GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VẸT “CẮN”

Thảo luận trong 'Vẹt - Két - Xích - Yến Phụng' bắt đầu bởi ngoctuan, 17/5/17.

  1. ngoctuan

    ngoctuan Đại Bàng Bố Ban quản trị

    Tham gia ngày:
    11/9/10
    Bài viết:
    9,242
    Được thích:
    1,956
    Điểm thành tích:
    65
    Giới tính:
    Nam
    Nghề nghiệp:
    IT manager
    Nơi ở:
    Ho Chi Minh
    CẮN
    Vấn đề phổ biến nhất liên quan đến những chú vẹt là cắn. Gần như bất kỳ ai đã từng nuôi vẹt hẳn đều đã được trải nghiệm cảm giác bị cắn ít nhất một lần. Trong khi một số loài có thể có xu hướng nhổ lông hay la hét nhiều hoặc ít hơn binh thường, thi vấn đề cắn lại dường như xuất hiện ở bất kỳ loài vẹt nào. Tin mừng là phần lớn các vấn đề cắn đều có thể được giải quyết. Còn tin đáng lo ngại là có rất nhiều lý do khiến một chú vẹt thích cắn và có thể phải làm vẹt của bạn đau một chút thi mới có thể giải quyết được vấn đề (trừ phi bạn có thể ngăn chặn ngay từ đầu).

    Một chủ vẹt thích cắn có thể bởi rất nhiều lý do khác nhau. Đối với những người chủ không để ý, mọi kiểu cắn đều có vẻ như nhau và đều bị coi là chú vẹt đang tức giận. Trên thực tế, vẹt có cắn vị nhiều lý do khác nhau và đôi khi không phải lúc nào cũng là vì những lý do tiêu cực. Hãy cùng xem những lý do nào đẫn đến ‘việc vẹt thích cắn, và cùng phân tích để tìm ra giải pháp cho từng lý do ấy.

    Lý do phổ biến nhất là vẹt cắn một cách tự nhiên do sợ hãi. Chúng có thể cắn một cách cố tình hoặc theo phản xạ. Bản năng bay hay chiến đấu có được là do quá sợ hãi và khi một chú vẹt không thể bay đi, nó sẽ chỉ còn cách cắn dữ dội. May mắn thay, đây là một trong những kiểu cắn dễ ngăn chặn và dễ giải quyết nhất. Mấu chốt để ngăn chặn vẹt cắn vi sợ hãi ngay từ đầu là hãy tránh tạo cảm giác hoảng sợ cho vẹt và hãy làm quen trước cho vẹt với những thử có thể khiến nó sợ hãi. Với một chú vẹt mới, giả sử rằng nó thấy sợ tất cả mọi thứ và mọi người. Khi đó, hãy làm mọi thứ thật chậm, giới thiệu mọi thứ thật từ từ và tránh làm nó giật mình. Nếu chú vẹt bắt đầu thấy không thoải mái, hãy tiếp tục chậm hơn nữa có thể. Nếu bạn làm mọi thứ quá chậm, bạn có thể tiến bộ được ít hơn trong quá trình luyện tập, nhưng khi đó bạn đã có thể ngăn chặn được vấn đề cắn, không làm cho nó tiến triển thêm. Điều này thậm chí còn đáng quý hơn rất nhiều cho mối quan hệ của bạn và chú vẹt.

    Bằng việc cho phép chú vẹt bay, nó sẽ có nhiều khả năng lựa chọn việc bay đi khi nó bắt đầu cảm thấy sợ hãi. Điều này giúp giải quyết trước được vấn đề cắn rất nhiều, nhưng lại chuyển sang một số vấn đề về bay. Những vấn đề về bay dễ kiểm soát hơn và ít gây đau đớn hơn nhiều so với vấn đề về cắn và cũng sẽ được tôi đề cập đến kỹ hơn trong chương này. Bằng việc áp dụng những phương pháp huấn luyện đã được nói đến trong những chương trước của cuốn sách này, vẹt của bạn sẽ học được cách không sợ bạn, và trên thực thế nó sẽ mong đợi bạn hơn và vì vậy, sẽ ít có khả năng cắn bạn hơn.

