HN. Quá trình lam cây bonsai

Thảo luận trong 'Hội Đam Mê Bonsai' bắt đầu bởi ônglão_vườnchim, 8/9/13.

  1. ônglão_vườnchim

    ônglão_vườnchim Thành viên Mới

    Tham gia ngày:
    1/9/13
    Bài viết:
    0
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Sưu tập

    Hành trình làm một cây bonsai



    Bonsai không chỉ là kỹ thuật đơn thuần mà còn là một nghệ thuật đặc biệt. Mỗi cây bonsai là một tác phẩm độc đáo; không có hai tác phẩm bonsai nào giống hệt nhau. Ẩn chứa trong mỗi tác phẩm ấy là một triết lý riêng, thể hiện mối giao hòa giữa thiên nhiên và con người. Với nhiều nghệ nhân, bonsai còn hơn cả một người bạn tâm giao tri kỷ, chia sẻ buồn vui…[​IMG]

    Bonsai - Hành trình ngàn năm


    Nghệ thuật bonsai xuất hiện đầu tiên ở Trung Quốc cách đây hơn 1.000 năm và được gọi là pun-sai chỉ việc trồng những loại cây đơn lẻ trong chậu.


    Cùng với nhiều giá trị văn hóa khác của Trung Quốc, bonsai du nhập vào Nhật Bản trong khoảng thời kỳ Kamakura (1185-1333) thông qua Phật giáo thiền phái khi đó đang rất phát triển ở châu Á.


    Ngày nay, bonsai đã phát triển và phản ánh được thị hiếu ở nhiều nước, nhiều nền văn hoá. Riêng với Nhật Bản, bonsai được coi như là một biểu tượng của văn hoá và tư tưởng. Năm mới sẽ không trọn vẹn nếu tokonoma (góc đặc biệt trong mỗi ngôi nhà của người Nhật dùng để trưng bày các vật trang trí và các giải thưởng) lại thiếu đi một cây mơ hoặc mận đang nở hoa.


    [​IMG]
    Ngày nay, bonsai đã phát triển và phản ánh được thị hiếu ở nhiều nước, nhiều nền văn hoá.


    Bonsai là hình ảnh thu nhỏ của vẻ đẹp thiên nhiên. Qua bàn tay chăm sóc tỉ mỉ và nghệ thuật gia công của các nghệ nhân mà mỗi chậu bonsai thường ẩn chứa một nội dung tư tưởng nhất định, thể hiện mối giao hòa giữa thiên nhiên và con người. Đồng thời bonsai còn là sự kết hợp hài hòa của nghệ thuật thi họa, gốm sứ, điêu khắc. Vì thế mà người ta mới nói Bonsai là “thơ ca vô thanh, hội họa lập thể”.


    Cây trong bonsai phải phối hợp với bồn thể (chậu cảnh), khung giá, hòa hợp với nhau, dựa vào nhau và cấu tạo thành một hình tượng nghệ thuật mới hoàn mỹ và phát huy mạnh mẽ hiệu quả nghệ thuật của bonsai. Đây chính là điểm khác biệt cơ bản giữa bonsai và cây cảnh thông thường. Khi thưởng ngoạn cây cảnh, người ta tập trung nhiều hơn vào việc ngắm hoa và lá. Ở bonsai, sự thưởng lãm thường nằm ở vẻ đẹp của toàn cây và sự hòa điệu của cây với chậu cảnh.


    Mỗi người có cách cảm nhận khác nhau và vì thế bồn cảnh cũng có nhiều kiểu dáng khác nhau. Người lớn tuổi thích kiếu dáng chịu ảnh hưởng của Nho giáo, thể hiện thế cây: phúc - lộc - thọ, ngũ phúc, phu tử, mẫu tử, huynh đệ, bằng hữu,... Người trẻ tuổi thích phóng khoáng, lãng mạn thì tạo thế cây ngang hoặc trễ đổ xuống như dòng thác.


    Chơi bonsai, người xưa thường chú ý bốn yếu tố: “nhất hình, nhì thế, tam chi, tứ diệp”. Chính vì vậy, ta thấy cây cảnh uốn lượn thành 3 tầng, 4 đoạn thân, 5 chùm nhánh là để tượng trưng cho "tam cương" (quân thần, phu tử, phu phụ), "ngũ thường" (nhân, lễ, nghĩa, trí, tín), "tam tòng" (tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử) và "tứ đức" (công, dung, ngôn, hạnh).


    "Sành" chơi cây cảnh, các cụ lấy 10 cây hoa cảnh dáng thế (thập toàn) tạo thành 3 bộ chính làm cốt lõi cho nghệ thuật bonsai. Đó là tứ linh, tứ quý và tam đa.


    Tứ linh gồm 4 loại cây: đa, sung, sanh, si ứng với tứ hình trong động vật: long, ly (lân), quy, phượng. Đây là cây gỗ lưu niên cùng họ, chịu được nắng mưa mà vẫn xanh tươi 4 mùa.


