Chim yến hót - một thú chơi tao nhã

Thảo luận trong 'Chim yến hót' bắt đầu bởi Lâm Kiệt, 25/2/13.

  1. libiti

    libiti Thành Viên

    Tham gia ngày:
    10/4/11
    Bài viết:
    263
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    Ðề: Chim yến hót - một thú chơi tao nhã

    Các cái này là bài tham khảo mà, chắc dịch từ bài của nước ngoài, ko có tác dụng thực tế.
     
  2. Hưng GC

    Hưng GC Manager

    Tham gia ngày:
    28/11/12
    Bài viết:
    531
    Được thích:
    9
    Điểm thành tích:
    18
    Nơi ở:
    Đảo Đào Hoa
    Ðề: Chim yến hót - một thú chơi tao nhã

    Bài viết về chất vi lượng nói lên tầm quan trọng của những chất này đối với cơ thể động vật.
    Các chất này thường đã có trong thức ăn hàng ngày của yến, vấn đề là nó đã đủ hay chưa thôi. Nếu xác định được là chưa đủ thì cần bổ sung. Chế độ ăn và cụ thể là bổ sung bao nhiêu các chất này là vấn đề khó.
    Tuy nhiên việc yến bị bệnh, yến mất mầu, yến sinh sản ko tốt...ace box yến đang gặp phải rất nhiều, bởi vậy bài viết có thể gợi mở ra một vấn đề cho anh em nào muôn nghiên cứu/tìm hiểu sâu hơn nữa về Chim Yến.
     
  3. Lâm Kiệt

    Lâm Kiệt Thành Viên

    Tham gia ngày:
    4/1/13
    Bài viết:
    480
    Được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    18
    Giới tính:
    Nam
    Ðề: Chim yến hót - một thú chơi tao nhã

    Chào ace!

    Hôm nay chúng ta thảo luận về bệnh mà chim yến Kanari thường mắc nhé.

    Bài 4

    MỘT SỐ BỆNH CHIM YẾN HÓT THƯỜNG MẮC
    Thực ra chim yến rất ít mắc bệnh, tuy nhiên nếu chế độ chăm nuôi không đúng cách chim có thể mắc một vài bệnh như sau
    1-Bệnh ỉa chảy
    Nguyên nhân: Có nhiều nguyên nhân để chim mắc chứng ỉa chảy. Muốn điều trị tốt cần biết rõ nguyên nhân gây bệnh.
    + Thông thường nhất của chim yến là do chủ nhân ko nắm vững chế độ dinh dưỡng của chim, cho ăn quá nhiều chất đạm không tiêu hóa hết. Thức ăn còn thừa lên men trong ruột, thải ra độc tố làm chim ỉa lỏng.
    + Chim ăn phải thức ăn quá cũ, ẩm mốc dẫn đến ngộ độc Aflatoxin hoặc Micotoxin dẫn đến đi ỉa nước, cái lẫn lộn kèm theo chất nhày của ruột.
    + Ăn nhiều rau xanh hoặc ăn rau rửa nước bị ô nhiễm dẫn đến nhiễm khuẩn đường tiêu hóa…
    Điều trị: Việc đầu tiên là giảm hoặc ngừng hẳn việc cho ăn rau xanh, chỉ cho ăn thức ăn hạt và bột gạo trứng nếu chim bị nhẹ sẽ tự khỏi.
    Trường hợp nặng hơn: Hiện nay hàng chim nào cũng bán viên thuốc điều trị ỉa chảy của Trung Quốc. Thuốc này hòa với nước cho chim uống bệnh thường khỏi nhanh nhưng sau đó con chim thường mất sức trong một thời gian dài, hãy đến cửa hàng thuốc thú y mua viên thuốc điều trị tiêu chảy gia cầm của Việt Nam về hòa với nước cho uống trong 3 đến 4 ngày chim sẽ khỏi. Trường hợp chim ngộ độc nặng quá có thể tiêm Atropin (thuốc của người)với liều lượng 0,001 đến 0,002 g/lần cho một con chim. Ngày tiêm 2 lần dưới da, chỗ ngực của chim là nơi có cơ dày nhất.
    Bản thân mình hay dùng viên Écefuyril (thuốc của người) do Pháp sản xuất màu vàng, đóng 14 viên /vỉ. Loại này hơi đắt tí nhưng rất tốt, Vị hơi ngọt, không mùi, màu vàng chuyên để giải độc tiêu hóa và ỉa chảy. Thuốc mua về lấy ra một viên, rút vỏ dốc bột màu vàng vào cóng bột gạo trứng cho chim tự ăn, vài ba ngày là khỏi.
    Đồng thời làm vệ sinh chuồng trại, dùng phích nước nóng dội vào sàn lồng mỗi ngày một lần sau khi làm vệ sinh.