    Nếu như vẹt của bạn sợ mội số đồ vật, hành động hay một số ngưòi nhất định, thi biện pháp đơn giân nhất là hãy tránh đưa chú vẹt ra trước những đối tượng đó. Tuy nhiên, chú vẹt có thể vố tình vẫn gặp phải những đối tượng này và khi đó nó sẽ cắn .vậy thạy yì giữ cho vẹt tránh khỏi những thứ mà nó sợ, hãy dùng phương pháp thuần hóa và huân luyện đê những nó từ từ làm quen với những đối tượng trong những lẫn thử có kiểm soát. Khi bạn giữ chú vẹt tránh xa khỏi những thử nó sợ, sẽ có ít khả năng chú vẹt của bạn cắn vi sợ hãi một thứ gì đó hơn và không trút giận lên bạn. Điều này dẫn đến kiểu cắn thứ hai, cắn vi tức giận.

    Đôi khi khi vẹt của bạn sợ một thứ gi đấy xa lạ, chúng bắt đầu cắn và thường chọn đối tượng là bất cử thứ gi gần nó nhất (mà thông thưòng lại chính là bạn). Chuyện này có thể xảy ra ngẫu nhiên. Chú vẹt có thể đang đậu trên vai bạn rất vui vẻ bình thường thì nó đột nhiên nhận ra một thứ làm nó sợ. Trong lúc hoảng sợ, nó bắt đầu cắn để tự vệ nhưng điều này rốt cuộc lại làm bạn bị thương. Không giống như những cú cắn vi sợ sệt, cắn vi tức giận không nhằm vào bạn, nhưng bạn lại vô tình phải hứng chịu trong chuyện này. Nếu vẹt biết bay thi có thể sẽ hữu ích nhưng chỉ một phần nào chứ không có ích hoàn toàn. Chắc chắn là nếu chú vẹt có thể bay khỏi vai bạn thì sẽ tốt hơn rất nhiều việc nó cắn bạn khi nó nhìn thấy một con chim săn mồi ở bên ngoài cửa sổ và làm cho nó sợ.
    Tuy nhiên, bởi vì việc cắn do tức giận có thể là do tinh thế thôi thúc, nên vẫn có những lúc ngay cả một chú vẹt biết bay cũng sẽ không bay mà lại bất ngờ cắn . Với kiều cắn này, biện pháp khắc phục tốt nhất là dạy cho vẹt hòa nhập. Bằng việc giới thiệu vẹt của bạn với nhiều người, nhiều nơi, nhiều đồ vật nhất có thể, thi khả năng vẹt của bạn bị hoảng sợ đến nỗi sẽ cắn vì tức giận sẽ được giảm đi đáng kể. Chương 9 sẽ nói về quâ trình hòa nhập này một cách thấu đáo nên vấn đề này sẽ được bàn luận kỹ hơn sau.

    Theo bản năng, vẹt có thể rất ích kỷ. Bởi vì trong cuộc sống hoang dã chúng có thể gây chiến với một số loài hoặc một số thành viên khác cùng họ với nó để tranh giành thức ăn, nên điều này sẽ dẫn đến phản ứng ích kỷ. Có một vài cách mà chúng ta có thể làm để giảm những cú cắn vì tức giận này.
    Đầu tiên, hãy cố gắng tránh việc làm cho vẹt của bạn quá bị thu hút bởi một đồ vật nào đó và tránh nuôi dưỡng kiểu thái độ ích kỉ ví dụ, bạn cho tay vào chuồng vẹt để lấy đi đồ chơi nào đó của nó có thể khiến cho bạn bị nó cắn. Chú vẹt đã cảm thấy quen thuộc với việc món đồ chơi nằm ở đỏ và nó sẽ không hề hoan nghênh bàn tay của bạn khi bạn đưa tay vào. Tất nhiên là bạn có thể tránh được tình huống này bằng cách lấy chú vẹt ra khỏi chuồng trước khi bạn thay đổi đồ chơi. Tuy nhiên, hành vi này sẽ vẫn không thể được loại bỏ. Để loại bỏ được vấn đề này, hãy thay đổi đồ chơi trong chuồng thường xuyên. Điều này sẽ không chỉ làm cho chú vẹt quen với việc bạn lại gần nó hơn, mà con giúp giảm sự gắn bó của chú vẹt đối với đồ chơi của nó. Ví dụ này có thể liên hệ với tất cả những món đồ của vẹt.