    Bộ tứ quý gồm: tùng, trúc, cúc, mai ứng với tứ bình, hợp với tứ thời (xuân, hạ, thu, đông). Nó đồng thời thể hiện ước vọng hạnh phúc vĩnh cửu của con người.


    Bộ tam đa gồm 3 loại cây: sung, lộc vừng, vạn thọ, ứng với phúc - lộc - thọ.


    [​IMG]
    Chơi bonsai, người xưa thường chú ý bốn yếu tố: “nhất hình, nhì thế, tam chi, tứ diệp”.


    Về dáng thế của bonsai, dựa theo hình dáng cây trong tự nhiên, có thể chia thành năm kiểu dáng cơ bản sau:


    - Dáng trực (trực quân tử, thẳng): Thân cây thẳng, mọc thẳng đứng, mang tính chất không thay đổi, thon dần từ gốc đến ngọn.


    - Dáng trực lắc: Dáng này hay gặp ngoài thực tế nhất, thân cây lắc từ duới thon dần lên ngọn.


    - Dáng xiên: Thân cây nằm xiên về bên trái hoặc phải, cũng thon dần từ gốc lên đến ngọn.


    - Dáng bay: Kiểu này giống như 1 cây ở sườn núi ngoài thiên nhiên. Các nhánh thấp nhất mọc ở dưới mép chậu cho đến khoảng tầm giữa lưng chậu.


    - Dáng đổ (thác đổ): Kiểu này có các nhánh thấp nhất, thấp hơn đáy chậu, Tạo dáng giống như một ngọn thác chảy qua ghềnh là đẹp nhất.


    Ngày nay, do quá trình tạo dáng và sự phát triển ngày càng tiến bộ, bonsai lại có thêm nhiều dáng mới. Tuy nhiên, dù đã hoặc sau này có phát sinh ra thêm nữa thì vẫn chỉ dựa trên năm dáng cơ bản trên.


    Nghệ nhân cây cảnh nghệ thuật Lê Hữu Quyết cho rằng, trong nghệ thuật cây cảnh, cái khó nhất là tạo dáng cho cây. Nhờ bàn tay uốn tỉa, ghép tạo khéo léo của con người mà cây có những thế đẹp. Thân đứng thẳng ngạo nghễ, hùng dũng là thế trực. Ngả rạp ngang rồi mới xòe tán là thế hoành. 2 cây ghép đôi là song trụ. Lại uốn, nắn, g̣ò cho cây thành thế ngọa long (con rồng nằm), giao long (đôi rồng lượn), phượng vũ (chim phượng múa), bạt phong (gió cuốn)... Bên cạnh những cây thế được tạo dáng, nhiều người chơi cây cảnh đã dựa trên thế có sẵn để sáng tạo ra thế mới lạ như hai cây ghép thành một gốc hay kiểu một gốc phân ra nhiều thân cao thấp khác nhau, xoắn xuýt với nhau.


    Ngày nay, nhiều người chơi cây tạo dáng theo kiểu cách tân và cho ra những cây cảnh có giá trị thẩm mỹ khá cao như cây được uốn theo thế "hạn phụ thạch" (cây ôm đá). Đây là kiểu cây có rễ xuyên qua kẽ đá bao trùm lên đá. Hay như kiểu cây liền rễ (còn gọi là qua cầu), đây là cây có chùm rễ xù xì lộ ra nhưng không đứng riêng lẻ mà dính liền với nhau.


    Thoạt nhìn, thú chơi cây cảnh tưởng như đơn giản, hàng ngày chỉ cần tưới nước, cắt tỉa giữ cho cây luôn xanh tốt là được nhưng thực chất đây là một quá trình tìm tòi đầy sáng tạo của người chơi. Trên cơ sở tổng hợp thông tin từ các nguồn, đặc biệt là các website chuyên về cây cảnh và nghệ thuật bonsai, bài viết sau đây sẽ giới thiệu tới các bạn những kiến thức, kinh nghiệm cơ bản trong nghề trồng cảnh bonsai.

    Bonsai - các phương pháp truyền giống


    Vật liệu dùng thực hiện bonsai loại nhỏ và mini chủ yếu được chế tạo bằng những phương pháp nhân tạo. Ngoài việc gieo hạt và chọn cành, ta cũng phải vận dụng nhưng phương pháp truyền giống đặc biệt.


    [​IMG]
    Ngoài việc gieo hạt và chọn cành, ta cũng phải vận dụng nhưng phương pháp truyền giống đặc biệt.


    Gieo hạt: Có thể gieo hạt cho tất cả các loại cây hoa và ra quả. Hạt cần được ngâm trong nước ở nhiệt độ 30 - 40 độ C để thúc cho hạt đâm chồi.