    2-Bệnh khàn tiếng.
    Nguyên nhân: Chim bị khan tiếng có hai nguyên nhân đó là viêm thanh quản và giãn thanh quản trong hộp minh quản.
    Điềutrị: Dùng một viên than củi bằng quả trứng gà ngâm vào nửa bát nước lã sau một đêm, gạn lấy nước đó, vắt thêm mươi giọt nước chanh và bỏ vào vài hạt muối, đổ vào cóng cho chim uống, khoảng một tuần sau tiếng hót sẽ phục hồi dần.
    Do cơ cấu phát âm của bộ chim là ở hộp cộng hưởng minh quản ( cái hộp ngã ba giữa khí quan và hai nhánh phế quản. Trong mình quản có hai sợi thanh quản một ngắn một dài để chim chuyển giọng ) nếu chỉ viêm một trong hai sợi thanh quản thì việc phục hồi sẽ mau chóng, nếu bộ phận này bị viêm nặng, tổn thương thành sẹo thì ko thể phục hồi được giọng hót ban đầu.

    3-Bệnh đau mắt
    Thỉnh thoảng có con chim bị đau mắt do nhiễm khuẩn.
    Điều trị: Cần làm vệ sinh và khử trùng lồng nuôi thật cẩn thận, sau đó mua lọ Cloramphenicol về nhỏ mối ngày bốn năm lần. Chỉ vài ngày con nào cũng khỏi cả.
    Trường hợp viêm mi có mủ hãy tán viên Penicilin cho uống mỗi ngày 100 000 đơn vị thuốc trên một cá thể chim chia 2 lần, đồng thời rửa mắt bằng Cloramphenicol sau đó bôi thuốc mỡClorocid_H, trong vòng bốn ngày đến một tuần là khỏi.

    4-Chết đột ngột, mất màu lông, bó lông…
    Một số chim tự nhiên rơi xuống ngắc ngoải nếu cấp cứu kịp thời vẫn sống bình thường. Năm 1995 mình bị một trường hợp như vậy. Khi thấy con chim đang đậu trên cầu, tự nhiên rơi xuống sàn lồng, cánh vỗ vật vờ, mỏ ngáp chầm chậm, mình vội bắt ra ủ ấm và dùng viên Apicilin trộn bột đút cho ăn vì mình nghĩ có thể có vi trùng nên dùng kháng sinh (Sau này mới biết là sai lầm). Đồng thời ngay lúc ấy mình hòa đường Glucoza bơm cho nó vài giọt. Mấy phút sau con chim đứng dậy bình thường, đặt vào lồng nó nhảy ngay lên cầu. Sau này do đọc nhiều tài liệu mới biết là nó thiếu khoáng chất nên bị đột quỵ. Chính mấy giọt đường Glucoza đã cứu nó thoát chết. Những con chim bị mất màu lông, hoặc bó lông chủ yếu cũng là thiếu nguyên tố vi lượng. Đặc biệt yến Kanari đỏ ko cho ăn khoáng rất mau bạc màu.

