Gà Chọi Gà Nòi Việt Nam

Thảo luận trong 'Gà cảnh- Gà chọi - Chim nước' bắt đầu bởi Hưng Gà Chọi, 20/4/13.

  1. Hưng Gà Chọi

    Hưng Gà Chọi Thành Viên Tích Cực

    Tham gia ngày:
    3/2/12
    Bài viết:
    2,449
    Được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    38
    Nơi ở:
    Thường Tín, Hà Nội
    Sưu tầm trên mạng được ít tài liệu về Gà Nòi, post lên để cụ nào quan tâm thì tìm hiểu, bình luận và bổ sung.

    Gà Nòi Việt Nam
    Xuất Xứ
    Không ai biết gà nòi Việt Nam có nguồn gốc từ đâu. Xuất xứ khởi thủy của nó không thể truy cứu được vì thiếu tài liệu. Hơn nữa, nước Việt phải trải qua một cuộc nội chiến kéo dài 30 năm khiến hàng triệu người phải bỏ mình, nhà cửa tan nát lại càng khiến cho các tài liệu gà nòi khác đều khan hiếm.

    Nghệ thuật đá gà ở Việt Nam là một truyền thống văn hoá lâu đời đã đựơc ghi chép cách đây ít nhất là 700 năm. Có thể Việt Nam là quốc gia duy nhất có giống gà nòi đòn trụi cổ, mặt mũi bặm trợn như thường thấy vì giống gà này không có xuất xứ từ những quốc gia khác. Trong những thập niên gần đây, gà nòi đã được xuất cảng qua các quốc gia láng giềng như Thailand, Indonesia, và Malaysia. Những người Việt hiện sinh sống ở Hoa Kỳ cũng đã đem đựơc trứng gà nòi qua đây và ấp nở thành công. Ngoài ra, chỉ có một nơi duy nhất có giống gà nhìn không khác gì gà nòi, đó là đảo Reunion Island.

    Đã có khá nhiều tranh cãi về nguồn gốc gà nòi. Qúy độc giả có nhu cầu nghiên cứu có thể xem thêm tài liệu của nhóm chuyên gia Nhật Bản đựơc đăng tại địa chỉ www.accessexcellence.org. Tài liệu này cho biết gà đã đựơc thuần hoá cách đây 8000 năm tại Đông Nam Á trong một khu vực phạm vi bao gồm Thái Lan và Việt Nam, nơi mà loại gà rừng đỏ hiện đang sinh sống ngày nay. (Qúy độc giả có thể đọc bản tài liệu bằng Anh ngữ tại đây.PROTOCHICKEN)



    Định Nghĩa
    Theo pho tự điển "Đại Nam Quốc Âm Tự Vị" của tác giả Hùynh Tịnh Của (Quyển II, bản in năm 1896 - trang 155) thì chữ "Nòi" có những nghĩa sau:

    Nòi = dòng, giống.
    Gà Nòi = Gà người ta nuôi cá độ, chính là giống gà tốt.
    Rặt Nòi = thật giống, thật nòi, không lộn lạo, chính là một máu một thịt, không phải chạ.
    Để Nòi = Để nối sinh
    Nòi Ăn Cướp = Quân ăn cướp, con cháu kẻ cướp.

    Tự Điển Gustave Hue, xuất bản năm 1937 ghi:
    Lấy Nòi = Gây giống, cho nhảy đực
    Giữ Phường Nòi = Giữ giống dòng
    Tự Điển DICTIONNAIRE ANNAMITE-FRANCAIS soạn thảo bởi Génibrel, J-F-M xuất bản năm 1898 cũng có những định nghĩa tương tự.

    Danh từ gà nòi được dùng để gọi chung cho cả gà nòi đòn lẫn gà nòi cựa. (thường đựơc gọi tắt là gà đòn và gà cựa)
    Gà Đòn
    [​IMG]



    Gà đòn
    Gà đòn là loại gà cổ trụi, chân cao, cốt lớn dùng để đá chân trơn hoặc bịt cựa. Gà đòn được chia ra hai loại rõ rệt. Đó là loại gà mã lại (còn gọi mã mái) và gà mã chỉ.

    Qúy độc giả có thể xem chi tiết của hai loại gà này tại hai liên kết sau: Mã lạiMã Chỉ [​IMG]
    [​IMG] Cựa của một con gà đòn 9 tháng tuổi. [​IMG]
    Đặc Điểm Chung
    Gà không cựa
    Gà đòn thường được sách vở mô tả là loại gà chân trơn, không cựa, hoặc cựa mọc không dài, cựa vừa lú như hạt bắp. Gà này lớn con được dùng theo thuật đá đòn bịt cựa. Danh từ "gà đòn" phát xuất từ miền Trung đựơc dùng để gọi riêng loại gà đá đòn bằng quản và bàn chân. Ngày nay danh từ gà đòn đã được công chúng dùng một cách rộng rãi để gọi chung các loại gà nòi đấu ở trường gà đòn trong đó có những loại gà miền nam có cựa dài và biết xử dụng cựa.

    Ở miền Trung, đá gà là thú tiêu khiển của người lam lũ, khi hết mùa đồng áng mới bắt tay vào việc chơi gà. Bởi lẽ tiền bạc khó kiếm nên dân miền trung thích chơi gà đòn, - một độ dầu ăn hay thua cũng kéo dài suốt mấy giờ đồng hồ, có khi suốt ngày. Vì chuyên về gà đòn nên dân miền Trung tuyển chọn cản gà khiến gà bị nín cựa, mọc chậm và ngắn. Nếu con nào có cựa mọc dài cũng sẽ bị cưa hoặc mài ngắn. Khi cựa mới lú cũng bị chủ gà bấm cựa khiến cựa bị tầy đầu, không lú ra đựơc.

    Nói chung thì lối đá của gà đòn khác hẳn gà cựa. Gà đòn dùng quản và bàn chân để quất. Gà cựa thì dùng cựa để đâm. Cựa của gà đòn có gốc to và mọc rất chậm so với gà cựa. Gà đòn chín tháng tuổi thì cựa cũng chỉ bằng hạt bắp.



    [​IMG]
    [​IMG] Gương mặt bặm trợn [​IMG] Đầu và diện mạo
    Xương sọ gà nòi lớn hơn gà thường, đỉnh đầu của xuơng thường lớn bản và bằng. Mặt gà rộng bản với xuơng gò má nhô cao. Vì được gần gũi và chăm sóc bởi chủ kê nên gà nòi có những đặc tính tâm lý rất khác biệt với các lọai gà khác, chẳng hạn khi được chủ kê cho ăn hay tắm rửa, khuôn mặt gà nòi biểu lộ nét thỏai mái và tự tin, khi có người lạ đến gần gà nòi sẽ ngóng cao đầu và nghiêng mặt, trố mắt tò mò theo dõi nhìn, khi đối diện một con gà khác đôi mắt sẽ gườm lên thách thức so tài. Khi lâm trận thì mắt gà nòi lộ sát khí. Qúy độc giả có thể Bấm vào đây để xem thêm hình ảnh đầu gà nòi.