    Nếu vỏ của hạt cứng quá không thụ nước được nhanh, ta nên ngâm trong nước nóng 80 độ C. Gieo hạt đã ngâm nước trong một cái bát có đất, hoặc ở miếng đất nhỏ riêng biệt. Trên mặt đất cần được phủ lá thông hoặc trấu để đất không bị xói khi tưới nước. Sau khi chồi non nhú lớn thì bỏ lớp lá thông hoặc trấu. Ta có thể gieo hạt vào mùa thu hoặc vùi hạt trong đất ướt rồi chờ đến mùa xuân thì gieo. Hạt cây thích và cây du Nhật Bản thì có thể gieo ngay sau khi lấy được từ cây.


    Giâm cành: Phần lớn cây được truyền giống bằng cách giâm cành, tuy cũng có một số cây như du, đậu tía, dâu rừng, mộc qua có hoa thì có thể truyền giống bằng cách giâm rễ. Giâm cành, cành cứng hay mềm, thì tùy theo thời gian mà cắt cành. Cành cứng là cành đã trở thành gỗ trong thời gian rụng lá. Chồi non, nói chung sẽ dài từ 5 cm - 15 cm. Phần trên của chồi cần giữ lại vài lá búp và phần dưới (chỗ mặt bị cắt) thì cần cắt gần chỗ có mấu (đốt) để rễ mới dễ trổ. Giâm cành mềm thì điều tối cần thiết là phải cắt cành non mà cành đó đó một thân cứng cáp, trở thành gỗ và cắt vào mùa mưa, thường là tháng tư và tháng năm. Phần trên cùng của cành non nên giữ lại hai lá, còn đầu dưới nơi cắt thì nên giữ lại lớp vỏ nơi giao nhau của các cành cũ để rễ mới mau tăng trưởng. Cành mềm giâm xong thì cần được che nắng và phun bụi nước đều khắp mặt lá. Đất cắm cành giâm luôn giữ ướt xốp và nhặt hết côn trùng. Cành giâm phải được cắm vào đất hơn nửa chiều dài của nó và tưới đẫm nước ngay sau khi cắm.


    Có một số cây không sống được bằng cách giâm cành nhưng lại sống được bằng giâm rễ. Nói chung, một rễ giâm thường dài 10 cm và ba phần tư của nó phải cắm xuống đất. Một rễ dài, mảnh có thể để cho nó bò ngoằn ngoèo trên mặt đất. Sau khi trồng, chồi non thường mọc ngay vết cắt đầu trên của rễ giâm. Nếu muốn chồi mọc ra hướng khác, ta cạo lớp vỏ phía muốn chồi mọc, chồi non sẽ nhú ra chỗ vết cạo đó.


    Trồng cành giâm của một cành cây già là một phương pháp mới mẻ đối với bonsai. Để rút ngắn thời gian tạo hình một bonsai, những cành già được dùng như chồi non cho việc truyền giống. Những cành già, xoắn, có dáng đẹp khác nhau được chọn để thực hiện. Ngay khi thấy cành có khả năng sống sót, người ta tỉa sơ qua, và thế là nó có thể được đem trồng. Nếu một cành hoàng dương một năm tuổi sống được sau khi trồng, mười năm sau nó mới cao thêm được khoảng 1.5 cm. Nếu kiếm được một cành hoàng dương như thế, ta có thể tạo dáng cho nó vào năm sau khi các rễ của nó mọc đầy đủ. Ngoài hoàng dương, cành giâm từ cây nhựa ruồi Trung Quốc, Hedge sageretia, du, đậu tía, hoa trà Fujian, hoa nhài có mũ và hoa nhài sao Trung Quốc có thể thực hiện phương pháp ghép cành. Phương pháp sau đây cần được áp dụng: cắt một cành già, dáng đẹp. Nếu cắt từ loại cây xanh quanh năm thì nên giữ lại một ít lá. Chôn cành nghiêng một bên trong đất, chỉ để nhú lên phần ngọn của lá. Ta có thể trồng những cành giâm như thế vào mùa xuân, hè và thu. Loại cây nào cũng cần được che nắng vào mùa hè và thường xuyên phun bụi nước cho lá, giữ bề mặt lá luôn ẩm.


    Sau khi cành giâm như thế được trồng, một rễ mới sẽ nhú ra trong vòng một đến hai tháng.


    Chiết cành trên không: Nếu việc giâm một cành có dáng đẹp không sống được, ta có thể dựng phương pháp chiết cành trên không. Trước hết, gọt bỏ lớp vỏ dưới điểm ta đã chọn. Vùng thân cây gọt vỏ ta phải đo bằng đúng gấp ba lần đường kính của thân cây. Nếu là cây thuộc họ thông, nhựa sẽ rỉ ra sau khi bị gọt vỏ. Phần vỏ phía trên và phía dưới chỗ vỏ bị gọt cần được quấn chặt bằng dây kẽm. Đây là sự can thiệp cần thiết để ngăn chặn những đường ống dẫn trong sợi vỏ khi chất dinh dưỡng tạo ra từ lá cây đi xuống, tuôn ra chỗ bị đứt, chúng sẽ tích tụ tại đó, giúp hàn nhanh những chỗ bị thương và thúc cho rễ mới chúng mọc đến.