    Việc biết bay không thể giúp gì trong việc giải quyết được tính hung hăng mà trên thực tế, đôi khi nó còn tạo cho chú vẹt nhiều cơ hội thể hiện tính xấu ấy hơn. Một chú vẹt biết bay thậm chí có thể bay đến và tấn công những ngưòi mà nó cho rằng đang đe dọa đến đồ vật hay lãnh thổ của nó. Tỉa cánh cũng không thể giải quyết được vấn đề, bởi sau cùng thi ai đó cũng vẫn phải đến để giao tiếp với nó và có thể sẽ vẫn bị nó nghĩ là người đó đe dọa đến đồ đạc của nó nên nó vẫn sẽ tấn công. Bởi những lý do trên, việc giải quyết trực diện vấn đề này càng trở nên cấp thiết.

    Đứng trên phương diện huấn luyện, một số hành vi hung hăn có thể được giảm bớt bằng việc tập cho chú vẹt thể hiện một số hành vi tỏ ý không hài lòng trong những lúc mà nó căm thấy không muốn chia sẻ với kẻ khác. Quay trở lại với ví dụ về việc đổi đồ chơi, giả sử một chú vẹt không muốn bạn chạm vào đồ chơi của nó, bạn có thể tập cho nó cách cho phép bạn làm như vậy. Bất cứ khi nào bạn dự định đổi đồ chơi, hãy ra hiệu cho chú vẹt bay sang một cành đậu ở xa nào đó và thưởng cho nó. Việc này cũng sẽ dạy chú vẹt cách quen với việc thay đổi đồ chơi, không còn tính hung hăng nữa, bởi nó mang đến những điều tốt cho chú vẹt (như thức ăn, hay đồ chơi mới). Dần dần, bạn sẽ không phải nhắc nhở nó nữa, chú vẹt sẽ tự biết phải tránh sang một bên trong lúc bạn đổi đồ chơi cho nó và không cắn bạn nữa.

    Một kiểu đặc biệt của tính hung hăng là bảo vệ lãnh thổ. Vẹt có thể tỏ ra rất phòng thủ không chỉ để bảo vẹ những vật dụng xung quanh nó mà còn cả địa bàn của nó. Hành động bảo vệ lãnh thổ có thể được kiềm chế phần nào bằng việc sử dụng những kỹ năng tương đương với bảo vệ đồ vật. Hãy làm cho chú vẹt cảm thấy quen thuộc, gần gũi với việc bạn tiếp cận khu vực và lãnh thổ của nó. Đừng để nó trở nên quá gắn bó với một vị trí nhất định nào đó, bằng cách thay đổi chỗ để chuồng của nó thường xuyên. Hãy biến việc bạn (hay những người khác) đến gần với lãnh thổ của nó trở thành một hành động tích cực hơn là không mong muốn, bằng cách cho ăn, đưa nó ra ngoài, và huấn luyện. Bảo vệ đồ vật hay lãnh thổ đều vi chung một mục đích, nhưng bằng việc biến chỉ dẫn thành những cơ hội, việc vẹt cắn sẽ được giảm thiểu.

    Bảo vệ vật sở hữu này có thể áp dụng cho không chỉ đồ vật mà còn cả con ngưòi. Một số chú vẹt có thể có thích một ngưòi nhiều đến nỗi chúng trở nên hung hăng và sẽ tấn công những ngưòi khác khi họ lại gần người đó. Vì lý do này, việc tránh đề chủ vẹt cảm thấy quá gắn bó với một người nào đó cũng là điều hết sức quan trọng. Giúp chú vẹt hòa đồng với nhiều người cũng quan trọng không kém, cốt là để nó biết ngay từ đầu rằng mọi người khác cũng tồn tại và nó không phải là cái rốn của vũ trụ. Đối với những ai đã đang sở hữu một chú vẹt và trước khi giúp nó hòa đồng, bạn hãy sử dụng cách tiếp cận hoàn cảnh giống với cách tiếp cận để đổi đồ chơi đã được đề cập đến ở phần trước. Đối với chú vẹt thích bay đến chỗ một người nào đó bựớc vào cùng phòng với bạn và cắn họ, thay vào đó bạn có thể huấn luyện nó ở nguyên trên cành đậu. Để đạt được mục đích của kiểu huấn luyện này, hãy để ai đó bước vào phòng tói một giới hạn nhất đính có thể (ngay cả khi nó chỉ đang đậu ở phía xa hay chỉ đang nhìn qua cửa), lúc này, bạn hãy chi cho chú vẹt bay đến cành đậu của nó và thưởng. Hãy thực hành việc này thật nhiều để mỗi khi có người bước vào phòng, chú vẹt sẽ đều bay đến cành đậu của nó để được thưởng. Sau cùng, ngay cả khi có người lạ vào phòng, bạn cũng hãy tiến đến để thưởng thức ăn cho nó vi đã đậu ở trên sào. Dần dần, chú vẹt sẽ quên đi khái niệm hung hăng mà nó đã từng cắn người khác, thay vào đó nó sẽ luôn bay .đến cành đậu để đợi được thưởng. Một khi hành vi hung hang đã được kiềm chế, chủ vẹt sẽ học được cách không tấn công người lạ nữa và dần dần nó sẽ tiếp tục học được thói quen tốt này mà thậm chí không cần đến việc được thưởng. Một thứ khác mà vẹt có thể muốn có được đó là sự chú ý. Đây chính là lý do vi sao lại có những kiểu giận dữ vi ghen tuông.