    5- Chim yến đau chân
    * NGUYÊN NHÂN: Chim yến bị đau chân có nhiều nguyên nhân, trong đó có mấy nguyên nhân thường gặp sau đây:
    -Chim đứng trên cầu bẩn lâu ngày bị ngấm chất bẩn rồi nhiễm trùng, nhiễm nấm.
    -Chim bị thừa đạm dẫn đến bệnh gout nhưng ko được xử lý kịp thời.
    -Chim bị muỗi đốt rồi nhiễm trùng thứ cấp.
    -Nuôi chim trong lồng xấu có dăm nan đâm vào chân chim, nhiễm trùng.
    * TRIỆU CHỨNG: Ba đầu các chỗ như đầu ngón chân, khớp ngón chân hoặc nơi bị thương đỏ lên rồi sưng dần, nếu ko điều trị ngay sẽ nhiễm trùng sinh mủ to như nửa hạt đậu xanh. Chim kém ăn, luôn mổ vào vết thương để gái ngứa, dần dần suy nhược dẫn đến tử vong.
    * ĐIỀU TRỊ: Việc đầu tiên là làm vệ sinh chuông trại thật sạch, đặc biệt là cầu đứng phải rửa xà phòng rồi sấy khô mỗi ngày một lần rồi dùng viên Clorocid tán nhỏ trộn lẫn với mỡ Clorocid-H bôi một lớp mỏng lên mặt trên của cầu. Tại nơi bị thương rửa bằng nước muối NaCl 5%hoặc nước Cloramphenicol rồi bôi hỗn hơp bột Clorocid+mỡ Clorocid-H (mỗi ngày làm 1 đến 2 lần). Vết thương có mủ phải cho chim uống Penicilin để tiêu mủ với liều lượng 100 000 đơn vị thuốc một ngày chia 2 lần.
    Trong trường hợp dùng các thuốc trên thấy đỡ nhưng ko khỏi hẳn, nên nghĩ ngay đến việc chim bị nhiễm nấm. Thông thường chân chim hay nhiễm nấm thuộc các chủng candida albicans, pityrosporum,trichophyton, epidermophyton…gây nên. Hiện nay có loại kem bôi da Tomax Genta làloại thuốc bôi chống nấm tại chỗ phổ rộng, nên dùng thuốc này bôi kết hợp với các loại thuốc trên. Tuy nhiên ko nên dùng thuốc này quá 5 ngày để phòng tác dụng phụ ko mong muốn.
    Việc điều trị tích cực sẽ cứu sống chim với tỷ lệ khá cao nhưng vẫn để lại những vết sẹo rất mất mĩ quan, vì thế công việc phòng bệnh là vô cùng quan trọng. Để phòng bệnh này, cần lưu ý mấy điểm sau đây:
    -Làm vệ sinh lồng chuồng phải thường xuyên, liên tục.
    -Không nên cho chim ăn quá nhiều chất đạm như lòng đỏ trứng. Khẩu phần lòng đỏ trứng chỉ nên mỗi ngày 500 đến 700 mg cho một cá thể chim là vừa.
    -Buổi tối phải phủ áo lồng bằng màn chống muỗi đốt.
    -Dùng loại lồng tốt có nan lồng nhẵn bóng và phun sơn PU để phòng dăm nan đâm vào chân chim.

    Đó là một ít kinh nghiệm mình đã từng trải, chẳng biết có giúp ích gì hay ko nhưng cũng xin chia sẻ cùng ace.
    Bạn nào có kinh nghiệm hay hơn, ta cùng trao đổi nhé.
    Chúc ACE chơi vui vẻ.
    Chào thân ái!
     