    Nên phủ kín vết cắt bằng bùn, cho thêm hormone thực vật vào bùn, phủ ngoài bùn bằng rêu rồi quấn tất cả bằng một tấm phim nhựa. Phải giữ như thế trong vài ngày và ướt nước đều. Một hoặc hai tháng sau, rễ mới mọc, cành có thể cắt được và đem trồng. Sau khi thấy có rễ mới xuất hiện, phải giữ cây trong bóng mát, giữ cành, lá và đất luôn ẩm trong hai tuần. Phương pháp chiết cành trên không có thể áp dụng vào mùa xuân và hạ, cũng có thể vào đầu mùa thu.


    Có nhiều cách chiết cành. Những cách chiết cành thông thường gồm có: chiết cạnh, chiết giâm, chiết gần (cũng gọi ghép áp), chiết cành non và chiết rễ chiết cạnh. Phương pháp này thường được dùng để truyền giống thông trắng và thông kim tuyến Nhật Bản. Ta nên thực hiện việc chiết cành những loại cây đó vào đầu mùa xuân, vì đó là lúc cây chưa đâm chồi nhưng là thời điểm sắp đâm chồi. Nếu ta chiết thông trắng và thông kim tuyến Nhật Bản thì nên chọn cây thông đen Nhật Bản họ thông Masson được hai đến ba năm tuổi nhưng có những chồi non và lỏ ở gốc ghép.


    Một cành non từ một đến hai năm tuổi được chọn làm mầm thì cần dài khoảng 10 cm. Khoảng 10 cụm lá ở đỉnh cần giữ lại, những cụm khác thì cần loại bỏ. Ta cắt phía dưới chồi non này một đường chéo dài 2 cm ở một bên, một đường chéo 1/2 cm ở bên kia. Sau đó, rạch một đường xiên ở gốc ghép gần nơi tiếp giáp với đất. Vết rạch này phải ở một góc 30 độ với trục thẳng đứng với gốc ghép. Chiều sâu của đường rạch phải bằng một phần ba đến một nửa bề ngang của gốc ghép được dựng. Kế đến, ta cắm chồi non vào vết rạch chéo, bề mặt vết cắt dài hướng lên trên, đặt thẳng phần “cambnan” (nghĩa là lớp sợi vỏ có sự sống bên dưới vỏ cây) của chồi non khớp với gốc ghép, buộc chúng lại bằng một lớp nilon. Khi thấy cành chiết (ghép cạnh) này sống được, ta chờ đến mùa đông thì cắt lấy cành khỏi gốc ghép.


    [​IMG]


    Chiết giâm: Phương pháp chiết giâm được áp dụng khi nhựa bắt đầu chảy nhưng cây không ra chồi non. Phương pháp này thường được áp dụng để truyền giống cây mận đào trường sinh, đậu tía. táo dại và cây sơ-ri có hoa Nhật Bản. Để chiết cành, gốc ghép cần được cắt bỏ khoảng 3 cm trên mặt đất. Phần thân trơn láng hơn thường được chọn, ta rạch một đường khoảng 3 cm giữa phần gỗ và vỏ. Hai hoặc ba chồi cần được bảo dưỡng ở phía trên của mầm, đầu thấp ta gọt nhọn như mũi lao, cũng giống như cách ghép cạnh. Sau đó, ta áp mặt cắt dài vào phần cứng của gốc ghép nhưng nếu ta đặt chính xác phần “cambnan” của cành mầm và gốc ghép, việc chiết coi như thành công. Vỏ của gốc ghép cần được giữ liền ở bên ngoài và cột chặt bằng một lớp nilon rồi ta nén đất cho chặt.

    Chiết gân (ghép áp): Kết hợp cành non với một gốc ghép trong khi cả hai đang phát triển bình thường bằng rễ của riêng chúng. Nhờ vậy cành chiết sẽ dễ sống hơn trong quá trình chiết vì cả cành và gốc ghép đều được sự hỗ trợ của rễ riêng. Phương pháp này thường được áp dụng cho những loại cây ít khả năng sống còn. Việc ghép áp được thực hiện để hoàn chỉnh dáng của cây. Trong quá trình ghép như vậy, trước hết phải chọn lựa vị trí nơi tiếp giáp của gốc ghép và chồi rồi gọt chính xác nơi đó, cả chồi và gốc ghép khoảng một phần ba đến một nửa sau vào trong thân gỗ. Chiều dài của vùng giao nhau tùy theo chiều ngang của chồi, thường thì chính xác gấp bốn lần đường kính của chồi. Sau đó, áp hai phần gọt vào nhau, cột chặt chằng lại bằng nylông. Thường thường vết thương của chúng sẽ lành khoảng một tháng sau. Khi thấy chồi sống được, ta cắt chồi ở chỗ giao nhau, gốc ghép thì cắt ở phía trên. Phương pháp ghép này có thể áp dụng chúng trong thời gian tăng trưởng của các loại cây.