    Một chú vẹt đang ghen tị hoàn toàn có thể cắn người chủ của chính nó hoặc những người khác vi nó cảm thấy ghen tị với sự quan tâm mà người ta dành cho thứ khác thay vi dành cho nó. chú vẹt có thể bắt đầu cắn bạn vi ghen tị khi bạn có một ngưòi bạn mới, nghe điện thoại, quan tâm đến một vật nuôi khác hay bận rộn với máy tính của bạn. Cắn là cách chú vẹt muốn phạt bạn vì đã không còn chú ý đến nó nữa. Bổi vì vẹt rất dễ chán, nên phòng ngừa là mấu chốt của việc hạn chế việc vẹt cắn vi ghen tuông. Bạn nên giảm thiểu những hành vi có thể gây ra cơn ghen cho vẹt của bạn, nhưng có một sự thật là chắc chắn chứng ta lúc nào cũng bận rộn với việc đối phó với lũ vẹt. Để loại bỏ thói quen cắn vi ghen tị của vẹt, hãy thử đừng thả vẹt của bạn ra khỏi lồng những khi bạn không thể quan tâm đến nó. Thêm nữa, hãy cố gắng đảm bảo duy trì thời gian mà bạn dành cho vẹt của mình khi bạn thả nó ra nhiều nhất có thể. Huấn luyện làm trò là lý tưởng cho việc này. Bạn cần quan tâm đến chú vẹt và ngược lại, sự chú ý của nó sẽ dành cho bạn. Khi đã đến giờ “đi chơi” với vẹt, hãy cố gắng mang nó ra ngoài thật nhiều lần vào những lúc nó vui vẻ nhất như buổi trưa, sau bữa tối hoặc sau khi tập luyện/thể dục. Một chú vẹt mệt vì đi chơi nhiều sẽ khó trở nên cáu gắt vi ít được quan tâm hơn là chú vẹt đang buồn bã.

    Một kiểu cắn nữa mà kể cả với những người chủ cực kỳ thân thiết với vẹt của mình cũng có thể một cách không ngờ, bởi chú vẹt quá phấn khích. Mọi việc có thể thật tụyệt, bạn có ‘thể rất chiều chuộng chú vẹt, và rồi tự nhiên một ngày, bạn bị nó cắn. Vấn đề ở đậy là vẹt có xu hướng đón nhận niềm vui và sự giận dữ theo cùng một cách, về cớ bản cả hai trạng thái này đều cùng là dạng thức củạ sự phấn khích, và khi quá phấn khích sẽ dẫn đến xu hướng thích cắn. Ngôn ngữ và ký hiệu cơ thể khi rất vui vẻ phấn khích và khi cắn là gần như nhau, bao gồm cả co giãn đồng tử, kêu to, gầm gừ và nhiều hành động khác nữa. Khi một chú vẹt hiền lành trở nên quá phấn khích, nó chỉ đơn giản là không thể kiềm chế được bản thân nên dẫn đến việc cắn người khác. Cách để loại bỏ được kiểu phấn khích này là tránh khuấy động chú vẹt quá mức. Thay vì chiều chuộng nó quá nhiều và chú ý đến nó cùng một lúc, đôi lúc hãy tiết chế lại để tránh tạo ra sự hào hứng quá mức. Hãy học cách đọc ngôn ngữ cơ thể của sự phấn khích và tránh vượt quá ranh giới để dẫn đến việc cắn. Đừng nhầm lẫn giữa kiểu cắn vì phấn khích với các kiểu cắn khác. Nếu vẹt của bạn không bao giờ cắn trừ phi bạn làm nó quá phấn khích, thi đây là kiểu cắn cẩn phải tránh. Chơi đùa mạnh, trêu bằng ngón tay và những kiểu hành động tương tự cũng có thể dẫn đến hành động cắn vi phấn khích này, vậy nên tốt hơn hết là hãy tránh những việc như vậy.