    [​IMG]
    [​IMG] Da cổ nhăn dày và xếp lớp [​IMG] Cổ lớn, da dày và nhăn
    Cổ gà nòi lớn và trông rất mạnh bạo với một chiều dài vừa phải, xương cổ rất cứng cáp và các khớp xương gắn bó đều đặn và rắn chắc. Lớp da ở cổ gà nòi được xếp lớp theo hình sóng dợn. Những người xa lạ với gà nòi thường thắc mắc đặt câu hỏi: “gà nòi trụi lông cách tự nhiên hay bị hớt ?” Câu trả lời không đơn giản vì còn tùy thuộc vào loại gà. Có những lọai gà nòi trụi lông cổ tự nhiên hoặc có rất ít lông nhưng cũng có những lọai có lông phủ đầy mình. Thông thường thì gà nòi trơ trụi cho đến khi được 1 tuổi nếu được nuôi ở những nơi có thời tiết và khí hậu nóng ấm như Việt Nam. Lông ở cổ và đùi có thể sẽ không mọc lại được trong lần thay lông của mùa sau. Các tay chơi gà thường om và vào thuốc tẩm làm cho lớp sừng (da trên mặt) và lớp biểu bì săn chắc lại khiến cho các chân lông bị khô khiến lông khó mọc lại. Gà nòi đã được mang qua Hoa Kỳ nuôi và chúng đã dần dà phát triển bộ lông đầy đủ để thích nghi với khí hậu lạnh. Gà nòi nơi đây thường có bộ lông đầy đủ hoặc chỉ trụi chút đỉnh ở phần cổ khi được 9 tháng tuổi. [​IMG]
    [​IMG] Gà 10 tháng tuổi trụi lông tự nhiên. [​IMG]

    Qúy độc giả có thể xem thêm về quá trình phát triển bộ lông của gà nòi trong phần Quá trình phát triển bộ lông

    Hình bên cạnh là một con gà xám tơ 10 tháng tuổi. Đầu, cổ, và đùi còn trụi lông tự nhiên vì gà còn tơ.

    Chân và vảy
    Chân gà nòi thường có hai hàng vảy với đường đất chạy hình chữ chi ở giữa hai hàng vảy. Gà nòi với ba hay bốn hàng vảy thường rất hiếm. Có sách ghi rằng gà ba hàng vảy tuy đá nhanh đòn nhưng đòn không mạnh.

    Trong khoảng hơn ba thập niên qua, các tay chơi gà ở miền Nam thường không thích gà nòi có chân màu vàng, lý do là màu chân vàng là màu của gà thịt, một lọai gà Tàu hay gà Bắc Thảo nuôi để lấy thịt. Ngày nay lọai gà chân vàng tuy chưa được ưa chuộng một cách rộng rãi nhưng cũng đã được dần dà chấp nhận trong giới mộ điệu chơi gà. Qúy độc giả có thể bấm vào đâyđể xem thêm về chân vảy.

    [​IMG]
    [​IMG] Mắt ếch. [​IMG] Mắt ếch
    nếu gà nòi có mắt lớn thì không thích hợp cho các trận đá nhưng gà có mắt lồi như mắt ếch thì lại khác. Gà mắt ếch có đặc điểm lanh lợi và linh động khi ra trận. Nếu gà nòi mắt ếch mà có màu chân xanh thì được xem là hợp cách rất qúy. Các tay chơi gà thường truyền tụng câu ca dao:

    “Chân xanh mắt ếch đánh chết không chạy”


    Những Đặc Tính Khác

    • Đùi: Nở nang và thường dài hơn phần quản
    • Chân: Tương đối cao. Loại chân vuông hoặc tam giác thường đựơc các sư kê ưa chuộng.
    • Mình: Rắn chắc và dài đòn. Phần bụng nhỏ và không phát triển.
    • Da: Dày và đỏ.
    • Thịt: thịt gà nòi là lọai có cơ bắp lớn nở nang do năng vận động và tập luyện. Chính vì thế mà thịt gà nòi trở nên dai, phải “hầm” lâu hơn gà thường mới ăn được !
    • Xương: gà nòi có bộ xương rất lớn và nặng ký do đó cần có thời gian lâu cho gà phát triển. Trung bình hơn 1 năm gà nòi mới đủ thể lực và cứng cáp để có thể ra trường.
    • Đuôi: đuôi gà nòi ngắn, lông ống cứng có hình cánh quạt để chống đỡ khi nhảy, té. Gà có lông “Mã chỉ” thường có thêm lớp lông vũ phủ thêm bên ngòai lớp lông ống.
    • Cựa: Loại cựa đơn là thông thường nhất. Tuy nhiên có lọai gà nòi có từ 2 đến 6 cựa chột như đầu đinh nơi chân được gọi là gà “Nhị Đinh”, “Tam Đinh”,… “Lục Đinh”. Đây là những lọai gà nòi giòng khác biệt. .
    • Bộ Lông: Lông rất thưa thớt ở phần đầu, cổ và đùi. Lông cứng, dòn và dễ gãy. Gà nòi có nhiều sắc lông chính như xám, ô, nhạn, điều và vàng. Các con gà có sắc lông pha trông rất rực rỡ và đẹp mắt như xám son, ô điều (tía), chuối và ó.
    • Trọng lượng: gà nòi có trọng lượng từ 6 tới 11 pounds (khoảng 2.8 kg tới 5 kg)
    • Tiếng gáy: Gà nòi không gáy nhiều như các lọai gà tre, gà Thái hay gà Tàu. Tiếng gáy của gà nòi trầm hùng.
    • Tánh nết: Đặc tính của gà nòi là can đảm, lì lợm và bất khuất. .
    • Địa điểm: Gà nòi đòn nổi tiếng hiện nay được nuôi nhiều ở các tỉnh miền Trung như : Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Đà Nẵng và nhiều vùng cao nguyên. Gà nòi cũng được phát triển rộng rãi các tỉnh, vùng ngòai Bắc như : Lạng Sơn, Bắc Giang (tỉnh Hà Bắc cũ), Hà Nội, Nam Định,vv… Trong miền Nam gà nòi được biết nhiều qua các địa danh như : Bà Rịa, Đồng Nai (Biên Hòa), Sàigòn, Bà Điểm, Long An, Cao Lãnh,v.v,…





    Gà Cựa

    [​IMG]

    Gà cựa là lọai gà nhỏ và nhẹ hơn với bô lông phát triển đầy đủ và có cựa bén nhọn và dài. Gà cựa phát xuất từ miền Nam và được đa số người miền Nam yêu chuộng đá gà theo lối gà cựa. Nghệ thuật chơi gà cựa không được phổ thông ngòai miền Trung Phần và Bắc Phần. Theo truyền thống xa xưa thì gà cựa được thả cho đá với cựa tự nhiên mọc ra nhưng ngày nay các tay chơi đá gà cựa đã biến hóa và tháp cựa căm (cựa nhọn làm bằng căm xe), hay cựa dao cho các trận gà sanh tử. Những đặc điểm khác của gà cựa cũng khác nhiều khi so với gà đòn như :
    • Mặt : gà cựa có khuôn mặt rất “bảnh gà” và da mặt mỏng hơn.
    • Mắt : mắt gà cựa nhỏ và tròn, mí mắt mỏng.
    • Cổ : cổ gà cựa ngắn và nhỏ hơn nhiều so với gà nòi.
    • Chân : ngắn và nhỏ.
    • Cựa : gà cựa mọc cựa rất nhanh, hình thể cựa gà rất bén nhọn và dài.
    • Lông : gà cựa có lông phủ kín tòan thân. Lông cổ mọc dài thành bờm và lông mã mọc dài phủ xuống hai bên hông trông rất đẹp.
    • Đuôi : đuôi gà cựa là lọai lông ống nhỏ mềm mại, khó gẫy. Các lông phủ đuôi mọc dài và cong vòng như lông đuôi chim phụng.
    • Trọng lượng : gà cựa cân nặng trong khác biệt từ 2.2ký-lô đến 3.2 ký-lô.

