CÁCH TRÒNG CÂY MƯỚP HƯƠNG

Thảo luận trong 'Trồng Rau Tại Nhà' bắt đầu bởi ngoctuan, 29/4/17.

  1. ngoctuan

    ngoctuan Đại Bàng Bố Ban quản trị

    Tham gia ngày:
    11/9/10
    Bài viết:
    9,242
    Được thích:
    1,956
    Điểm thành tích:
    65
    Giới tính:
    Nam
    Nghề nghiệp:
    IT manager
    Nơi ở:
    Ho Chi Minh
    CÁCH TRÒNG CÂY MƯỚP HƯƠNG

    Mướp hương hay mướp ta, mướp gối, có tên khoa học là Luffa aegyptiaca hay Luffa cylindrica (tên cũ), là một loài thuộc chi Mướp (Luffa), tên tiếng Anh là Smooth Luffa hay Egyptian Luffa. Đây là loài cây bản địa của Bắc Phi.

    Hiện nay có 2 loại mướp phổ biến được trồng là mướp hương và mướp trâu: mướp hương quả nhỏ, màu xanh nhạt và có mùi thơm ngát, mướp trâu là loại quả to, màu xanh đậm. Cả hai loại đều dùng làm thực phẩm và làm thuốc.

    Thành phần hóa học
    Quả chứa chất đắng, saponin, chất nhầy, xylan, mannan, galactan, lignin, mỡ, protein 1,5%. Trong quả tươi có nhiều choline, phytin, các acid amin tự do: lysin, arginin, acid aspartic, glycin, threonin, acid glutamic, alanin, tryptophan, phenylalanin và leucin. Hạt chứa một chất đắng là cucurbitacin B, một saponin đắng kết tinh khi thuỷ phân cho acid oleonolic và một sapogenin trung tính; còn có một saponin khác.

    Gieo trồng
    Thời vụ: Gieo từ tháng 2 – tháng 6. Vụ Đông Xuân nhiệt độ thấp cây sinh trưởng kém, ít đậu trái.

    1. Chuẩn bị đồ để trồng
    Giống như trồng một số loại rau củ quả khác như trồng hành lá, trồng cà chua, trồng xà lách… thì để trồng được mướp hương ngay tại nhà, bạn sẽ phải chuẩn bị một số dụng cụ như sau:
    – Thùng xốp;
    – Chậu nhựa giống chậu trồng hoa;
    – Một số loại đất dinh dưỡng, chẳng hạn như đất Tribat, đất Fusa, hỗn hợp đất phù sa trộn lẫn phân trùn quế hay giá thể nền hữu cơ;

    Các cửa hàng bán phân trùn quế
    – Hạt giống mướp hương;
    – Bình tưới loại 1 hoặc 2 lít;
    – Vài mét dây để làm giàn leo, có thể là dây vải, dây dù, dây thép hay bất cứ dây gì cũng được.

    2. Chuẩn bị giá thể để gieo hạt
    Giá thể chính là nguồn cung cấp dinh dưỡng cho cây, đóng vai trò giống như đất vậy. Bạn có thể sử dụng giá thể nền hữu cơ có sẵn hay pha trộn hỗn hợp đất phù sa và phân trùn quế theo tỷ lệ 50:50 để đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho hạt giống và cho cây phát triển sau này.

    Sau khi chuẩn bị xong giá thể, bạn cho hỗn hợp dinh dưỡng đó vào thùng xốp hoặc các chậu nhựa. Lưu ý là đổ hỗn hợp đầy cách miệng thùng hoặc miệng chậu nhựa khoảng 2cm nhé.

    3. Cách trồng mướp hương với bước gieo hạt và trồng cây con
    – Cách gieo hạt: Hạt giống mua về cần phải ngâm trong nước ấm (pha theo tỷ lệ 2 sôi : 3 lạnh) trong khoảng từ 4 – 6 giờ để kích thích sự nảy mầm của nó.

    Sau khi ngâm, bạn rửa sạch, loại bỏ những hạt nổi đã hư hỏng, sau đó ủ hạt giống vào khăn ẩm. Ủ khoảng 36 – 48 giờ, khi thấy hạt đã nứt nanh và chuẩn bị nảy mầm thì mang ra gieo vào giá thể.