    Bên cạnh việc cắn vi kích động, vẹt vẫn có thể có kiểu cắn kẹp và cắn đùa. Bạn không nên nhầm những kiểu cắn này với kiểu cắn do cố ý. Cắn kẹp khác với cắn cố tình vi nó ít đau đớn hơn và thường không phải do cố tình tự vệ hay tấn công. Đôi khi, vẹt có thể nghĩ rằng da của bạn là một thứ gi đó hay ho để nhai. Với kiểu cắn kẹp này, điều tốt nhất bạn có thể làm là hãy cho vẹt thật nhiều loại đồ choi khác nhau và hãy đợi cho đến khi vẹt của bạn cảm thấy chán việc nhai thì thôi. Hãy cố gắng giữ các đầu ngón tay, tai và những bộ phận khác dễ nhai xa tầm với của chú vẹt để nó không còn ý muốn chơi đùa với chúng nữa. Có những lúc, vẹt cắn kẹp nhằm gây sự chú ý và bạn nên lờ nó đi. Điều quan trọng nhất là bạn đừng bao giờ thựởng hay hưởng ứng khi nó cắn kẹp, và hãy chỉ cho phép nó học cắn (chủ đề này sẽ đứợc tôi đề cập đến một cách ngắn gọn). Thay vi bạn chú ý đến việc vẹt hay cắn kẹp, hãy cho nó đồ chơi và những việc khiến cho nó Ịuôn bận rộn trước khi nó có cơ hội cắn kẹp bạn và liệu rằng làm vậy sẽ có tác dụng.

    Đôi khi, (Vẹt thường dùng mỏ của chúng như một bàn tay để giữ đồ. Trong trường hợp này, hãy tránh việc để cho vẹt của bạn cảm thấy mất cân bằng. Nếu vẹt của bạn biết bay, khi muốn tự vệ, nó sẽ thường bay đi hơn là giữ chặt lấy thứ gi đó bằng mỏ của nó.

    Tình trạng căng thẳng vi hoóc-môn có thể lặp lại theo chu kỳ và thường là ở độ tuổi đang lớn. Kiểu hung hăng này thường bị tác động bởi các yếu tố theo mùa hoặc những thay đổi của môi trường mà thường dẫn đến quá trình sinh sản. Hầu hết các hướng giải quyết bằng luyện tập hay bay đều thường không hiệu quả với sự hung hăng bản năng để bảo vệ tổ, bạn đời hay con cái này. Một số người thường giải quyết việc này bằng cách tỉa hết cánh của vẹt đi khi họ đã quá bực bội mà không thể giải quyết những con giận do hooc-môn này bằng cách kiềm soát hooc-môn của chúng. Đây vẫn không phải là một cách giải quyết, bởi sau cùng thì con vẹt vẫn chịu kiểm soát và do đó chúng sẽ càng có xu hướng cắn hơn. Tuy nhiên, vẫn có một giải pháp. Quản lý thức ăn cân nặng sẽ giúp giảm lượng nguồn thức ăn thừa cho vẹt, và điều này sẽ giúp tiết chế hành vi sinh sản do hoóc-môn. Đằng việc kìm hãm cân nặng của vẹt và rèn luyện cho nó luôn thấy mình bận rộn, vẹt của bạn sẽ tiết chế được việc sinh sản và nó sẽ ít có xu hướng cáu gắt hơn. Nếu không thay đổi được tinh hình, hãy cố gắng giảm lượng ca-lo bằng việc tăng chất xơ, tăng protein và giảm lượng chất béo.