    Chiết cành non: Nếu ta tìm được một thân cây cụt có dáng đẹp nhưng chưa hoàn chỉnh, ta có thể ghép những cành non đó tuyển chọn vào những cành có chồi non của thân cây cụt để có những hoa đẹp và quả to. Ví dụ, ta có thể chiết ghép một cành dâu dại non đang có quả và một thân cây dâu dại cụt đào ở nơi hoang dã, hoặc ta cũng có thể chiết những cây lai họ đỗ quyên vào cây khô họ đỗ quyên hoặc đỗ quyên tuyết . Để ghép như vậy, ta cắt bỏ phần dưới của cành non gốc ghép, gọt sạch, chẻ nó một đường thẳng chính giữa khoảng 1 cm. Kế đến, gọt hai nhát hai bên cành để ghép, tạo thành hình mũi lao ở phần dưới, cắm nó vào khe ta đó chẻ của cành non gốc ghép. Nếu gốc ghép to lớn lớn, có nhiều cành tỏa rộng, ta có thể ghép nhiều cành non một lúc. Sau cùng, ta buộc chúng lại bằng nilon và dùng bao nilon che trên ngọn của những chồi non để giữ không cho lá bị khô.


    Chiết rễ: Lấy rễ của một cây còn nhỏ gốc ghép rồi nối một cành nào vào nó là phương pháp chiết rễ thông thường. Nếu một cây thiếu một rễ lớn, rễ chính tỏa ra nhiều rễ nhỏ ở mọi hướng, ta có thể áp dụng cách chiết nhiều rễ ở gốc và có thể chiết ở ngay một cành non có dáng đẹp phía phần dưới rồi trồng luôn nó trong đất. Nhờ vậy, ta có thề tự tạo rễ để kết cấu một cây trở nên hoàn mỹ.


    Dưới đây là clip về nghệ thuật bonsai:



    Khắc và uốn thân cây


    Không thể nào uốn được những cây già đào ở nơi hoang dã. Chúng cần được khắc, tô điểm nếu chúng thiếu vẻ đẹp. Khi cây già được đem trồng trong mâm, sự tăng trưởng của chúng bị chững lại, mọi vết thương đều khó lành sau khi bị cắt cành, nếu được khắc, chúng sẽ mang dáng dấp dãi nắng dầm mưa của cây sống lâu năm nơi hoang dã.

    [​IMG]
    Không thể nào uốn được những cây già đào ở nơi hoang dã. Chúng cần được khắc, tô điểm nếu chúng thiếu vẻ đẹp.


    Để tạo bề ngoài già nua cho cây non, ta khắc phía trước của thân, nhưng chú ý tuyệt đối không được khắc một đường vòng quanh lớp vỏ của thân, vì như thế, ta đã cắt đứt những ống dẫn nhựa và ống bọc trong vỏ cây. Sau khi khắc, những cây non trông dày dạn, gian khổ, mang nét giản dị cổ kính và sự quyến rũ mỹ thuật. Nếu một thân cây quá mảnh mai, không già cỗi, ta có thể đính một miếng gỗ già, gân guốc vào trước thân nó, để những cành và lá non sẽ trông như mọc từ một cây già cỗi.


    Nếu một thân cây cần được uốn cong, trước hết ta quấn nó bằng dây gai dầu, hoặc đặt một sợi dây gai dầu bên ngoài nơi ta định uốn trước khi nó cốt để nâng đỡ cây không gãy khi bị uốn. Nếu thân cây hơi lớn, ta sẽ rất khó uốn. Hãy dùng dao khắc đề mở một đường khe nơi ta định uốn, sâu khoảng hơn 2/3 vào trong thân gỗ rồi quấn thân cây bằng dây gai dầu. Vết cắt phải xiên theo chiều uốn nếu không thì vết thương sẽ tóac ra khi bị uốn. Buộc chặt cây lại bằng dây điện sau khi uốn. Vết thương sẽ lành trong vòng hai tháng.


    Uốn cành


    Có nhiều phương pháp uốn cành. Cách thức cổ truyền Trung Quốc là uốn cành bằng dây cọ (loại cây họ cau dừa), hiện nay vẫn còn được áp dụng. Nhưng hiện nay người ta thích dùng dây kẽm hơn. Hầu hết người yêu bonsai đều uốn cành bằng dây kẽm, vì nhanh chóng và tiện lợi hơn.


    Trước khi uốn, ta tỉa bớt lá, cắt bỏ những cành quá sát nhau gây khó khăn trong việc tạo dáng cho cây. Trong cấu trúc bonsai, nên tránh những cành song song, tỏa đều, gối lên nhau, uốn về phía sau, trước chéo, đối xứng và cành rũ. Nên loại bỏ vỉ chúng làm mất vẻ thẩm mỹ của tổng thể cảnh quan.


    Tiến trình của việc uốn là trước hết uốn thân chính, rồi đến cành chính, sau là những cành quanh thân cây khởi đi từ gốc lên ngọn, cành lớn trước, cành nhỏ sau. Để quấn thân cây bằng dây kẽm, ta cắm một đẩu dây kẽm sâu trong đất của mâm. Không quấn quá chặt hay quá lỏng và đường quấn chéo phải hình thành những góc 45 độ với trục thẳng đứng của cây.