    Last edited by a moderator: 2/3/13
    tuyentd2 thích bài này.
  4. richmon

    richmon Thành viên Mới

    Tham gia ngày:
    9/6/12
    Bài viết:
    60
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Chim yến hót - một thú chơi tao nhã

    Bác Lâm Kiệt và các AE cho hỏi: Mình có 2 ổ đang nuôi con, một ổ thì chim bố mẹ ăn uống bình thường, không ăn vỏ trứng cút. Trái lại cặp kia thì bỏ trứng vào thì rỉa hết vỏ trứng. Mặc dầu 2 lồng có đầy đủ mai mực, khoáng cho chim đẻ (nói chung là chế độ ăn uống giống nhau). Vậy mình phải bổ sung thêm cái gì cho nó? AE đi trước có thể chia sẻ cho mình ?
    - Còn 1 ổ đang ấp được 9-10 ngày mà từ 2 ngày nay thấy chim trống đạp mái. Như vậy có ảnh hưởng đến việc ấp của chim mái không? Có nên bắt trống ra không?
     
  5. Lâm Kiệt

    Lâm Kiệt Thành Viên

    Tham gia ngày:
    4/1/13
    Bài viết:
    480
    Được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    18
    Giới tính:
    Nam
    Ðề: Chim yến hót - một thú chơi tao nhã

    Chim mái đẻ đến quả trứng thứ 4 thì nên tách hẳn chim trống ra. Trong suốt thời gian chim mái ấp ko nên cho chim trống vào. Nếu chỉ nở < 3 con thì một mình chim mái nuôi con cũng được. Nếu nở từ 4 con trở lên thì 3 ngày đầu để chim mái mớm dãi cho con, từ ngày thứ 4 hoắc thứ 5 mới thả chim trống vào tham gia nuôi con. Đại bộ phận chim trống nuôi con rất khéo ko kém chim mái.
    Con chim ăn vỏ trứng cút là nó vẫn còn thiếu chất. Chủ yếu là Canxi. Cháu mua viên Calxium loại 400 đơn vị cho ăn thêm xem nhé.Nhà cháu ở đâu vậy? Cho bác cái số đt nhé.
    Chúc cháu may mắn
     
    Last edited by a moderator: 20/3/13
    tuyentd2 thích bài này.
  6. richmon

    richmon Thành viên Mới

    Tham gia ngày:
    9/6/12
    Bài viết:
    60
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Chim yến hót - một thú chơi tao nhã

    Cám ơn bác Lâm Kiệt! Calcium 400 cho ăn (uống) như thế nào bác hướng dẫn cách dùng. Cháu sẽ nhắn số vào inbox cho bác
     
  7. Nuchuarungxanh

    Nuchuarungxanh Thành viên Mới

    Tham gia ngày:
    22/1/13
    Bài viết:
    39
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Chim yến hót - một thú chơi tao nhã

    Có tác dụng thực tế hay kog còn phải tùy theo trình độ ứng dụng của mỗi người bác ợ!
    <------ Bổ sung bài viết ------->
    Em có một yến mẹ đang nuôi 3 yến non, tự nhiên nó bỏ ko mớm nữa. Cả nhà ai biết phải làm sao h, chỉ cho em với! tks trước và hậu tạ mai sau ợ.
     
  8. taolaty

    taolaty Thành viên Mới

    Tham gia ngày:
    6/2/12
    Bài viết:
    714
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Chim yến hót - một thú chơi tao nhã

