Gà Chọi Cách nuôi gà chọi từ sau 6 tháng tuổi

Thảo luận trong 'Gà cảnh- Gà chọi - Chim nước' bắt đầu bởi ngoctuan, 30/12/15.

  1. ngoctuan

    ngoctuan Đại Bàng Bố Ban quản trị

    Tham gia ngày:
    11/9/10
    Bài viết:
    9,242
    Được thích:
    1,956
    Điểm thành tích:
    65
    Giới tính:
    Nam
    Nghề nghiệp:
    IT manager
    Nơi ở:
    Ho Chi Minh
    Khi gà tơ đạt 6 tháng tuổi bắt đầu tập gáy, cá biệt có một số con sớm trưởng thành nên 4-5 tháng tuổi đã tập gáy rồi, việc gáy sớm hay muộn không ảnh hưởng đến trạng gà đá sau này ( có những con gáy sớm lúc trọng lượng chưa đạt 2kg nhưng khi trưởng thành khô lông vẫn đạt 2,8-2,9kg)
    a8.jpg
    Lúc này gà có hiện tượng phân đàn, chúng ta nên tách riêng ra nuôi mỗi con một nơi tránh hiện tượng phân đàn có thể làm hỏng gà hoặc chí ít cũng làm tan tành bộ lông măng đang mọc.

    Chế độ dinh dưỡng giai đoạn này:

    Khi nhốt riêng vào chế độ, giai đoạn này gà đang thay lông trưởng thành, cần nhiều dinh dưỡng để gà phát triển đầy đủ, một ngày ta cho ăn 4 bữa như sau:

    • 8h sang ăn thóc
    • 12h trưa cho ăn rau hoặc mồi ( tuần cho ăn 3 bữa mồi, 3 bữa rau xen kẽ)
    • 4h chiều cho ăn thóc
    • 8h tối cho ăn thóc
    Thức ăn không nên để dư thừa sẽ gây mất vệ sinh và làm cho gà lười ăn vì ngán, mỗi bữa chỉ nên cho ăn 3/4 bầu diều, không nên cho ăn no sẽ làm gà lười vận động và chậm chạp. Nước uống thay hàng ngày, giai đoạn này chú ý thời điểm cho ăn và uống nước ban đêm ( 8h tối), nếu nuôi tuân thủ chế độ và cho ăn đúng liều lượng thì sau 3-4 tuần gà sẽ xong lông, khi cầm gà lên ta thấy chắc nịch như cục sắt mặc dù chưa vần vỗ.

    Khi gà đạt 8 tháng tuổi cũng là lúc vừa khô lông, ta đem gà mở mỏ với một con cùng trạng và cùng non tơ như nhau, chấm chân nếu ưng thì ta tiến hành cắt tai tích vào chế độ gà chiến.

    Cắt tai tích: Ta dùng dao hoặc kéo vệ sinh sạch sẽ, thường cắt ngay sau khi vần mở mỏ để cho gà đỡ cảm giác đau sốc và giãy dụa, ta dùng 2 đầu ngón tay day mạnh dần vào vị trí tai cần cắt sau đó dùng kéo hoặc dao cắt sạch, không để sót tai tích, sau đó khâu lại cho gà mau lành, bôi lá nhọ nồi cầm máu nếu có. Việc cắt tai tích nên chú trọng vào cắt sạch không đẻ sót, vệ sinh sạch sẽ dụng cụ cắt tránh nhiễm trùng và khâu lại cho đẹp, tránh tình trạng sợ gà đau nên không cắt tới nơi tới chốn rồi phải cắt lại.

    Sau khi cắt tai tích, khoảng 20 ngày – 1 tháng là tai hoàn toàn bình phục có thể vần chế độ gà chiến.

    Tỉa lông:

    Sau cắt tai tích là công việc tỉa lông để tiện cho quá trình chiến đấu, om chườm, làm nước lúc chinh chiến và làm chú gà đẹp trai hơn hẳn.

    Các vị trí lông mọc cuối cùng là lông cườm ( lông chạy dọc cổ gà), nếu vạch lông cườm mà thấy chân lông đã khô nhỏ lại ta tiến hành cắt tỉa lông. Không được nhổ lông vì khi mất chân lông gà sẽ mọc lại lông trong rất nham nhở.

    • Tỉa lông đầu cổ: Tỉa từ đốt xương cổ đầu tiên trở xuống cho đến vị trí lông cườm cuối cùng.
    • Tỉa lông vị trí nách và hông: Khi làm nước, sư kê sẽ lau hông gà và nách non gà để giúp gà bớt thở, khi thi đấu, nếu gà bị nóng không thoát được nhiệt sẽ dễ bị xì, khó di chuyển lối, chậm chân xoay và chỉ đứng thở vì quá mệt. Quá trình tỉa lông chạy dài từ nách non cho tới phao câu ( không tỉa lông mã và lông lưng)
    • Tỉa lông đùi: tỉa lông bên trong đùi non, phần đùi tiếp giáp với hông ( giữ lại 5-6cm tính từ gối lên)
    • Tỉa lông bụng gà: Phần lông từ sau đùi đến phao câu cần được tỉa để làm nước hạ nhiệt nhanh.
    Sau khi tuyển chọn, chấm chân, cắt tai tích và tỉa lông cho gà, chúng ta có thể vào chế độ vần vỗ, om chườm để chú gà mộc trở thành một chiến kê thực sự.
     

    Quan tâm nhiều
    Sách gà tự soạn
    Sách gà tự soạn bởi admin, 21/4/23 lúc 08:43

Nếu chưa có nick trên chimcanhviet.vn thì dùng nick facebook bình luận nhé