    Gà Chọi, Gà Đá, Gà Nòi
    Tùy theo thổ âm của mỗi vùng tại Việt Nam mà gà nòi được hiểu và gọi theo nhiều từ khác nhau. Ngòai miền Bắc gà nòi được gọi là “Gà chọi”, trong khi miền Trung gọi là “Gà đá”. Chữ “chọi” theo tiếng của miền Bắc có nghĩa là đánh lẫn nhau. Riêng chữ “đá” dùng để diễn tả cách gà nòi cùng chân để đá con gà đối phương trong trận đấu. Trong miền Nam hầu hết mọi người đều dùng hai chữ “gà nòi”. Mặc dù dùng ba danh từ khác nhau để diễn tả gà nòi nhưng các tay chơi gà tại các miền khác nhau trên nước Việt Nam đều hiểu rõ các danh từ địa phương và vui vẻ chấp nhận cả những danh xưng về gà nòi này một cách hài hòa. Trong miền Nam nơi sản sinh ra nhiều giống gà cựa hay. Các tay nuôi gà nòi thường chuyên biệt về một lọai gà đòn hay cựa chứ không chuyên cả hai lọai. Nhưng các tay chơi gà cựa hay gà đòn cũng dùng hai chữ “gà nòi” để nói đến lọai gà mình nuôi, mặc dù có sự khác biệt rất rõ ràng giữa hai lọai gà nay như đã phân tích ở phần trên. Theo thông lệ thì những tay chơi gà đòn không tham gia vào các trận đấu của dân chơi gà cựa và ngược lại – nguyên nhân chính là hai lọai gà này có những cách nuôi và kỹ thuật khác nhau trong việc huấn luyện xoay xổ, cũng như cách dưỡng gà để ra trường.
    -------------------------
    Các bài bổ sung các cụ xem ở những Phụ Lục ở bên dưới, khi nào hoàn chỉnh Mod ghép lại hộ mình nhé.
    Phụ lục 1: Liên quan đến gà ở Reunion Island
    Phụ lục 2: Mã Lại
    Phụ lục 3: Mã Chỉ
    (st)-Còn Nữa

     

    Quan tâm nhiều
    Sách gà tự soạn
    Sách gà tự soạn bởi admin, 21/4/23 lúc 08:43
    Last edited by a moderator: 25/4/13
  2. Gà Rừng

    Gà Rừng Thành Viên Tích Cực

    Tham gia ngày:
    21/4/11
    Bài viết:
    1,607
    Được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    38
    Ðề: Gà Nòi Việt Nam

    Xin mời ae những ai yêu mến gà đá vào chia sẻ kinh nghiệm về thú chơi này
     
  3. Hưng Gà Chọi

    Hưng Gà Chọi Thành Viên Tích Cực

    Tham gia ngày:
    3/2/12
    Bài viết:
    2,449
    Được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    38
    Nơi ở:
    Thường Tín, Hà Nội
    Ðề: Gà Nòi Việt Nam

    Những thứ này có thể coi là nhập môn căn bản cụ ạ.
     
  4. Roit

    Roit Vịt Con

    Tham gia ngày:
    15/11/11
    Bài viết:
    3,278
    Được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    0
    Nghề nghiệp:
    IT
    Nơi ở:
    HCM
    Ðề: Gà Nòi Việt Nam

    Có thêm tài liệu để tham khảo hehehe, mình thích chơi đá gà mà chưa có môi trường :))
     
  5. Hưng Gà Chọi

    Hưng Gà Chọi Thành Viên Tích Cực

    Tham gia ngày:
    3/2/12
    Bài viết:
    2,449
    Được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    38
    Nơi ở:
    Thường Tín, Hà Nội
    Ðề: Gà Nòi Việt Nam

    Đá gà thì thú vị lắm; nhưng đen lên là gà ra đi + tốn xèng:))
     
  6. Hưng GC

    Hưng GC Manager

    Tham gia ngày:
    28/11/12
    Bài viết:
    531
    Được thích:
    9
    Điểm thành tích:
    18
    Nơi ở:
    Đảo Đào Hoa
    Ðề: Gà Nòi Việt Nam

    Nghiện môn này là mệt lắm đây; dính vào là nghiện, nên nó tồn tại và phát triển đã hơn 700 năm.
     
  7. Hưng Gà Chọi

    Hưng Gà Chọi Thành Viên Tích Cực

    Tham gia ngày:
    3/2/12
    Bài viết:
    2,449
    Được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    38
    Nơi ở:
    Thường Tín, Hà Nội
    Ðề: Gà Nòi Việt Nam

    Tiếp theo:
    Phụ lục 1: Liên quan đến gà ở Reunion Island
    [FONT=times new roman, arial,]Đảo Reunion và Việt Nam[/FONT]​
    [FONT=times new roman, arial,]
    Các thành viên tại đảo Reunion đã đăng nhiều hình gà đòn trông giống hệt gà đòn Việt Nam. Điều này rất lạ vì ngoài Hoa Kỳ và các quốc gia láng giềng của Việt Nam như Thái Lan, Campuchia, Lào, Indonesia, Malaysia có gà nòi vì họ có nhập gà nòi từ Việt Nam trong những thập niên gần đây thì không có quốc gia thứ hai nào có giống gà đòn trụi cổ với gương mặt bặm trợn như gà nòi Việt Nam.
    Chúng ta không có dữ kiện chính xác về nguồn gốc gà đòn tại đảo Reunion nhưng chúng ta có được tài liệu lịch sử liên quan tới đảo Reunion và Việt Nam.

    Hoàng tử Nguyễn Phúc Vĩnh San (vua Duy Tân) lên ngôi hoàng đế ngày 5 tháng 9 năm 1907 khi mới 8 tuổi và sau này bị Pháp đày ra đảo Reunion năm 1916.

    Sau đây là một bài viết về vua Duy Tân



    [​IMG]
    [​IMG] Vua Duy Tân. [​IMG] Một đời vì nước vì dân
    Duy Tân đứa trẻ không cần ngôi vua
    Tù đày khổ nhục khi thua
    Tử rồi khí phách ông vua muôn đời.

    Hoàng tử Nguyễn Phúc Vĩnh San là con trai của vua Thành Thái và hoàng hậu Nguyễn Thị Định. Khi cơ mưu chống lại chính quyền thuộc địa Pháp của vua Thành Thái bị bại lộ thì nhà vua bị truất phế và con là hoàng tử Vĩnh San được chọn thay quyền. Vua Duy Tân đăng quang lúc 8 tuổi và đựơc mệnh danh là "người bạn của đổi mới". Tuy nhà vua không hoàn tất được triều đại trên ngai vàng nhưng ngài đã khích lệ tinh thần cho nhiều cuộc nổi dậy chống Pháp sau này.