    cái này thì quá dễ kaka bạn phải đút vú hoặc gửi chim con thoy.cho hỏi bạn là chỉ 1 mình mái nuôi con thoy đúng không?mình bị trường hợp này rồi khi thiếu trống cho gép 1 trồng mái con mái rất dễ bỏ con trong giai đoạn nuôi vì nó còn thèm muốn xxx hehe
    <------ Bổ sung bài viết ------->
    bài viết rất hay chú ah thx chú nhìu.nhưng thời buổi này ít nhà nuôi yến cho ngủ mùng lắm trong SG này con đi cũng rất nhìu chỗ nuôi có nhà nuôi hơn cả trăm mà có thấy chim ngủ mùng gì đâu
    với lại 1 phần quan điểm của con có thể là khác với chú nhìu vì theo cách chơi hiện đại bây giờ muỗi và kiến giờ cũng rất ít vì đa số đều có thuốc diệt các bệnh trên thì không rành lắm nhưng hiện tại giờ chim yến đau chân theo con nghĩ đa phần là gout(vì chế độ dinh dưỡng bây giờ rất cao tất cả đồ ăn nước ngoài đều có từ cám Bỉ pícote pate cho đến nhìu vitamin khác nữa)thx chú kiệt vì bài viết hay :-bd
     
  9. Yến Mi Khuyên

    Yến Mi Khuyên Thành viên Mới

    Tham gia ngày:
    25/3/13
    Bài viết:
    14
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Chim yến hót - một thú chơi tao nhã

    Cảm ơn bác Lâm Kiệt đã chia sẻ những kiến thức quí báu. Mong bác tiếp tục viết bài để mọi người tham khảo.Em thấy các bài viết của bác Lâm Kiệt khác hẳn với những người khác, k phải chỉ có kình nghiệm mà có rất nhiều kiến thức được trình bày rất rõ ràng dựa trên nền tảng là cơ sở khoa học rất bài bản.
    Một lần nữa xin cảm ơn bác.
     
  10. richmon

    richmon Thành viên Mới

    Tham gia ngày:
    9/6/12
    Bài viết:
    60
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Chim yến hót - một thú chơi tao nhã

    Các bác cho hỏi nhờ tí nhé! Mình có con bạch yến đã đẻ được 2 lứa rồi, lứa đầu tiên 4 trứng nở 2 nhưng chết 1; lứa 2 đẻ 6 trứng nở 4 mà chết mất 3 em (một em thấy trứng đã tách làm đôi nhưng không ra được, 1 em chết do trứng đè). Lam sao khắc phục tình trạng này, con mái này có nên dùng tiếp không các bác nhỉ?
     
  11. Lâm Kiệt

    Lâm Kiệt Thành Viên

    Tham gia ngày:
    4/1/13
    Bài viết:
    480
    Được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    18
    Giới tính:
    Nam
    Ðề: Chim yến hót - một thú chơi tao nhã

    Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sinh sản và nuôi con của chim yến như:
    1- Nhiệt độ môi trường. Chim yến vốn dĩ khởi phát từ miền xứ lạnh, tuy đã được thuần hóa và nuôi ở miền nhiệt đới ta lâu rồi song sức chịu nóng của chúng kém nhiều so với chim hoang dã. Nhiệt độ tốt nhất để chim yến sinh sản là 20 đến 28 độ C vì vậy nhà bạn nào ko có phòng lạnh, mùa nóng nên hạ lồng xuống mặt đất cho chim mát. Nếu nhiệt độ cao quá sẽ có hiện tượng mất nước gây ra sát trứng ko nở được. Yến non có thể chết. Nhiệt độ lên đến trên 37 độ C, yến mẹ đang ấp có thể lăn ra chết đột ngột.
    2- Chim thiếu nguyên tố vi lượng vì người nuôi ko biết làm khoáng cho chim vì thế phôi trứng kém phát triển, suy thoái thể chất qua nhiều thế hệ dẫn đến thoái hóa chủng loại. Đây là một nguyên nhân rất phổ biến. Nhiều người cho rằng cứ treo mai mực lên cho ăn là được, thực chất ko phải thế. Cơ thể sống rất cần nguyên tố vi lượng như đã trình bày trong các bài trước. Nếu ko đủ chất sẽ gây rất nhiều tác hai cho sức khỏe và đời sống của động vật. Có người đã làm khoáng cho chim ăn nhưng quá đơn giản và cũng ko coi trọng lắm nên tác dụng ko được như mong muốn.
    3- Bản tính chim mẹ nuôi con ko khéo, khi ấp ko biết đảo trứng nên gây tổn thương cho chim non và phôi sắp nở.
    4- Người nuôi hiểu biết kỹ thuật kém. Khi chim đẻ một hai quả đầu ko múc ra mà cứ để trong ổ, dẫn đến việc con nở trước con nở sau ko đều nhau vì thế con yếu hơn có thể bị chết.
    5- Chim bị bỏ đói ko đủ thức ăn mớm con nên chim non rạc dần rồi chết. Chú ý khi yến nuôi con cần tăng cường trứng và rau xà lách để yến mẹ mớm con. Rau phải rửa bằng nước sạch rồi vảy cho ráo nước mới cài vào lồng cho yến.
    Đó là những nguyên nhân chính dẫn đến việc chim non bị chết, ngoài ra còn nhiều nguyên nhân khác nữa nhưng ko phổ biến bằng những nguyên nhân trên. Mong ace cố gắng khắc phục.
    Chúc ACE thành công.
     