    Sau khi quấn xong, ta uốn cành bằng cách xoắn thật nhẹ nhàng theo hướng quấn dây kẽm để dây kẽm luôn luôn được giữ chặt vào vỏ cây. Những loại cây sớm rụng lá thì thường mau tăng trưởng, do đó, có thể tháo dây kẽm sau ba, bốn tháng.


    [​IMG]


    Còn đối với thông, bách thì phải hơn một năm. Những cây hay cành lớn thì thời gian sẽ lâu hơn. Nếu cây hay cành trở lại hình dáng ban đầu sau khi ta tháo bỏ dây kẽm, hãy quấn lại một lần nữa và buộc chặt. Vì vỏ cây thích và lựu hơi mỏng, ta cần bọc dây kẽm bằng một lớp giấy để không làm đau cây đồng thời ngăn cản sức nóng mặt trời truyền vào dây kẽm, làm hỏng cây. Phải để ý tháo bỏ dây kẽm đúng lúc, nếu không, dây kẽm sẽ ăn ngập sâu vào trong vỏ làm hại đến sự phát triển của vỏ cây.


    Để tạo dáng già nua cho cây, gọt bỏ vỏ một số cành rồi rắc hỗn hợp vôi - lưu huỳnh vào chỗ gọt để chúng đổi sang màu trắng. Trong thiên nhiên, rễ của cây già thường lộ trên đất, bò ngoằn ngoèo. Để tái tạo cảnh kỳ dị đó, rút rễ cây thật nhẹ nhàng hàng năm khi ta trồng lại cây vào mâm hay chậu khác, cây sẽ dần dần phô bày rễ trên mặt đất. Ta uốn rễ vào thời gian còn ít tuổi cũng bằng cách cuốn dây kẽm sẽ mục trong đất, nhưng những rễ ngoằn ngoèo sẽ giữ nguyên hình dáng.


    Sang chậu và thay đất


    Khi đất trong chậu đã cạn kiệt chất bổ dưỡng thì bonsai có hiện tượng: cây không còn tươi tắn, xuống sức, bộ lá kém tươi và bắt đầu nhuốm vàng, các cành như không thể cất cao lên được, nhiều rễ con nhú lên mặt đất chậu, lớp đất trên bề mặt chậu mỏng dần đi. Những triệu chứng trên cho thấy đã đến lúc thay đất cho cây.


    Theo thời tiết nước ta thì nên sang chậu vào mùa xuân hay trước mùa mưa khi cây bắt đầu đâm chồi, nảy lộc vì thời tiết mát mẻ.


    Dùng dao cùn xắn từ từ phần đất sát thành chậu cho đến khi bầu đất và thành chậu được tách ra hay trước đó một buổi ta tưới nước cho đất thật nhão, như vậy chỉ cần nghiêng chậu là lấy cây ra được.


    Tiến hành cắt bỏ rễ lớn và rễ con đã quá già và chỉ chừa lại những rễ non. Nên dùng loại kềm bén để hớt bớt rễ, vết cắt cần ngọt, không được giập nát. Bộ rễ sau khi xử lý xong phải được gọn gàng.


    Đây cũng là dịp tốt để ta cắt tỉa những cành, nhánh mọc không đúng cách, hoặc sửa đổi chúng.


    Bón phân


    Bón phân định kỳ 1 - 2 tháng/lần, lượng bón cho mỗi cây/đợt tùy theo cây lớn nhỏ như sau:


    - 20 - 30 gam Compomix.


    - 5 - 10 gam NPK 20 - 10 - 10.


    Nếu trồng cây trong chậu thì cứ 3 - 4 tháng thay đất một lần bằng cách bỏ bớt 1/4 - 1/3 đất cũ trong chậu thay bằng hỗn hợp đất sạch Compost Đầu Trâu.


    Phun phân bón lá Đầu Trâu:


    - Thời kỳ cây đang lớn hoặc sau cắt tỉa: Pha 1 - 2gam Đầu Trâu 501 trong 1 lít nước, phun định kỳ 7 - 10 ngày/lần.


    - Thời kỳ sau khi chuyển chậu hoặc cắt tỉa: Pha 1 - 2 gam Đầu Trâu 701 trong 1 lít nước, phun định kỳ 7 - 10 ngày/lần.


    - Phun dưỡng cây định kỳ bằng cách pha 1 - 2gam Đầu Trâu 901 trong 1 lít nước, phun định kỳ 7 - 10 ngày/lần.


    Dưới đây là clip hướng dẫn kỹ thuật cơ bản:



    Làm giàu với nghề trồng cảnh bonsai

    [​IMG]


    Tìm hiểu về nghề trồng cảnh bonsai mới thấy đây không chỉ là thú chơi tao nhã mà còn giúp nhiều người vươn lên làm giàu chân chính.