    Ngay sau khi đăng quang, mọi người đều nhận thấy vị vua trẻ trưởng thành nhanh chóng và thông minh vượt tuổi. Ngài nhanh chóng hiểu rằng triều đình Huế không có thực quyền để cai trị Việt Nam vì quyền hành đều nằm trong tay Pháp. Vua Duy Tân rất mực quan tâm cho đất nước và với sự khích lệ của nhà cách mạng Trần Cao Vân, ngài đã quyết tâm đấu tranh cho đất nước. Tuy nhà vua cảm kích văn hoá của người Pháp và mong muốn hai bên có sự giao hảo thân mật nhưng ngài chóng hiểu những điểm ác độc của chính quyền bảo hộ. Khi quân đội Pháp truy tìm vàng và báu vật, vi phạm sự thanh tịnh mồ mả tổ tiên vua Tự Đức thì ngài lập tức giận dữ gởi thư phản kháng lên chính quyền bảo hộ. Sự kiện này lộ rõ bộ mặt thật khả ố của chính quyền bảo hộ Pháp.

    Trong những ngày tháng kế tiếp, vua Duy Tân đã làm được nhiều việc tốt đẹp cho dân, ngài đựơc những người yêu nước như cụ Phan Bội Châu kính trọng. Ngài kêu gọi chính quyền Pháp sửa đổi lại hiệp ước Patenotre ký kết năm 1884. Ngài cắt giảm những phí phạm trong triều và giảm lương của mình xuống còn 6,000 piastres. Khi Pháp cài đặt thuế nặng lên người dân thì ngài đã biếu tặng một nửa số tiền của ngài cho kẻ khó nghèo để họ mua gạo. Ngài đứng lên chọi lại với Pháp và tuyên bố vì ngài là hoàng đế nên chỉ có triều đình của ngài mới có quyền cai trị và bảo vệ Việt Nam, người Pháp không được quyền xen vào chuyện nội bộ của Việt Nam. Rốt cuộc thì ngài cũng rõ rằng đối thoại mãi cũng không đem đến kết quả gì tốt đẹp hơn.

    [​IMG]
    [​IMG] Reunion Island nằm ở biển Ấn Độ Dương phía đông Châu Phi và đảo Madagascar .. [​IMG] Năm 1916, làm việc chung với một nhóm dũng sĩ yêu nước, nhà vua bắt đầu thảo kế hoạch chống Pháp. Vua Duy Tân vừa tròn 16 tuổi khi ngài rời cấm cung bằng thuyền để kêu gọi dân chúng theo ngài nổi dậy. Tiếc thay, nhóm người yêu nước đã bị những kẻ theo Pháp biết đựơc và trước khi cuộc nổi dậy bắt đầu thì họ cùng nhà vua đã bị Pháp bắt giữ. Những người theo ngài đã đồng ý khai báo sự thật để nhà vua được sống và họ đã bị Pháp hành hình. Vua Duy Tân bị phế ngôi và giáng chức xuống thành hoàng tử An Nam và bị đày ra đảo La Reunion Island ngày 3 tháng 11 năm 1916 cùng với gia đình cùng với cha, mẹ, vợ Mai Thị Vàng và em là công chúa Lương Nhan.

    Dù bị lưu đày, hoàng tử Vĩnh San vẫn tiếp tục sống và tranh đấu cho tự do. Trong Thế Chiến II, ngài gia nhập lực lựơng Tự Do (Free Forces) chống lại quân Phát Xít. Hoàng tử vẫn giữ thông tin liên lạc với chính quyền Pháp và những nhà đấu tranh ở Việt Nam. Cuối năm 1945, ngài trở về Việt Nam để tiếp tục tranh đấu cho một Việt Nam độc lập thì máy bay của ngài bị nạn trong một trường hợp bí hiểm. Hoàng tử Vĩnh San ra đi vĩnh viễn, xác của ngài đựơc chôn tại Central African Republic cho tới năm 1987 thì chính quyền Pháp và Việt Nam đã đồng ý cho di cốt đem về chôn cất trong khu mộ phần của hoàng gia tại cố đô Huế.

    [​IMG]
    [​IMG] Reunion Island. [​IMG] Reunion Island
    Địa Điểm:Nam Phi, trong khu Ấn Độ Dương, hướng đông của đảo Madagascar. Tổng cộng 2,517 km vuông, nước: 10 km vuông, đất: 2,507 km vuông, bờ biển: 207 km.

    Tên Quốc Gia: Department of Réunion
    Diện Tích: 2,510 km vuông
    Dân số: 720,934
    Thủ đô: St-Denis (pop 145,000)
    Sắc dân:French, African, Malagasy, Chinese, Pakistani, Indian
    Quốc ngữ: Pháp,
    Tôn Giáo: Công Giáo (70%), Hồi Giáo, Phật Giáo
    Chính quyền: overseas départment of France
    Người đứng đầu quốc gia: Tổng thống Pháp Jacques Chirac
    Người đứng đầu chính quyền: Thủ tướng Pháp Jean-Pierre Raffarin
    GDP:3.4 tỷ Mỹ kim
    GDP mỗi đầu người: $4,800 Mỹ Kim
    Tỷ lệ phát triển hàng năm: 3.8%
    Kỹ nghệ chính: Đường, rượu, thuốc lá, tiểu công nghệ, dầu hoa.
    Đối tác kinh doanh: Pháp, Nhật, Ý, Comoros, Bahrain
    Thành viên của EU: Yes

    (st)
    [/FONT]
     
  8. haicoi_bg

    haicoi_bg Thành Viên

    Tham gia ngày:
    3/3/13
    Bài viết:
    116
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: Gà Nòi Việt Nam

    đúng là dính vào Gà chọi là nghiện như chơi, hồi còn nhỏ mình đã từng dính vào, tốn kkems phết. đó cũng là một thú vui hay...
     
  9. Hưng GC

    Hưng GC Manager

    Tham gia ngày:
    28/11/12
    Bài viết:
    531
    Được thích:
    9
    Điểm thành tích:
    18
    Nơi ở:
    Đảo Đào Hoa
    Ðề: Gà Nòi Việt Nam

    Chơi môn này cũng quá cần lặn lội và kỳ công; tốn kém nhưng nó đưa con người ta đến với nhiều cung bậc cảm xúc.
     
  10. Duong_ton_bao

    Duong_ton_bao Thành viên Mới

    Tham gia ngày:
    27/1/12
    Bài viết:
    0
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Nghề nghiệp:
    Quăng Chài Bắt Cá
    Nơi ở:
    Hà Nội Có Đống Rơm To
    Ðề: Gà Nòi Việt Nam

    hôm nay dưới chợ vồi có hội gì đấy ông bạn,ông có ra đấy xem đá gà k?
     
  11. Hưng Gà Chọi

    Hưng Gà Chọi Thành Viên Tích Cực

    Tham gia ngày:
    3/2/12
    Bài viết:
    2,449
    Được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    38
    Nơi ở:
    Thường Tín, Hà Nội
    Ðề: Gà Nòi Việt Nam

    Mình cũng ở gần đó, nhưng chợ Vồi thì làm quái gì có hội, gần đó chỉ có mỗi cái nghĩa địa của bên thiên chúa giáo.
    Hay là dạo này nhân dân làm ăn được, giằm cũng mang gà ra đá.
    Mình chưa có gà đá nên ko bén mảng đến; hiện mới luyện được 10 con gà 3 tuần tuổi thôi - mua gà bố mẹ về nuôi đẻ.
     
