Gà Chọi Cách nuôi gà chọi chiến(gà đá cực hay ) trong dân gian Việt Nam

Thảo luận trong 'Gà cảnh- Gà chọi - Chim nước' bắt đầu bởi ngoctuan, 3/3/16.

  1. ngoctuan

    ngoctuan Đại Bàng Bố Ban quản trị

    Tham gia ngày:
    11/9/10
    Bài viết:
    9,242
    Được thích:
    1,956
    Điểm thành tích:
    65
    Giới tính:
    Nam
    Nghề nghiệp:
    IT manager
    Nơi ở:
    Ho Chi Minh
    Bạn có phải là một người đam mê nuôi gà nòi (gà đá )?
    Khi bạn muốn tham gia thi đấu gà của mình tại các sới gà đá bạn phải hiểu rằng sới đá gà không phải là một cuộc dạo chơi mà ở đó là sự thắng thua và danh dự của một người huấn luyện chiến kê của mình ?

    Các cụ xưa vẫn luôn chiêm nghiệm rằng cái gì có đam mê thì mới bay cao và xa được ,để có một chú gà nòi hay gà chọi tuyệt đỉnh bạn nhất định phải đam mê chúng và thương chúng ,luyện tập cho chúng chính như luyện tập và chăm sóc chính bản thân mình vậy ?

    Bạn đã đủ kinh nghiệm hay đam mê chưa ? Nếu chưa đủ đam mê thì buộc bạn phải tìm nó cho mình còn bạn có đam mê mè chưa biết cách nuôi hay chăm sóc như thế nào hãy theo dõi blog này để cập nhật các phương pháp kỹ thuật nuôi từ cổ truyền cho tới hiện đại !

    Nuôi gà chọi như thế nào?
    Tại sao bạn cần biết cách nuôi gà chọi ?
    Cách nuôi gà chọi là một công việc tỉ mỉ và công phu.

    Nuôi gà chọi cần phải chuyên sâu và khoa học. Nhưng không phải ai cũng biết cách để có thể huấn luyện nên một chú gà tài ba.

    [​IMG]
    Cách nuôi gà chọi có phức tạp không ?
    Trước hết bạn cần có được cái nhìn tổng thể về cách nuôi gà chọi

    1. Chọn giống gà chọi
    Ở miền Bắc, có những địa phương cung cấp giống gà chọi nổi tiếng như Ðình Bảng, Thổ Hà, Yên Phụ (Hà Bắc), Tây Phương (Hà Tây), Nghĩa Đô, Nghi Tàm (Hà Nội). Ở Nam Bộ có gà Bình Định, Cao Lãnh (Ðồng Tháp), Bà Ðiểm (TP Hồ Chí Minh), Bà Rịa...

    Gà chọi cần chọn giống mái chuẩn. Các cụ có câu : “ chó giống cha, gà giống mẹ”. Những chú chiến kê có sự gan lì, sức bền, nhiều thế độc là do di truyền từ gà mẹ.. Cách chọn là những con gà mái có thể chất khỏe mạnh, tính khí hung dữ , đời trước và đời sau của nó có nhiều con trống tài ba. Nếu sau một vài lứa, đàn con xuất hiện những con gà trống gan lì, có khả năng chịu đòn giỏi thì người ta sẽ chọn con mái đó làm giống.

    Cũng không thể không quan tâm tới gà trống bố. cách chọn là gà bố phải thắng ít nhất từ hai độ trở lên và thuộc dòng gà chuẩn. có nhiều đòn độc, sức chịu đòn dẻo dai, dáng đẹp. Gà bố cần có thành tích cao, tuổi từ 1,5 đến 4 tuổi ( không đồng huyết với gà mái đã chọn). một con gà hay phải có tầm vóc to lớn, cơ bắp khỏe mạnh, chân cao, cựa đều, mỏ to và nhọn, mắt nhỏ và sâu, lớp vảy ở cẳng chân dày và cứng.

    [​IMG]
    2. Dinh dưỡng của gà chọi
    Để gà ăn làm hai bữa vào 9 giờ sáng và 4 - 5 giờ chiều. Riêng gà con cách nuôi là để ăn tự do và thả dông, gà tách mẹ ngoài hai bữa chính còn tự đi kiếm ăn. Gà lớn trên 6 tháng cần ăn thêm rau, giá, xà lách, chuối sứ, cà chua, mỗi tuần cho ăn thêm 1 - 2 bữa lươn hoặc thịt bò.