    Sinh ra trong một gia đình có truyền thống sản xuất hoa cảnh, từ nhỏ, anh Lê Minh Tâm - một nghệ nhân còn khá trẻ ở ấp Đông Nam, xã Vĩnh Thành, huyện Chợ Lách, Bến Tre - đã có niềm đam mê đặc biệt với các loại hoa cảnh, nhất là cảnh bonsai. Theo năm tháng, niềm đam mê đó trở thành động lực thôi thúc anh quyết tâm làm giàu từ chính nghề truyền thống của gia đình.


    Hiện tại, anh Tâm có 3 công đất trồng cảnh bonsai với hơn 1.000 gốc quý hiếm lớn nhỏ đủ loại như: kim quýt, mai chiếu thủy, nguyệt quế, mai vàng, cần thăng, thiên tuế, vạn niên tùng,… phần lớn được anh tìm mua ở dạng cây phôi, có nguồn gốc tự nhiên, chưa qua chỉnh sửa nhưng phải thỏa mãn điều kiện về gốc và dáng. Anh Tâm cho biết, với cây cảnh bonsai nhỏ, anh chăm sóc trong thời gian từ 1 - 2 năm, và 5 - 7 năm đối với cảnh bonsai lớn là có thể xuất bán.


    [​IMG]
    Tất cả các gốc kiểng trong vườn kiểng bonsai của anh Tâm đều được uốn tỉa theo 4 kiểu dáng hiện đại cơ bản là: dáng trực, dáng nghiêng, dáng xiên và dáng thác đổ.


    Qua bàn tay khéo léo cùng niềm đam mê nghệ thuật bonsai của anh Tâm, những cây cảnh bình thường sau một thời gian chăm sóc, tạo dáng đã trở thành các tác phẩm nghệ thuật có giá trị kinh tế cao gấp hàng chục lần, cây thấp nhất 1 năm tuổi có giá 300 ngàn đồng và cao nhất là 35 triệu đồng đối với cây từ 5 - 7 năm tuổi.


    Ở vườn cảnh bonsai của anh Tâm, mỗi tuần đều có khách và thương lái từ Tp. Hồ Chí Minh, Cần Thơ, An Giang đến tham quan và đặt hàng. Việc sản xuất kết hợp với kinh doanh đã giúp anh thu về 300 - 400 triệu đồng/năm.


    Anh Lê Văn Quyền ngụ tại phường 10, TP. Vũng Tàu (Bà Rịa - Vũng Tàu) sinh ra và lớn lên trong một gia đình thuần nông nghèo. Không chấp nhận cái nghèo, cái đói mãi đeo đuổi, anh bàn với vợ mượn ngân hàng hơn 100 triệu đồng và huy động vốn từ anh em, bạn bè đầu tư vào nghề bonsai. Hễ có được đồng lời nào là anh lại quay vòng đầu tư cho cây cảnh nghệ thuật. Hiện nay, trong vườn của anh có trên 200 cây cảnh nghệ thuật thuộc 40 chủng loại.


    Theo anh, nghề trồng cây cảnh nghệ thuật không khó nhưng lắm công phu, muốn thành công thì phải tích cực đọc sách báo và “học lỏm”. Anh cho biết: “Lúc đầu làm bonsai tôi chỉ chú tâm tạo dáng, chứ chưa để ý tới kỹ thuật nông nghiệp. Trải qua quá trình thực nghiệm, nay tôi đã có doanh thu hàng trăm triệu đồng/tháng; tạo việc làm cho hàng chục lao động với mức lương bình quân 2,5 triệu đồng/người/tháng”.


    Nhờ nghề cây cảnh mà gia đình anh Quyền mua sắm đầy đủ tiện nghi sinh hoạt, con cái được ăn học đến nơi đến chốn. Anh nói: “Những tài sản bạc tỷ mà gia đình tôi đang có đều là nhờ cây kiểng đấy”. Ngoài thời gian chăm sóc cây, anh luôn sẵn sàng phổ biến kiến thức, truyền kinh nghiệm cho bà con có nhu cầu.


    Có thể nói, bonsai không chỉ là kỹ thuật đơn thuần mà còn là một nghệ thuật đặc biệt. Mỗi cây bonsai là một tác phẩm độc đáo; không có hai tác phẩm bonsai nào giống nhau. Trong nghệ thuật Bonsai, không có trường phái đặc biệt nào dạy kỹ thuật như trong nghệ thuật cắm hoa. Đó là vì chúng ta phải bảo tồn đời sống của cây một cách thường trực. Nếu bạn tìm cách gò bó cây theo một thể cách nào đó mà không kể đến bản chất của nó thì có thể sẽ làm cho cây chết. Sinh lý của cây có giới hạn; bạn cần biết sự hạn chế đó khi tạo Bonsai.

    Không kể những cây ở ngoài đồng hoặc trong rừng, những cây bonsai ở trong khay hoặc trong chậu cũng là những cây sống lâu năm nhờ sự chăm sóc và nâng niu của bạn; chúng chia sẻ những nỗi vui buồn cùng bạn. Một cây anh đào trong thiên nhiên sống được 120 tuổi nhưng những cây anh đào bonsai già hơn nữa không phải là hiếm. Một cây bonsai có đời sống lâu hơn đời sống của bạn hẳn là phải làm cho bạn “kính nể”.