    Last edited by a moderator: 27/3/13
  12. richmon

    richmon Thành viên Mới

    Tham gia ngày:
    9/6/12
    Bài viết:
    60
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Chim yến hót - một thú chơi tao nhã

    Cám ơn bác Lâm Kiệt rất nhiều! Nguyên nhân có thể do nhiệt độ môi trường ảnh hưởng đến quá trình ấp, có thể do nội tại con mẹ khả năng ấp kém, chế độ dinh dưỡng không đủ chất. Như vậy trong những ngày nóng nhiệt độ cao mình có nên cho chim mẹ tắm để nó tắm cho trứng không. Mình thấy qui trình ấp trứng gà công nghiệp hoặc gà ấp tự nhiên nó cũng tắm đấy! Còn nuôi công nghiệp có máy điều hòa nhiệt độ thì không cần bàn. Có bảng chỉ dẫn các trường hợp xảy ra trong quá trình ấp của gà có thể tham khảo:
    Phụ lục1: Các vấn đề có thể xảy ra trong ấp trứng
    1. Trứng soi rõ ràng, không có vòng máu hoặc sự phát triển phôi thai.

    - Trứng không có trống.
    - Đàn bố mẹ thiếu dinh dưỡng.
    - Trứng được lưu trữ dưới 4,50C hoặc đã quá cũ trước khi ấp.
    2. Trứng soi rõ ràng nhưng máu hoặc phôi rất nhỏ
    - Máy ấp nhiệt độ quá cao.
    - Trứng được lưu trữ dưới 4,50C hoặc trên 260C trước khi ấp.
    3. Chết phôi, trước thời gian nở .
    - Trứng không được đảo ít nhất 3 lần một ngày
    - Thiếu thông gió.
    - Máy ấp nhiệt độ đặt quá cao hoặc quá thấp.
    - Gà mẹ ăn không đủ khẩu phần.
    4. Trứng khẩy mỏ nhưng không nở, gà con chết trong vỏ, vỏ gắn với gà con (bị sát).
    - Độ ẩm trung bình thấp.
    - Nhiệt độ trung bình thấp.
    - Độ ẩm thấp tại thời điểm nở.
    - Nhiệt độ cao quá mức trong khoảng thời gian ngắn.
    5. Nở quá sớm và rốn đẫm máu.
    - Nhiệt độ quá cao.
    6. Trì hoãn nở (thời gian ấp kéo dài), trứng không khẩy mỏ cho đến ngày 21 hoặc sau đó.
    - Nhiệt độ quá thấp.
    7. Nở kéo dài (thời gian nở kéo dài),một số gà con khẩy mỏ sớm, nhưng nở hoàn thiện kéo dài.
    - Nhiệt độ quá cao.
    8. Gà con bị què
    - Bất thường trong phát triển.
    - Gà mái thiếu dinh dưỡng.
    - Máy ấp nhiệt độ quá cao.
     