  12. Duong_ton_bao

    Duong_ton_bao Thành viên Mới

    Tham gia ngày:
    27/1/12
    Bài viết:
    0
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Nghề nghiệp:
    Quăng Chài Bắt Cá
    Nơi ở:
    Hà Nội Có Đống Rơm To
    Ðề: Gà Nòi Việt Nam

    Hội làng gì ý chúng nó rủ em đi nhưng em đi làm không đi dc
     
  13. Hưng Gà Chọi

    Hưng Gà Chọi Thành Viên Tích Cực

    Tham gia ngày:
    3/2/12
    Bài viết:
    2,449
    Được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    38
    Nơi ở:
    Thường Tín, Hà Nội
    Ðề: Gà Nòi Việt Nam

    Tiếp theo
    Phụ lục 2: Mã Lại
    Mã Lại
    [​IMG]
    Gà "mã lại" còn đựơc gọi là gà "mã mái", là loại gà có lông bờm và lông mã ngắn và tròn theo hình bầu dục. Gà mã lại có lông đuôi chính xoè ra như đuôi tôm và không có những cọng lông đuôi phụ hình vòng cung phủ dài trên lớp lông đuôi chính.

    Nguồn gốc
    Theo tài liệu riêng của hai hội viên của Hội Gà Nòi Việt Nam thì gà mã lại bắt nguồn từ miền Bắc Việt Nam. Theo lời kể của một vị sư kê lớn tuổi ở miền Bắc là bác Tùng Trễ thì người dân miền Bắc đã đá gà mã lại từ thời Pháp còn đô hộ Việt Nam. Chúng ta chưa có đầy đủ dữ kiện về khoảng thời gian gà mã lại được đưa vào Nam nhưng chúng ta có thể đoán rằng những sự kiện lịch sử như cuộc di cư năm 1930 của đồng bào miền Bắc vào Nam để làm nhân công trong những đồn điền cao su của Pháp ít nhiều cũng có liên hệ trong sự hiện diện của gà mã lại ở miền Nam.

    Một sự kiện lịch sử khác xảy ra vào năm 1954 khi đất nước Việt Nam bị chia đôi bởi hiệp định Geneva và có hàng triệu đồng bào miền Bắc di tản vào Nam cũng có thể có liên quan tới sự hiện diện của gà mã lại ở miền Nam.


    [​IMG]
    [​IMG] Xám Mã Lại. [​IMG] Xám Mã Lại
    Những con gà mã lại có bộ lông màu xám lợt hoặc đặm đều đựơc gọi chung là xám mã lại. Các tay nuôi gà thường chuộng gà xám có bộ lông khô như câu:
    Nhất xám khô, nhì ô ướt.

    Hợp cách về màu
    Hiện tại thì những người chơi gà nòi ở Việt Nam chưa đặt ra một tiêu chuẩn nào về hợp cách của một con gà nòi và bộ lông của nó. Tuy nhiên, đối với những vị sư kê đã từng đá gà ở miền Nam thì sự hợp cách cũng đã được nhiều người chú ý và áp dụng. Những dữ kiện về hợp cách của màu lông sau đây là dữ kiện do một hội viên của Hội Gà Nòi Việt Nam cung cấp. Những dữ kiện này không phải là tiêu chuẩn chính thức do một cơ quan có thẩm quyền nào đặt ra mà chỉ là những dữ kiện đã từng được các vị sư kê tại miền Nam áp dụng thời trước năm 1975.

    Màu chân
    Gà chân trắng được xem là hợp cách và thượng hạng cho tất cả các màu lông ngoại trừ gà xám mã lại và ó mã lại có bộ lông màu nâu.
    Màu mỏ
    Màu mỏ phải giống màu chân nếu không thì là không hợp cách
    Màu mắt
    Gà có màu mắt trắng xanh là thượng phẩm. Gà này khôn
    Mắt màu trắng thường là nhất phẩm. Gà dữ
    Mắt màu đen là nhị phẩm. Gà hiểm
    Mắt màu vàng thau là tam phẩm. Gà lì
    Mắt màu đỏ là gà tồi. Gà này dễ bị loà ở nước khuya.

    Hợp cách cho gà Xám Mã Lại là:

    Chân vàng + mắt vàng = Hạng nhất
    Chân xanh + mắt trắng = Hạng nhì
    Chân đen + mắt trắng = Hạng ba
    Chân trắng = Thất cách


    [​IMG]
    [​IMG] Ô Mã Lại. [​IMG] Ô Mã Lại
    Gà ô mã lại là loại gà có màu lông đen tuyền. Đây là loại gà tiêu biểu đông đảo nhất.

    Hợp cách của Ô Mã Lại:

    Chân trắng + mắt trắng = Hạng nhất
    Chân đen + mắt trắng = Hạng nhì
    Chân đen hoặc xanh + mắt vàng thau hoặc đen = Hạng ba

    Gà ô mã lại mà có một vài cọng lông trắng nơi cánh và đuôi (gián cánh) vẫn được xem là hợp cách.
    Gà ô chân trắng đựơc nhiều người ưa chuộng như câu:

    Gà ô chân trắng, mẹ mắng cũng mua.
    Gà trắng chân chì, mua chi thứ ấy.




    [​IMG]
    [​IMG] Ô Bông. [​IMG] Ô Bông
    Gà ô bông có bộ lông đen và trắng pha lẫn.

    Con ô bông có thân hình rắn chắc này đã từng thắng một trận thư hùng quan trọng của các danh sư. Theo lời tường thuật của một vị sư kê có mặt tại hiện trường thì đối thủ của nó là một danh kê ở miền Trung và bị nó hạ ở khoảng phút thứ bảy của hiệp một với đòn mu lưng. Khi bị đòn thì đối thủ nằm xoặc cánh dãy đành đạch trước khi chết.

    Hợp cách của Ô Bông:

    Chân trắng + mắt trắng = Hạng nhất
    Chân đen + mắt trắng = Hạng nhì
    Chân đen hoặc xanh + mắt đen = Hạng ba



    [​IMG]
    [​IMG] Ó Mã Lại. [​IMG]
    Ó Mã Lại (điều)

    Gà mã lại có bộ lông đỏ hoặc nâu đều đựơc gọi chung là Ó Mã Lại. Tuy nhiên, hợp cách của mỗi loại hơi khác nhau.
    Hợp cách của gà điều:

    Chân trắng + mắt trắng = Hạng nhất
    Chân vàng + mắt vàng = Hạng nhì
    Chân xanh + mắt xanh = Hạng ba
    Chân đen = Thất cách

    (Lưu Ý:Có một bất đồng về hợp cách của gà điều. Theo dữ kiện của một hội viên khác trong HGNVN và nhiều sư kê mà anh quen biết tại miền Trung thì gà điều có chân trắng là thất cách.)








    [​IMG]
    [​IMG] Ó Mã Lại. [​IMG] Ó Mã Lại (nâu)

    Hợp cách của Ó mã lại có bộ lông màu nâu:

    Chân vàng = Hạng nhất
    Chân xanh = Hạng nhì
    Chân trắng = Hạng ba














    Nhạn
    Gà mã lại màu trắng ít được ưa chuộng vì thường bị thua.
    Gà nhạn có chân đen được xem là thất cách.
     
  14. Hưng Gà Chọi

    Hưng Gà Chọi Thành Viên Tích Cực

    Tham gia ngày:
    3/2/12
    Bài viết:
    2,449
    Được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    38
    Nơi ở:
    Thường Tín, Hà Nội
    Ðề: Gà Nòi Việt Nam

    Phụ lục 3: Mã Chỉ
    ...............................................................................
    Mã Chỉ

    [​IMG]


    [​IMG]
    [​IMG] Mã Chỉ. [​IMG] Gà Mã Chỉ
    Gà "mã chỉ" là loại gà có lông mã (trên lưng gần đuôi) dài và nhọn. Gà mã chỉ cũng sẽ có lông bờm dài và nhọn. Cả hai thứ này đều khác với gà "mã lại". Ngoài ra, gà mã chỉ cũng sẽ có thêm lông đuôi phụ cong dài phủ trên lớp lông đuôi chính.