    * Khẩu phần ăn của gà con tách mẹ ( ăn tự do):

    - cám gạo : 10%

    - bắp : 20%

    - lúa : 30%

    - Cá tươi nấu chín : 20%

    - Rau( muống, cải, xà lách) : 20%.

    * Khẩu phần của một chú gà trống thi đấu/ngày:

    - Lúa : 0.25 kg.

    - Rau, giá : 0.10 kg.

    - Lươn, thịt bò : 0.10 kg.

    Nhiều người còn có cách là cho gà ăn thêm giun, dế, ngũ cốc, lòng đỏ trứng, thịt bò bằm nhuyễn, tép, hột vịt lộn, chuối Xiêm để bồi dưỡng và tăng cường sức chiến đấu của chúng.

    Từ khi mới nở đến 0,5kg ta vẫn có thể để gà ăn thức ăn công nghiệp 30%. Khi gà được 1,8 – 2kg cách chọn những con gà tốt là gà có những ưu điểm sau: quản ngắn, đùi dài, mặt nhanh nhẹn, không nặng nề, mắt sáng. Thường những màu gà nên chơi là: đen tuyền (gà ô), đen đỏ hoặc đen vàng (gà ô tía), gà xám đất, gà tía mật, gà tía mơ, gà nhạn.

    Từ lúc này ta chỉ để gà ăn lúa ngâm vì lúa ngâm sau khi nảy mầm đã bớt chất dinh dưỡng nên gà ăn no nhưng ít mỡ, vì gà chiến cốt làm sao chắc khỏe nhưng nhẹ cân để vận động nhanh nhẹn. Thức ăn đạm thường là: lươn, thịt bò, gân bò,… Không nên cho ăn thức ăn như ếch, nhái vì nhiều đạm và khi ra trường đấu gà bở hơi kém bền. Đây là thói quen sai lầm của một số người không chuyên.

    [​IMG]
    Theo những người có nghề nuôi gà chọi, nuôi quá kỹ gà sẽ bị "nục" (mập quá) cũng không tốt.

    Ngày xưa "gà chấm niên" (đúng một năm) mới tập tành chuẩn bị "tham chiến". Nay người nuôi thường lạm dụng thuốc men, để gà nhập cuộc chơi sớm hơn nên tuổi thọ trong chiến đấu của gà vì thế cũng ngắn hơn.

    Gà bắt đầu vào chế độ chiến phải tuyệt đối cẩn thận và lưu ý đến thức ăn của gà. Thóc (Lúa) hạt đãi sạch vỏ chấu sau đó ngân với nước từ 8 – 12 giời rồi xả nước để ráo, trộn thóc với men tiêu hóa và các loại viatamin khoáng chất mua tại hiệu thuốc thú y theo liều lượng chỉ dẫn gà ăn. Nước uống ngày cho gà uống 2 lần vào buổi sáng và buổi tối trước khi gà đi ngủ, mùa đông không cho uống nước vì trong thóc ngâm đã có lượng một nước nhất định. Khi đã cho gà vào chế độ chiến rồi là tối kỵ có mỡ thừa và trong cơ thể nhiều nước. Sáng sớm cho gà ăn thóc đến chiều cho ăn rau xanh hoặc giá đỗ, tối trước khi đi ngủ cho gà ăn thóc xong thì cho gà uống nước để sáng ra tiêu hóa hết thóc trong bầu diều. Một tuần cho gà uống 2 – 3 viên thuốc bổ nhóm B như là viên nén tổng hợp, thêm ít thịt cá nấu chín (Chú ý tránh cho ăn nhiều quá làm gà tăng cân) và một vài nhánh tỏi tươi giúp cho gà tiêu hóa tốt cũng như tránh được gió má.

    3. Luyện tập gà chọi : nhất khỏe nhì tài
    + Thường xuyên vần gà chọi

    +Quần sương: luyện gà vận động vào sáng sớm hàng ngày.

    + Xát nghệ: dùng nghệ giã nhỏ, hoà với rượu, nước trà, nước tiểu trẻ con sát vào vùng da đã cắt lông trong vòng 3 tháng để da dày lên nhằm tăng khả năng chịu đòn và giảm thương tích khi thi đấu

    + Dầm cẳng: trước khi thi đấu 1 tháng, gà được ngâm chân trong hỗn dịch: nghệ, muối, nước tiểu để cho gà được cứng chân.

