
    chim con dễ yếu sức, tiều tụy, ảnh hưởng đến việc thuần
    dưỡng. Theo dõi ổ chim con, bằng cách nhìn hướng tha mồi về
    của chim cha mẹ. Ngoài ra, có thể nhìn các tàn cây, bụi rậm
    có rải rác phân chim, tìm thấy gần đâu đó có ổ chim.

    Sau khi tìm được ổ chim, cần chọn ra con
    trống trong ổ và để yên ổ của chúng. Nên chọn con có thể
    hình lớn, mỏ lộ hình gồ lên, lỗ mũi rộng, sóng mũi nhô
    cao. Các con còn lại thì để yên, tối kỵ không nên khuấy động
    ổ hoặc các nhánh cây bụi rậm chung quanh ổ, phải cẩn thận
    giữ gìn nguyên trạng ban đầu, đợi vài ngày sau thì trở lại
    bắt.

    Trước khi bắt nên chuẩn bị thực phẩm
    ngon cho chim con, bắt xong nên đặt chim con trên cỏ khô lót đáy
    lồng. Hãy giữ nhiệt độ ấm, trên đường về tránh mưa thấm
    ướt.

    Sau khi chọn ra con trống trong ổ chim con, cho
    chúng ăn thức ăn hỗn hợp, thời kỳ chim đang nhú mọc lông
    nhung, lông tơ: phối hợp thực phẩm như sau:


    * Bột đậu hoặc đậu nành: 2g
    * Lòng đỏ trứng gà luộc: 3g
    * Rau cỏ xanh: 2g
    * Thịt cá tươi tán nhuyễn (bột cá, thịt
    nạc): 3g.


    Cả 4 thứ trộn chung với lượng nước vừa
    đủ thành dạng hồ nhão.

    Đến giai đoạn chim đã mọc "lông đủ",
    phải qua năm thứ 2, nhu cầu về thể trạng và sức lực tăng
    trưởng. Thời kỳ này phải cho tăng thêm chất khoáng vỏ trứng
    gà xay nhuyễn hoặc bột xương. Ngoài ra, cần cho ăn thêm các
    loại côn trùng như: sâu keo (loại sâu hay ăn hại lúa), cào
    cào, châu chấu...

    Nguồn Sưu tầm trên Internet
     

  2. choekhuyen

    choekhuyen Thành viên Mới

    Tham gia ngày:
    6/10/10
    Bài viết:
    3
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Họa Mi chàng ca sĩ rừng xanh

    bài viết rất hay
     
  3. KtsBim

    KtsBim Thành Viên Tích Cực

    Tham gia ngày:
    20/9/10
    Bài viết:
    1,027
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    38
    Nơi ở:
    ***Hà Đông***
    Ðề: Họa Mi chàng ca sĩ rừng xanh

    Hay sao ko thanks người ta đi cụ ơi??
     
  4. Coc Tia

    Coc Tia Thành Viên Tích Cực

    Tham gia ngày:
    24/4/11
    Bài viết:
    1,033
    Được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    38
    Ðề: Họa Mi chàng ca sĩ rừng xanh

    Bạn nào mới chơi mi nên xem qua bài này rất có ích. Úp lên nàooooooooo.... **==
     

Nếu chưa có nick trên chimcanhviet.vn thì dùng nick facebook bình luận nhé