    [​IMG]
    Một cây bonsai có đời sống lâu hơn đời sống của bạn hẳn là phải làm cho bạn “kính nể”.



    Nếu muốn tìm hiểu bonsai tới một chiều sâu nào đó, thì cần tìm cách nắm bắt những kinh nghiệm vượt xa hơn “cây cảnh và cái chậu”. Và nghề sẽ không phụ những ai thực sự đam mê nó.

     

    Quan tâm nhiều
    Đất Kanuma là gì
    Đất Kanuma là gì bởi dochoitre, 1/5/23 lúc 21:32
  2. hoangthom1517

    hoangthom1517 Thành viên Mới

    Tham gia ngày:
    15/11/13
    Bài viết:
    8
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: HN. Quá trình lam cây bonsai

    Đọc hết bài này là ok để mua một chậu cảnh về chăm sóc
     
  3. phuongnambk55

    phuongnambk55 Thành viên Mới

    Tham gia ngày:
    18/4/17
    Bài viết:
    5
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    3
    Giới tính:
    Nam
    Từ lâu An cung ngưu hoàng hoàn được nhiều người truyền miệng như “thần dược” chữa đột quỵ nên dự trữ trong nhà phòng khi có người thân bị tai biến mạch máu não. Tuy nhiên, theo bác sĩ, đây là thuốc Đông y và cần có chỉ định của bác sĩ khi dùng. Sử dụng An cung ngưu sai cách rất nguy hiểm sức khỏe.

    Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) từng gặp nhiều bệnh nhân bị tai biến mạch máu não không qua khỏi hoặc để lại di chứng nặng nề do uống An cung ngưu hoàng hoàn. Theo tiến sĩ Nguyễn Gia Bình, Trưởng khoa Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bạch Mai, đây là những bệnh nhân bị xuất huyết não, được người nhà cho uống thuốc An cung ngưu trước khi nhập viện. Hậu quả là máu chảy ồ ạt, bác sĩ cũng không thể cứu được người bệnh. Trường hợp cứu được thì di chứng để lại rất nặng nề.

    An cung ngưu hoàng hoàn vốn là bài thuốc y học cổ truyền có từ lâu của Trung Quốc, có các vị chính như sừng tê giác, sỏi mật bò, xạ hương. Tuy nhiên, hiện nay, thành phần sừng tê giác đã được thay bằng sừng trâu, sỏi mật bò tự nhiên hầu như không có nên người chế biến thuốc thay bằng sỏi nhân tạo. Xạ hương cũng có nhiều loại, gồm tự nhiên hoặc tổng hợp.

    An cung ngưu cũng có các thành phần như hùng hoàng, chu sa, xạ hương... Đây đều là các dược liệu có độc tính và khi dùng phải có sự kiểm soát chặt chẽ về liều, cách dùng, người dùng và phải có sự tư vấn của thầy thuốc.

    Thuốc có tên An cung ngưu hoàng hoàn lưu hành trên thị trường Việt Nam có nhiều nguồn gốc Trung Quốc, Hàn Quốc, Triều Tiên... được nhập khẩu vào Việt Nam qua đường phi mậu dịch hoặc qua đường chính thức. Hiện nay 4 nhãn hiệu thuốc đã được Bộ Y tế cấp số đăng ký.

    Theo Hướng dẫn sử dụng thuốc An cung ngưu hoàng hoàn, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế), đây là các thuốc Đông y có thành phần gồm các vị dược liệu và phải được sử dụng, kê đơn của các thầy thuốc Đông y.

    Chỉ định: Dùng cho các trường hợp sốt cao co giật, hôn mê, mê sảng; hôn mê do trúng phong (viêm não, viêm màng não, xuất huyết não thể bế chứng: có sốt cao, huyết áp tăng,...).

    Chống chỉ định: Tai biến mạch máu não, viêm não thể thoát chứng và thể chảy máu vào não thất của tai biến mạch máu não, người thể hàn, dương hư, tỳ vị hư hàn; phụ nữ có thai; người suy giảm chức năng gan, thận.

    Thận trọng ở bệnh nhân có tình trạng dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc.

    Cách dùng và liều dùng:

    - Thuốc được dùng đường uống, cần phải dùng thuốc theo đơn, đúng chỉ định và dưới sự giám sát chặt chẽ của bác sĩ y học cổ truyền hoặc thầy thuốc Đông y.

    - Người lớn: 1 viên hoàn, 1 lần mỗi ngày.

    - Trẻ em dưới 3 tuổi: dùng 1/4 viên hoàn, 1 lần một ngày.

    - Trẻ từ 4-6 tuổi: 1/2 viên hoàn, 1 lần một ngày.
     

Nếu chưa có nick trên chimcanhviet.vn thì dùng nick facebook bình luận nhé