    Đôi khi cắn cũng là do phản xa. Ngay cả khi vẹt của bạn không bao giờ cắn, nó vẫn có thể bất ngờ cắn vào tay bạn nếu bạn tiến đến gần nó quá đột ngột. Với kiểu cắn không cố tình này, chứng ta có hai giải pháp.
    Thứ nhất, bạn hãy luôn cẩn thận khi đánh thức vẹt đang ngủ hoặc đang mất tập trung. Đừng bao giờ đưa tay vào chuồng hay lồng của nó mà không để con vẹt nhận ra đó là bạn trước đó. Bước tiếp theo để giảm những, củ cắn phản xạ là hãy huấn luyện chú vẹt của bạn càng nhiều càng tốt và bởi nhiều người nhất có thể. Khi bạn dạy vẹt huấn luyện nhiều trò với nhiều sự tiếp xúc và vận động tay nhiều hơn, chú vẹt sẽ trở nên quen thuộc với tay của bạn nhiều hơn, đến mức nó sẽ không còn bị giật mình nữa, và sẽ không còn cắn vì phân xạ nữa.Những phản xạ cắn này có thể được tiết chế, mà vẫn tránh được việc làm cho vẹt của bạn giật mình một cách không cần thiết.

    Điều này chỉ dẫn tới sự hung hăng do huấn luyện và đây được cho là vấn đề cắn phổ biến và đáng sợ nhất. Chỉ khi sự củng cố tích cực thành công cho việc dạy những hành vi tốt cho vẹt, nó mới thành công tương đương (hoặc không hơn) trong việc dạy những hành vi xấu, như cắn. Hành vi cắn huấn luyện là dễ ngăn chặn nhất nhưng lại rất khó để loại bỏ một khi đã học được. Một khi vẹt hiểu ra rằng nó có thể đạt được những gì nó muốn bằng việc cắn, thi cần phải có rất nhiều lần cắn không thành công mói có thể khiến nó dừng lại được. Đây là lý do vì sao ngăn chặn có thể trở thành một giải pháp.

    Nếu bạn vừa mới nuôi vẹt, dù cho là vẹt con hay vẹt cứu hộ, thì bạn đã có một lợi thế cơ bản vì bạn sẽ có khả năng ngăn chặn được những cú cắn do luyện tập ngay từ đầu. Ngay cả nếu bạn nuôi một chú vẹt mua từ trạm cứu hộ mà trước đó đã quen với kiểu cắn này, thi nó cũng có thể sớm học được rằng cắn có thể kiểm soát được người khác, nhưng không phải bạn. Không giống như những người chủ trước, nếu bạn không bao giờ chịu để yên việc nó cắn ngay từ đầu, chú vẹt sẽ nhận ra rằng có gi đó khác biệt ở bạn.

    Đây chính là thòi điểm tốt để gây ra cái gọi là sự nhún cho một cú cắn. Cho phép hay nhún nhường trước một cú cắn xảy ra khi con người phản ứng lại trước việc chú vẹt cắn theo những gì mà chú vẹt mong muốn hoặc theo một cách khác nào đó mà có thể làm chủ vẹt hài lòng. Nhún nhường trước một cú cắn ít gây ra sự đau đớn hay vết thương hơn cho con người. Bởi vì bạn có thể không biết chú vẹt đang cố gắng đạt được gì khi nó cắn bạn, nên chỉ có một cách duy nhất để phản ứng lại là hãỵ đảm bảo bạn đừng thưởng cho nó. Và cách trả lời là không nên trả lời gì cả. Bạn phải lờ vết cắn đi và đừng phản ứng lại hoặc thay đổi thái độ bạn đáp lại nó. Bạn có thể cố gắng giải thoát tay mình hoặc tránh các cú cắn vật lý cũng được. Tuy nhiên, đừng làm gì hoặc không được làm gì đó khi con vẹt đang cắn bạn. Đừng nói “không”. Đừng kêu “ối”. Đừng đẩy nó ra xa. Đừng xua đuổi con vẹt, đánh nó, hay kể cả là bỏ đi. Gần như tất cả những gi bạn làm đều sẽ có thể chống lại bạn và có thể cổ súy cho nó cắn bạn thêm. Cách duy nhất để đảm bảo rằng bạn sẽ không khuyến khích cho hành động này tiếp tục xảy ra trong tương lai là hãy lờ nó đi và tiếp tục việc của bạn như không có chuyện gì xảy ra. Dần dần cách này sẽ làm cho chú vẹt hiểu rằng cắn chỉ khiến nó tốn năng lượng bởi dù có cắn bao nhiêu nó cũng sẽ không thể đạt được mục đích. Đừng quên rằng việc này liên quan đến việc vẹt cắn cố tình hay học được nhằm mục đích đòi hỏi. Những kiều cắn đã được mô tả trước có thể có những đặc điểm khác nhau nhưng đều nên được giải quyết bằng cách “lờ đi”để tránh khuyến khích nó tiếp tục. Ví dụ, hãy để mặc chú vẹt hung hăng của bạn khi nó bắt đầu cắn, còn không bạn sẽ không chỉ khuyến khích nó cắn thêm mà còn biến nó trở nên hung hăng hơn khi tiếp cận bạn sau này. Nói ‘không’ phát ra bất kỳ âm thanh nào khác, hay thể hiện bất kỳ hành động nào cũng có thể dạy chủ vẹt của bạn cắn với mục đích chỉ để cho vui. Nó giống như việc kéo dây cót để búp bê nói, chú vẹt sẽ hiểu rằng nó có thể dễ dàng mua vui bằng cách cắn bạn và xem bạn phản ứng.