    Gà mã chỉ đựơc xem là một giống gà khác biệt với giống gà mã lại. Ngoài ra thì các tay nuôi gà còn gọi loại gà có lông mã vừa nhỏ vừa ngắn là gà "mã kim".

    Con gà ô này có bộ mã chỉ màu đỏ. Thường thì gà có lông mã màu đỏ cũng sẽ có lông bờm màu đỏ.





    [​IMG]
    [​IMG] Mã Kim. [​IMG] Mã Kim
    Đây là một thí dụ về loại gà đòn miền Trung. Gà có vóc dáng cao, thế đứng ưỡn ngực, mặt mũi dữ tợn. Lông mã nằm gọn trên lưng, ngắn và nhỏ lăn tăn như kim nên còn đựơc gọi là "mã kim".

    Gà Nòi Bình Định
    Sau đây là bản tài liệu báo cáo kết quả điều tra và bước đầu bảo tồn giống gà chọi tại Bình Định do các anh Lý Văn Vỹ, Đoàn Trọng Tuấn, Phạm Việt Anh biên soạn. Ðây là bản tài liệu chính thức của Viện Chăn Nuôi. Qúy độc giả có thể tham khảo thêm về nhiều tài liệu của Viện Chăn Nuôi tại địa chỉ:
    www.vcn.vnn.vn
    Báo cáo kết quả điều tra và bước đầu bảo tồn
    giống gà chọi tại Bình Định