    Bạn không nên vùi sâu hạt quá vì như thế sẽ rất bí, hạt không được cung cấp đủ không khí để phát triển, thay vào đó chỉ lấp một lớp giá thể mỏng trên hạt khoảng 1cm thôi nhé.

    – Cách trồng cây con: Sau khi hạt giống nảy mầm và phát triển đến độ khoảng 2 – 3 lá non thì bạn nên tách rời các cây con ra và trồng lại trong chậu nhựa, xếp các chậu vào thùng xốp thành nhiều hàng (tùy thuộc diện tích sân thượng của bạn). Cây với cây cách đều nhau khoảng từ 0,8 – 1m; hàng với hàng cách đều khoảng 4 – 5m.

    4. Chăm sóc cây trong quá trình phát triển
    Cách trồng mướp hương chuẩn xác là bạn phải tỉ mỉ trong cách chăm sóc, từ tưới nước, bón phân đến cắt tỉa lá, làm giàn leo.

    – Tưới nước: Bạn không nên tưới quá nhiều nước, chỉ tưới 1 lần vào mùa đông (lúc chiều tối) và 2 lần vào mùa hè (lúc sáng sớm và chiều mát).

    Lượng nước nên tăng dần lên theo quá trình phát triển của cây, đặc biệt là lúc hoa rộ. Bạn có thể dùng hệ thống tưới thông minh hoặc đơn giản là dùng bình tưới phun bình thường.

    Có một điểm lưu ý là không được tưới nước lên hoa hay quả non nhé, bởi nó có thể khiến hoa, quả rụng và làm giảm năng suất cây trồng.

    Sử dụng
    Cây mướp hương được trồng để lấy quả xanh và được dùng như một loại rau, hoặc được trồng làm cảnh. Xơ từ quả chín được dùng làm vật cọ rửa. Mướp hương cũng được sử dụng trong đông y.

    Sử dụng trong đông y
    Bộ phận dùng
    Xơ mướp (retinervus Luffae Fructus), thường gọi là Ty qua lạc, Quả tươi (Fructus Luffae), thường gọi là Sinh ty qua. Lá, dây, rễ, hạt cũng được dùng.

    Hoa mướp
    Tính vị, tác dụng
    Tính vị

    Xơ Mướp có vị ngọt, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết thông lạc, lợi niệu tiêu thũng.

    Lá Mướp có vị đắng, chua, hơi hàn; có tác dụng chỉ huyết, thanh nhiệt giải độc, hoá đàm chỉ khái.

    Hạt Mướp có vị hơi ngọt, tính bình; có tác dụng thanh nhiệt hoá đàm, nhuận táo, sát trùng.

    Dây Mướp có vị ngọt, tính bình; có tác dụng thông kinh hoạt lạc, chỉ khái hoá đàm
    .
    Rễ Mướp có vị ngọt, tính bình; có tác dụng thanh nhiệt giải độc.
    Quả Mướp có vị ngọt, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt hoá đàm, lương huyết giải độc.

    Công dụng
    Quả Mướp thường dùng ăn chữa được chứng đậu sởi, khỏi lở sưng đau nhức, lại kích thích sự tiết sữa ở các bà mẹ đang nuôi con và tăng cường sự tuần hoàn.

    Xơ Mướp thường dùng trị gân cốt đau nhức, đau mình mẩy ngực sườn, bế kinh, sữa chảy không thông, viêm tuyến sữa, thuỷ thũng.

    Lá dùng trị ho gà, ho, nắng nóng miệng khát; dùng ngoài trị vết thương chảy máu ghẻ lở, bệnh mụn.

    Hạt dùng trị ho nhiều đờm, giun đũa, đái khó.
    Dây Mướp dùng trị đau lưng, ho, viêm mũi, viêm nhánh khí quản.
    Rễ dùng trị viêm mũi, viêm các xoang phụ của mũi.
    IMG_2127.JPG
     


Nếu chưa có nick trên chimcanhviet.vn thì dùng nick facebook bình luận nhé