    Một ví dụ rõ ràng cho tính hai mặt của việc cắn học được và lý do vi sao bạn nên lờ nó đi và đưa chú vẹt trở lại chuồng. Một chú vẹt có thể cắn bạn và bạn sẽ cố gắng đuổi nó vào chuồng. Nhưng cũng chính chú vẹt ấy có thể học cách cắn bạn khi nó muốn được quay trở lại chuồng. Ví dụ, nếu bạn cố gắng “phạt”con vẹt của bạn bằng cách đuổi nó vào chuồng bất cứ khi nào nó cắn, chú vẹt sẽ cố tình cắn bạn mỗi khi nó thực sự muốn quay về chuồng. Xét theo khía cạnh khác, nếu bạn nhún nhường khi chú vẹt cắn bạn để được đuổi đi, nó sẽ tìm cách cắn bạn để, bạn cố gắng đuổi nó đi để nó tó thể ở ngoài lâu hơn. Ngay cả khi bạn không thay đổi những hành động của mình để đáp lại những cú cắn mà chỉ nói “không” hoặc” ‘đừng cắn nữa”con vẹt cắn bạn để bắt bạn phải nói. Đôi khi vẹt cắn đe được bỏ mặc trong khi có những lúc, chứng cắn để gây sự chú ý. Vì vậy cắn có thể vi những mục đích khác nhau và bất kể sự phản ứng nào cũng đều có thể khuyến khích nó cắn nhiều hơn. Vì tất cả những lý do trên, hãy tránh phản ứng bất cứ hành động gì và hãy chỉ lờ nó đi bằng cách tiếp tục những gì bạn đang làm. Tuy nhiên, nếu chú vẹt cắn bạn ngay trước khi bạn đến để cho nó ăn, thi đừng cho nó ăn nữa nếu không nó sẽ hiểu đó là phần thưởng cho cú cắn.

    Điều quan trọng hơn việc lờ cú cắn đi khi vẹt cắn là bạn hãy ngăn chặn không để nó xảy ra ngay từ đầu. Trên thực tế, bất kỳ tác nhân nào liên quan đến việc vẹt cắn đều có thể khuyến khích nó lặp lại việc này nhiều hơn, ngay cả khi nó chỉ vì thích véo da. Nếu hành vi cắn được ngăn chặn ngay từ đầu thi chú vẹt sẽ không còn cơ hội để thấy hành vi đó là hiệu quả. Các cách để phòng tránh vẹt cắn đã được nhắc đến xuyên suốt trong cuốn sách này mà không được nói đến cụ thể trong một phần nào cả. Bằng cách huấn luyện mục tiêu cho vẹt, hướng sự chú ý của nó sang đồ ăn, dạy làm trò, lên kế hoạch cho ăn, v.v… bạn đã có thể dạy vẹt của bạn những việc khác hơn là cắn và những cách khác để có được thức ăn/sự chú ý từ bạn mà không cần chạm mỏ vào da ai. Biện pháp huấn luyện vẹt ngoan ngoãn đã hoàn thiện được một cơ chế giúp phòng tránh vẹt cắn ngay từ đầu.
     


Nếu chưa có nick trên chimcanhviet.vn thì dùng nick facebook bình luận nhé