    Last edited by a moderator: 27/3/13
    tuyentd2 thích bài này.
  13. longmitom

    longmitom Thành viên Mới

    Tham gia ngày:
    31/1/13
    Bài viết:
    32
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Chim yến hót - một thú chơi tao nhã

    Chú LK và a e cho cháu hỏi, cháu cũng mới bắt đầu quan tâm đến Yến Kanari và mọi việc mới đang ở giai đoạn tìm hiểu thông tin, nên cháu có hỏi những câu ngô ngố thì chú và a e đừng cười nhé. Chẳng hạn:

    Cách phân biệt yến trống, yến mái? Tuổi thọ của Yến có lâu như Họa mi không? Nuôi Yến thì chỉ nuôi mình trống hay phải nuôi cả đôi?
     
  14. Lâm Kiệt

    Lâm Kiệt Thành Viên

    Tham gia ngày:
    4/1/13
    Bài viết:
    480
    Được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    18
    Giới tính:
    Nam
    Ðề: Chim yến hót - một thú chơi tao nhã

    - Yến non đa số chừng 60 ngày tuổi đã có thể hót nho nhỏ, trông con nào lục bục ở yết hầu thì nhốt riêng ra, đó là con trống, cũng có con phải 90 đến 120 ngày tuổi mới bắt đầu tập hót. Những con đến 180 ngày ko hót thì đại bộ phận là mái. Về hình dáng con trống thon gọn và cao cầu hơn, con mái thân bầu, đít xệ và thường là chân hơi thấp hơn chút nhưng cũng có con rất cao đấy nhé.
    - Tuổi tho trung bình của yến là 12 đến 16 năm. Cũng có con sống được 20 năm. Thời gian sinh sản hiệu quả nhất từ lúc mái được 18 tháng đến 48 tháng.
    - Nếu nuôi chơi thì chỉ cần nuôi trống thôi, ko cần có mái vì chim yến ko cần ốp mái, ko có khái niệm thuần hay mộc :))
    Chúc thành công và vui vẻ!
     
    tuyentd2 thích bài này.
  15. binh_82

    binh_82 Thành Viên

    Tham gia ngày:
    17/6/12
    Bài viết:
    886
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    18
    Nơi ở:
    Từ Liêm Hà Nội
    Ðề: Chim yến hót - một thú chơi tao nhã

    bác Lâm kiệt ơi nhà cháu mi nhiều rồi muốn làm 1 vài em yến hót nuôi cho đa dạng các loại chim nhà cháu ,bác cho cháu hỏi nên nuôi yến non hay yến già bác nhỉ và giá của yến non là bao nhiên và yến già là bao nhiêu .Cám ơn bác
     
  16. Lâm Kiệt

    Lâm Kiệt Thành Viên

    Tham gia ngày:
    4/1/13
    Bài viết:
    480
    Được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    18
    Giới tính:
    Nam
    Ðề: Chim yến hót - một thú chơi tao nhã

    Chim yến có thể nuôi non được, thấy con nào hót lục bục thì chọn, chú ý những con có vết thương ở ngón chân và bàn chân thì ko nên mua. Giá yến non phụ thuộc vào tháng tuổi và màu sắc, thí dụ:
    Yến 90 ngày tuổi màu xanh, trắng, vàng khoảng 500 000đ đến 600 000 đ/con; màu đỏ hung hung khoảng 700 000đ/con, màu đỏ tươi đậm khoảng 900 000đ/con
    Yến 9 tháng đến 1 năm tuổi, hót tốt màu đỏ hung khoảng 1,8 triệu đến 2 triệu/con. màu đỏ tươi đậm khoảng 2,8 đến 3 triệu/con. Các màu khác dao động từ 1,5 triệu đến 2,2 triệu/con tùy theo chất lượng chim.
    Đó là giá ở HN, còn các địa phương khác mình ko rõ.
    Chúc vui vẻ!
     
