Cách vận chuyển chim tiểu mi đường xa an toàn

Thảo luận trong 'Các vấn đề chung về Tiểu Mi' bắt đầu bởi ngoctuan, 6/11/16.

  1. ngoctuan

    ngoctuan Đại Bàng Bố Ban quản trị

    Tham gia ngày:
    11/9/10
    Bài viết:
    9,242
    Được thích:
    1,956
    Điểm thành tích:
    65
    Giới tính:
    Nam
    Nghề nghiệp:
    IT manager
    Nơi ở:
    Ho Chi Minh
    [​IMG]

    Thân chào các anh em. Trước tiên Nguyendalat xin gửi lời chúc mừng đến anh chị em nhóm mua chung tiểu mi tại Hà Nội bởi 02 lý do:
    - Chuyến tiểu mi ra Hà Nội bước đầu đã thắng lợi nhờ hộc chuyển chim và thời tiết ủng hộ.
    - Những em tiểu mi trong chuyến này đều là những em xuất xứ từ vùng đất nổi tiếng tiểu mi hót hay: Đạ K'Nàng. Đây là vùng rừng già, có đầy đủ những âm thanh hùng vĩ của núi rừng: tiếng thác gần, tiếng suối chảy, tiếng của rất nhiều loại chim hót. Chim Đạ K'Nàng vừa người nhưng phong cách đấu hay và bền chim. Cuối bài mình xin post 01 em Đạ K'Nàg được 6 tháng của mình cho anh em nghe giọng.
    Các anh em đã có chim trong tay, vấn đề chăm sóc để hồi phục cho chú chim đòi hỏi nhiều kiên nhẫn và kinh nghiệm. Nguyendalat xin mạn phép nói vài điều về chăm sóc tiểu mi giai đoạn này- Cách nuôi trong giai đoạn này toàn là những kinh nghiệm học hỏi được và đã kiểm chứng bằng thực tế:

    1. Lưu ý khi nhận chim KHÔNG TẮM TRONG 03 NGÀY ĐẦU:

    - Sau khi di chuyển đường xa, sức lực chim đã gần cạn. Việc tắm chim đôi khi dẫn đến trúng gió.
    - Trường hợp lỡ dại- Không bắt chim ra và nặn tuyến nhờn ở hậu môn. Cách duy nhất là đổ vài giọt dầu xanh ở bố lồng và trùm áo lồng. Phần còn lại là tùy duyên.

    2. Để chim nghỉ ngơi, hạn chế kích file mái và trống tiểu mi

    - Đây là giai đoạn cần tịnh dưỡng. Được nghe tiếng hót của tiểu mi là mong muốn của mọi người nuôi nhưng em nó cần có thời gian để hồi sức và tích lũy lửa trong người.
    - Việc cho áp chim, kích file liên tục dẫn đến tình trạng chim bị stress- stress quá độ dẫn đến tung lồng --> bể chim (rất lâu mới hồi phục)

    3. Sử dụng một loại cám trong suốt thời gian nuôi

    - Muốn đổi cám nên đợi tiểu mi hót đều đặn hoặc trong giai đoạn thay lông:
    - Cám tiểu mi đơn giản, dễ làm. Nhanh nhất là ra tiệm mua cám lửa loại tốt vì tiểu mi ăn cám rất ít.
    - Bạn nào có thời gian thì có thể tự nghiên cứu để làm cám với các thành phần bổ sung như tôm khô, đậu phộng (lạc), trứng gà.
    - Việc ép cho ăn cám cần thời gian và kiên nhẫn, 01 cóng sâu- 01 cóng cám trộn sâu cho đến khi cóng cám thấy vết mổ- cóng nước thấy cám vụn là ok.
    * Cách nhanh nhất: Bỏ sâu trộn với cám- Lấy kéo cắt nhuyễn hỗn hợp.
    - Ép cám thành công vẫn luôn duy trì sâu cho em nó, tiểu mi là loài ăn côn trùng nên mồi tươi là không thể thiếu- thỉnh thoảng cho vài em dế bẻ chân là ok.

    4. Hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng chim chưa căng đã xáp chim, mang chim ra cội đông người (trừ trường hợp đó là con chim cực kỳ xuất sắc). Đây chính là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng toét đầu, bay móng, bể chim mà người mới chơi hay gặp.
     

    Bài viết mới
    Hỏi về avi tiểu mi ạ
    Hỏi về avi tiểu mi ạ bởi TuanAnh3404, 13/1/19 lúc 21:46
    Cách Chăm Sóc Chim Tiểu Mi
    Cách Chăm Sóc Chim Tiểu Mi bởi ngoctuan, 14/9/18 lúc 11:48
    Chỉnh sửa cuối: 6/11/16

Nếu chưa có nick trên chimcanhviet.vn thì dùng nick facebook bình luận nhé