    Lý Văn Vỹ, Đoàn Trọng Tuấn, Phạm Việt Anh

    1. Xuất xứ
    Khó có thể xác định được lịch sử và nguồn gốc của gà chọi Bình Định do có ít tài liệu nói về gà chọi, bên cạnh đó người chơi gà và nuôi gà thường hay dấu nghề và giữ độc quyền về dòng mái. Nhiều ý kiến cho rằng gà chọi Bình Định có nguồn gốc từ TrungQuốc. Giả thiết này phù hợp với đặc điểm về giống: gà chọi Bình Định có thân hình to khoẻ, xương to chắc (theo thuật ngữ gọi là gà Đòn) được nuôi phổ biến ở Trung Quốc đến miền Bắc và miền Trung của Việt Nam (ở miền Nam ít nuôi loại gà này). Ngoài ra thể lệ đấu gà ở Miền Bẵc, miền Trung và Trung Quốc có nhiều nét tương đồng.
    2. Mục đích sử dụng
    Mục đích chính của việc nuôi gà chọi là sử dụng con trống vào việc huấn luyện và thi đấu. Đa phần gà mái và những con trống không thành công trong quá trình tập luyện cũng như thi đấu thường được giết thịt.
    Đối với gà mái, từ khi nở ra, lớn lên con nào có ngoại hình “ngố” thể chất khoẻ mạnh, tính khí hung dữ và có một số đặc điểm ngoại hình qui định phẩm chất tốt sẽ được giữ lại làm gà mái sinh sản. Chúng được kiểm định qua vài lứa, nếu sản xuất ra được nhiều gà trống đạt thành tích cao thì tiếp tục sử dụng nhân giống, nếu không đạt thì bị loại bỏ, chuyến sang giết thịt. Đối với gà trống, con nào có ngoại hình tốt, thể chất tốt, tính tình hung hăng thì được đưa vào huấn luyện, trong quá trình này người ta tiếp tục chọn theo các tiêu chí:
    - Có thể chất tốt (có khả năng chịu đòn, gan lì, luyện tập và thi đấu bền bỉ).
    - Có thế đánh hay, đòn đá đẹp và hiểm.
    - Có khả năng tránh đòn tốt.
    Tỉ lệ gà được huấn luyện thành công và trở thành gà thi đấu là rất thấp, chỉ đạt dưới 20% so với tổng số gà trống lúc nở ra.
    3. Phân bố
    Gà chọi được nuôi từ xa xưa ở nhiều địa phương thuộc tỉnh Bình Định. Đến nay, ước tính cả tỉnh có khoảng 1000 gà trống được tuyển chọn, huấn luyện và sử dụng làm gà thi đấu ở các cấp độ khác nhau. Tất cả các huyện và thành phố đều có nuôi và tổ chức trường đấu gà, song tập trung nhất là thành phố Qui Nhơn, Tây Sơn và Hoài Nhơn.
    Chơi gà chọi cũng là hoạt động giao lưu văn hoá, cho nên giống gà chọi Bình Định hiện nay không chỉ tồn tại riêng ở Bình Định mà còn phát tán ra các tỉnh lân cận như Quảng Ngãi, Phú Yên, Khánh Hoà, Gia Lai, ĐakLak.
    Gà trống thi đấu đạt thành tích cao thường được bán đi nhiều nơi trong và ngoài nước.
    4. Phương thúc nuôI gà chọi và tổ chức chọi gà ở Bình Định
    Người chơi gà chọi ở Bình Định Khá đông, song phần lớn là người nuôi gà trống với số lượng ít (1 - 3 con), có một số gia đình nuôi gà mái để tạo giống. Nếu có dòng mái tốt thì họ thường giữ độc quyền, không bán con mái ra ngoài mà chỉ bán con trống.
    4.1.Chọn và nhân giống
    - Chọn dòng mái tốt theo ngoại hình, thể chất( thường là những con mái dữ) và đời trước cũng như đời sau của nó có nhiều con trống đạt thành tích cao. Gà mái chọn nhân giống thường là đã đẻ một vài lứa và tuổi không quá già ( <6 năm tuổi).
    - Chọn gà trống có ngoại hình tốt và có thành tích cao, tuổi từ 1.5 - 4.0 năm, không đồng huyết với mái đã chọn.
    - Bổ sung dinh dưỡng cho gà trống và gà mái đã chọn trong suốt một tháng trước khi giao phối.
    - Tiến hành ghép phối( thường là vào cuối tháng chạp và đầu tháng riêng).
    - ấp nở: theo truyền thống, người ta thường cho gà nở vào mùa xuân bằng phương thức ấp tự nhiên do bản thân gà mẹ thực hiện với một vài động tác hỗ trợ của con người. Đã có một số thử nghiệm ấp bằng máy, song lại được đánh giá là chưa thành công, thể hiện ở nhược điểm là gà lớn lên có khả năng thi đấu rất kém.
    4.2.Thức ăn và dinh dưỡng
    Theo truyền thống, gà chọi Bình Định được nuôi dưỡng bằng thức ăn tự nhiên dạng nguyên, bao gồm: lúa, gạo, ngũ cốc, giun, dế, động vật thuỷ sinh, côn trùng cây cỏ,.... Ngày nay, người ta sử dụng thức ăn hỗn hợp công nghiệp để cho gà con ăn ở giai đoạn theo mẹ. Sau 1.5 tháng tuổi cho thêm lúa, gạo, cơm, ngô, ếch, nhái, lươn, thịt bò, lòng đỏ trứng, rau, giá,.... khi tăng lượng lúa thì rút dần cám công nghiệp , đến khi tách mẹ thì cho ăn hoàn toàn bằng lúa. Cho gà ăn làm hai bữa vào 9 giờ sdáng và 4 - 5 giờ chiều. Riêng gà con cho ăn tự do, gà tách mẹ ngoài hai bữa chính còn tự đi kiếm ăn. Gà lớn trên 6 tháng cho ăn thêm rau, giá, xà lách, chuối sứ, cà chua, mỗi tuần cho ăn thêm 1 - 2 bữa lươn hoặc thịt bò.
    * Khẩu phần ăn cho gà con tách mẹ( cho ăn tự do):
    - cám gạo : 10%
    - bắp : 20%
    - lúa : 30%
    - Cá tươi nấu chín : 20%
    - Rau( muống, cải, xà lách) : 20%.
    * Khẩu phần cho một gà trống thi đấu/ ngày:
    - Lúa : 0.25 kg.
    - Rau, giá : 0.10 kg.
    - Lươn, thịt bò : 0.10 kg.
    4.3. Quản lý huấn luyện gà thi đấu
    - Gà con được nuôi chung cả ổ và theo mẹ đến 2.5 hoặc 3 tháng tuổi.
    - Sau khi tách mẹ vẫn được nhốt chung, cho đến 4 - 5 tháng tuổi thì tách riêng trống, mái. Gà trống lúc này được nhốt riêng mỗi con một ô, không cho các con trống thấy mặt nhau để tránh mổ và đá bậy.
    - Khi gà đã gáy rõ tiếng thì bắt đầu cắt lông ở các vùng đầu, cổ, ức, đùi nhằm bộc lộ da ở các vùng này. Đồng thời cắt tai, tích.
    - Cho gà đá thử 1 - 5 trận, xem con nào có khả năng đá hay thì giữ lại huấn luyện tiếp, hoặc không thì bán hoặc giết thịt.
    - Huấn luyện gà bằng các việc chính:
    + Quần sương: cho gà vận động vào sáng sớm hàng ngày.
    + Xát nghệ: dùng nghệ giã nhỏ, hoà với rượu, nước trà, nước tiểu trẻ con sát vào vùng da đã cắt lông trong vòng 3 tháng để cho da dày lên nhằm tăng khả năng chịu đòn và giảm thương tích khi thi đấu.
    + Dầm cẳng: trước khi thi đấu 1 tháng, gà được cho ngâm chân trong hỗn dịch: nghệ, muối, nước tiểu để cho gà được cứng chân.
    - Tổ chức thi đấu:
    + Gà được phân theo 3 hạng: hạng tiểu (<3.0 kg), hạng trung (3.0 - 3.5 kg) và hạng đại (từ 3.5 kg trở lên). Các gà cùng hạng thường được thi đấu với nhau. Tuy nhiên, nếu là gà có tài nghệ cao thì chủ gà có thể cho đấu với hạng trên.
    + Mỗi trận đấu thường được tổ chức từ 01 hiệp trở lên, mỗi hiệp có thời gian 20 phút. Thời gian nghỉ giải lao giữa các hiệp đấu là 05 phút để săn sóc và hồi phục cho gà.
    - Mùa thi đấu: Mùa chọi gà thường được tổ chức vào dịp Tết và Xuân, kéo dài từ tháng chạp đến tháng tư âm lịch. Sau đó, từ tháng năm đến tháng mười một âm lịch là mùa gà thay lông nên không sử dụng thi đấu được.
    5. Đặc đIểm ngoại hình
    Gà chọi Bình Định có tầm vóc to lớn, xương to, cơ bắp phát triển, chân cao và to khoẻ, có cựa ngắn hoặc không có, lớp biểu bì hoá sừng ở cẳng chân dày và cứng, Gà đá bằng sức mạnh của bàn chân chứ không phải bằng khả năng đâm xuyên của cựa.
    5.1. Màu sắc của lông, da
    Nhìn chung màu sắc của gà chọi Bình Định đa dạng, có thể thuần màu hay đa màu trên một cá thể. Thông thường màu sắc lông phụ thuộc vào màu lông của con trống là chính, màu lông giống con trống chiếm tie lệ 50 - 60%.
    * Màu lông
    + Gà có lông đen tuyền, gọi là gà ô, loại này chiếm tỉ lệ cao nhất.
    + Gà có lông đen, lông mã màu đỏ gọi là gà Tía.
    + Gà có màu lông xám tro gọi là gà Xám.
    + Gà có màu lông giống lông chim ó gọi là gà ó.
    + Gà có màu lông trắng roàn thân, gọi là gà Nhạn.
    + Gà có lông 5 màu ( đỏ, đen, vàng, trắng, xám), gọi là gà Ngũ sắc.
    Ngoài ra, còn có một số có màu lông pha tạp như gà đen có chấm trắng...
    * Màu mỏ:
    Màu mỏ cũng có màu sắc đa dạng, thường thấy mỏ có màu trắng ngà, màu vàng, màu đen, màu xanh lợt (xanh đọt chuối).
    * Màu chân:
    Lớp biểu bì hoá sừng (vảy) ở bàn chân và các ngón chân gà chọi Bình Định cũng có màu sắc không giống nhau giữa các cá thể. Thậm chí, cùng một cá thể song màu sắc hai chân lại khác nhau. Thường thấy gà hai chân đen, vàng, xanh lợt, trắng, vàng đốm nâu, một chân vàng một chân đen hoặc trắng. Màu sắc cựa gà thường giống màu chân, song có con có hai cựa với hai màu khác nhau mặc dù hai chân lại cùng màu.
    * Màu da:
    Phần da đầu, cổ, ức, đùi và hông có màu đỏ và dày. Các phần khác như: lưng, nách, cánh lại có màu vàng hoặc trắng và da mỏng.
    5.2. Tầm vóc
    Gà chọi Bình Định có tầm vóc to lớn, chân cao, xương ống chân to, ngón dài và khoẻ, bàn chân (ống chân) gà trưởng thành có con dài tới 15 cm, song thường thấy loại 10 - 13 cm. Ngực rộng với cơ ngực nổi rõ. Đùi to, dài và cơ phát triển. Tuy nhiên bụng lại rất gọn, khoảng cách giữa hai mỏm xương chậu hẹp (1.5 - 3.0 cm ở gà trống). Phao câu và lông đuôi phát triển (lông đuôi có thể dài tới 30 cm). Khối lượng cơ thể trưởng thành của gà trống có thể đạt 5.0 kg, song thường gặp loại gà nặng từ 3.5 - 4.5 kg. Khối lượng cơ thể trưởng thành của gà mái đạt 3.5 - 4.0 kg. Tuy nhiên, trong quá trình nuôi dưỡng và huấn luyện gà, người ta thường khống chế khối lượng của gà trống thi đấu ở khoảng 3.0 - 3.8 kg, là khoảng khối lượng mà gà phát huy tốt nhất các đòn đá hay và hiểm.
    Chỉ tiêu
    Trống
    Mái
    Dài thân (cm)
    22
    20
    Vòng ngực(cm)
    41
    31
    Dài lườn (cm)
    13,5
    12
    Sâu ngực (cm)
    15,75
    13,5
    Cao chân (cm)
    31,5
    25
    Dài đùi (cm)
    17,5
    11,5