  17. binh_82

    binh_82 Thành Viên

    Tham gia ngày:
    17/6/12
    Bài viết:
    886
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    18
    Nơi ở:
    Từ Liêm Hà Nội
    Ðề: Chim yến hót - một thú chơi tao nhã

    CHÁU ở hàn nội mà ,hôm nay cháu vừa bắt 1 con màu vàng giá 1 tr 7 về nhà một cái là hót ngay ,hót to lắm bác ạ,chim không tật lỗi j cả ,tuy nhiên hót thì thingr thoảng lại cứ chip chip như khuyên,chim non chỗ cháu mua có 200.000 đồng 1 con thôi bác ạ ,hay chỗ bác bán đắt rồi

    Ố ồ! Tốt quá hôm nào chỉ bác chỗ bán yến, bác muốn mua vài con choi! Già rồi ít xèng lém, có con non giá vậy mà mua thì OK quá!
    Cho bác địa chỉ nhé!
    ---- LK
     
    Last edited by a moderator: 6/5/13
    tuyentd2 thích bài này.
  18. binh_82

    binh_82 Thành Viên

    Tham gia ngày:
    17/6/12
    Bài viết:
    886
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    18
    Nơi ở:
    Từ Liêm Hà Nội
    Ðề: Chim yến hót - một thú chơi tao nhã

    Bác cứ đi ra bách thảo mà mua ,ý cháu là cửa hàng gần bách thảo ý,cửa hàng có chữ Bình to tướng xong in hình con họa mi bên cạnh ,cửa hàng đó chuyên mi nhưng cũng có yến ,mua thì bác nên đi vào buổi trưa vì lúc này 1 là ông chủ đang ngủ dậy bán cho khách và muốn ngủ tiếp nên bán rẻ2 là bà vợ bán thay để ông chồng về ăn cơm nên không biết j có khách vào hỏi thì chỉ cần nhìn con chim to hay bé và ra giá không cần biết loại j cả,có lần cháu mua con mi 200k cơ mà hề hề,phải biết lợi dụng thời điểm bác ạ
     
  19. richmon

    richmon Thành viên Mới

    Tham gia ngày:
    9/6/12
    Bài viết:
    60
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Chim yến hót - một thú chơi tao nhã

    Chào bác Lâm Kiệt!
    Thời tiết Đà Nẵng từ đây đã nóng lắm bác à! Chắc phải cho tụi nó nghỉ đẻ thôi! Muốn cho tụi nó nghỉ đẻ đi vào thay lông thì mình làm thế nào bác nhỉ? Thấy mấy ổ chim con gần tách mẹ rồi mà chim mẹ tha rác, thấy trống là nắm ép trên cầu đòi trống. Mong nhận được chỉ dẫn từ bác.
     
  20. Lâm Kiệt

    Lâm Kiệt Thành Viên

    Tham gia ngày:
    4/1/13
    Bài viết:
    480
    Được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    18
    Giới tính:
    Nam
    Ðề: Chim yến hót - một thú chơi tao nhã



    Ôi trời!
    Thế này chắc bác ko dám đến òi!
    nhỡ gặp phải bà vợ ông ấy bán mà khen bác đẹp lão thì toi...:))
    <------ Bổ sung bài viết ------->
    Chính bác cũng muốn mua cái "phanh đẻ" cho chim yến đây. Bác có một con hoàng yến đặc biệt, đẻ liên tục ko nghỉ. Con nó mới mọc lông ống, nó đã đẻ tơi bời rồi, mấy năm liền như vậy, vất vả quá. Muốn cho nó đẻ thưa ra mà ko bít người ta bán cái "phanh đẻ" ở chỗ nào. ACE nào bít chỉ dùm cái :))
     
    Last edited by a moderator: 8/5/13

Nếu chưa có nick trên chimcanhviet.vn thì dùng nick facebook bình luận nhé