    5.3. Một số đặc điểm ngoại hình khác
    - Gà chọi Bình Định có ít lông, lông to, dài, cứng và dòn ( rất dễ gãy).
    - các phần đầu, cổ, ngực, đùi rất thưa lông nhưng hai cánh có bộ lông phát triển, giúp gà có khả năng cất cao mình để tung đòn đá.
    - Mặt gà gọn gàng, thường khômg có tích, tai ít phát triển.
    - Mồng nhỏ và thấp, có 3 loại mồng ( lá, dâu, cục)
    - Mỏ gà to, ngắn, nhọn và khoẻ.
    - Mắt thường nhỏ và sâu. mí mắt dầy, màu mắt đa dạng: mắt bông ( màu đen pha trắng), mắt hạt cau (màu nâu có tia phát từ đồng tử ra xung quanh), có con mắt màu đồng thau hoặc mắt đen, xanh.
    6. Đặc điểm sinh trưởng, phát dục và sinh sản
    6.1. Khả năng sinh trưởng
    Bảng1: khối lượng cơ thể qua các tháng tuổi (gam)
    Tháng tuổi
    Gà trống ( n =15)
    Gà mái ( n = 30)
    Sơ sinh
    38 ± 0,24
    38 ± 0,24
    1
    260 ± 3,17
    260 ± 3,17
    2
    650 ±7,20
    470 ± 4,12
    3
    1264 ±18,20
    1056 ± 11,15
    4
    1654 ± 22,60
    1280 ±17,50
    5
    2632 ± 30,70
    1513 ± 22,45
    6
    3005 ± 35,40
    2076 ± 28,92
    9
    3 371 ± 33,35
    2325 ± 26,48
    12
    3765 ± 38,90
    2628 ± 25,40
    18
    4034 ± 39,55
    2870 ± 25,70

    6.2. Phát dục
    Gà trống 06 tháng tuổi biết gáy, đến 07 tháng tuổi thì gáy rõ tiếng và có khả năng đạp mái. Gà mái 06 tháng tuổi bắt đầu cắp ổ, 07 tháng thì chịu trống và đẻ trứng lứa đầu.
    Gà chọi Bình Định thay lông theo mùa, quá trình thay lông diễn ra từ tháng năm, tháng sáu đến tháng mười một âm lịch. Lần thay lông thứ nhất bắt đầu từ lúc gà được 4 - 5 tháng tuổi, và đến 16 tháng thì thay lông lần thứ 2. Trong mùa thay lông, gà xuống sức, đồng thời do lông cánh bị rụng nên gà khó có thể bay lên để tung đòn và đỡ đòn nên người ta không cho gà thi đấu vào thời gian này mà để dưỡng gà cho mùa đấu năm sau.
    6.3. Sinh sản
    Tuổi đẻ quả trứng đầu tiên : 192 ngày.
    Khối lượng trứng : 52 ± 0,55 gam/quả.
    tỷ lệ trứng có phôi : 91,6%.
    Tỷ lệ nở/trứng : 85%.
    Số trứng đẻ/lứa : 8 - 12 quả.
    Thời gian gà mẹ nuôi con : 3 tháng.
    Khoảng cách giữa 2 lứa đẻ : 5 tháng.
    Mục đích chính của việc nuôi gà chọi sinh sản là sản xuất ra gà trống có khả năng thi đấu. Trong thời gian theo mẹ, gà con học được ở gà mẹ khá nhiều thế đánh. Chính vì vậy, thời gian gà mẹ nuôi con phải kéo dài đến 3 tháng. Mỗi năm, gà mẹ chỉ sản xuất được vài ổ gà con và tuổi khai thác kéo dài đến 9 - 10 năm. Gà mẹ có khả năng kiếm mồi khá, song lại vụng nuôi con.
    7. Các tính trạng đặc biệt
    Gà chọi Bình Định có thể chất tốt, thể hiện ở đặc điểm có sức chịu đòn khá và thi đấu bền bỉ, rất nhiều con chịu đựng được 40 hiệp đấu liên tục ( mỗi hiệp dài 20 phút và thời gian giải lao giữa các hiệp là 5 phút). Nhiều gà chọi Bình Định đã thi đấu và nổi tiếng ở các trường đấu Việt Nam, Trung Quốc, Lào, Cam pu chia, Thái Lan,...nhờ các thế đánh hay, đòn đá đẹp và hiểm. Gà chọi Bình Định có tốc độ sinh trưởng chậm, trên 1 năm tuổi mới thành thục về thể vóc. Nuôi theo phương thức truyền thống tại các hộ gia đình, gà 18 tháng tuổi đạt bình quân 4.034 g con trống và 2.870 g ở con mái.
    8. Công tác bảo tồn nguồn gen
    ở Bình Định, từ lâu đã có hai dòng gà nổi tiếng là dòng Ngân Hàng và dòng Bảy Quéo, hàng năm đầu đạt thành tích cao tại các đấu trường ở khu vực Đông Nam á và Trung Quốc. Hiện nay, hai dòng gà này đang được tập hợp tại các cơ sở bảo tồn ở phường Ghềnh Ráng thành phố Qui Nhơn, với mục tiêu là thành lập được 20 gia đình cho mỗi dòng và ghép phối luân chuyển trống nhằm bảo tồn và phát triển dòng thuần.
    9. Đề Nghị
    Tiếp tục nghiên cứu song song với hoạt động bảo tồn, nhằm xác định rõ các chỉ tiêu sinh lý, xây dựng các tiêu chuẩn chọn lọc trong công tác giống.
    Hiện nay số hộ nuôi gà chọi như ở cơ sở bảo tồn là rất ít. Đa số hộ nuôi nhỏ, lẻ để giải trí, ý thức bảo tồn vẫn còn thấp. Gà lai tạo không rõ nguồn gốc, chất lượng giảm, đề nghị Ban Chủ nhiệm Đề án đầu tư mở rộng tăng số lượng đàn gà bảo tồn. Mua thêm gà giống có phẩm chất tốt để sản xuất giống, tránh đồng huyết. Đề nghị Nhà nước có mức hỗ trợ thích hợp để các cơ sở nuôi bảo tồn tiếp tục duy trì và phát triển.
     
    Last edited by a moderator: 26/4/13
  15. Duong_ton_bao

    Duong_ton_bao Thành viên Mới

    Tham gia ngày:
    27/1/12
    Bài viết:
    0
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Nghề nghiệp:
    Quăng Chài Bắt Cá
    Nơi ở:
    Hà Nội Có Đống Rơm To
    Ðề: Gà Nòi Việt Nam

    [​IMG]
     
  16. Mactech

    Mactech Thành viên Mới

    Tham gia ngày:
    30/5/16
    Bài viết:
    10
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    3
    Giới tính:
    Nam
    Có ông anh gần nhà chơi gà tốn không biết bao nhiêu xèng rồi. Trong tủ lạnh lúc nào cũng có mấy cân lươn phục vụ các ẻm ấy
     
  17. phuonganh596

    phuonganh596 Thành viên Mới

    Tham gia ngày:
    10/6/16
    Bài viết:
    2
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Giới tính:
    Nữ
    Mình cũng rất thích nuôi gà trọi nhưng mà ở chỗ mình thì càng ngày càng ít chơi rồi cũng đem ra chán chán không có người chọi
     
  18. Megachoi.com

    Megachoi.com Thành viên Mới

    Tham gia ngày:
    4/3/21
    Bài viết:
    8
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Giới tính:
    Nam
    Môn gà chọi càng chơi càng thấy ngu đúng ko anh em
     

Nếu chưa có nick trên chimcanhviet.vn thì dùng nick facebook bình luận nhé