    + bạn cũng phải thường xuyên vỗ hen gà

    Bỏ ra thời gian chăm sóc gà chọi liệu có đáng không ?
    Cách nuôi gà chọi cũng khá phức tạp đúng không?Bạn hãy tưởng tượng mình có một chú gà chọi bách chiến bách thắng thì sẽ như thế nào ? Nếu bạn có một trang trại gà chọi với doanh thu hàng trăm triệu mỗi năm thì sẽ tuyệt ra sao ? nếu bạn nắm được cách nuôi gà chọi thì bạn sẽ có mọi thứ nói trên.

    Quan trọng hơn cả là chúng ta sẽ được thỏa mãn niềm đam mê của mình. Thật tuyệt vời đúng không ?

    Hãy dành thời gian nhiều hơn để đọc thêm các bài viết mới ở phía dưới bạn nhé !Nó sẽ giúp bạn huẩn luyện cho chú gà của mình trở thành một chiến kê đỉnh cao !

    Chúc bạn vui vẻ.!

    Thú nuôi gà tre để làm cảnh và thi thố đá gà từ lâu đã là một nguồn vui tao nhã của mọi người nơi các vùng quê thôn dã hay nơi thị thành phồn hoa.Ai nuôi gà tre đều ao ước có một con gà đá thật hay bách chiến bách thắng thể nhưng không đơn giản như mọi người từng nghĩ nuôi gà tre cũng khá khắt khe và phải tuân thủ nhiều quy trình kỹ thuật mới có thể tạo ra một chú gà tre đá tốt !Chuyên đề nuôi gà tre đá của gadaviet.com sẽ giúp cho các bạn có các kinh nghiệm để nuôi gà thật tốt !

    KÉO XUÔI DƯỚI BÀI VIẾT ĐỂ XEM CÁC BÀI VIẾT KHÁC !

    Cách nuôi gà tre đá tốt nhất điều đầu tiên ta nên làm là phải chọn con giống thật tốt, tiếp theo là cách huấn luyện và khẩu phần dinh dưỡng cho gà.

    1- Cách chọn giống gà tre đá tốt:
    Trước tiên, để chọn được một con giống tốt ta phải tìm hiểu về lai lịch của con gà mẹ đẻ ra nó. Vì tầm ảnh hưởng của gà mái mẹ là rất quan trọng trong việc chọn giống gà đá, ta phải chọn con mái hay về mọi mặt để nuôi làm giống. Điều kiện để chọn gà mái giống tốt là phải chọn những con có tố chất khỏe mạnh, hung dữ và trong đàn con của nó xuất hiện những chú gà trống gan lì, có sức chịu đòn bền, đá nhiều thế hiểm ác, đó là do di truyền từ gà mẹ.

    Dân gian có câu: “Chó giống cha, Gà giống mẹ”.

    Để đạt được kết quả trong cách nuôi gà tre đá tốt nhất ngoài việc chọn gà mái ra thì việc chọn gà trống cũng không kém phần quang trọng trong việc đúc giống, nên chọn những chú gà trống tốt về mọi mặt: có vẻ đẹp về hình dáng; xương cốt săn chắc cứng cáp; có vảy chân; lúc đá có những đòn hiểm hóc; có sức chịu đòn bền; không được trùng huyết và phải có thành tích thắng ít nhất là 2 hoặc 3 trận trở lên. Không nên chọn những chú gà trống còn non tơ hoặc qúa già, mà nên chọn những chú gà có độ tuổi từ 1 năm đến 3 năm tuổi để cho cản mái (đúc giống).



    [​IMG]


    Theo kinh nghiệm cho thấy, để có con giống thật tốt: ta cần phải chọn bổn của gà mẹ lẫn gà cha vì sự di truyền từ gà mẹ chiếm khoảng 70% còn gà bố chỉ chiếm khoảng 30%. Nói chung, việc chọn gà mái giống càng kỹ thì sau này mới có giống gà tốt.

    2- Cách nuôi và huấn luyện gà tre đá tốt:

    Cách nuôi gà tre đá tốt nhất là gà trống từ 7 tháng tuổi trở đi ta phải tách riêng khỏi đàn, bằng cách dùng bội úp mỗi chú gà trống riêng ra hoặc nhốt vào ô chuồng. Mục đích tách gà riêng ra khỏi đàn là không cho gà trống tơ đá lộn và cản mái bậy bạ sẽ làm bể gà (mất sức), sau này gà đá sẽ không có lực.

    Hàng ngày, cứ khoảng từ 7 giờ – 9 giờ sáng đem gà ra phơi nắng, phơi ít hay nhiều còn tùy theo mùa. Nếu trời quá nắng thì ta nên phơi gà ít lại, để tránh trường hợp gà bị hốc nắng, dẫn đến một số bệnh và sẽ không tốt cho những chiến kê. Sau khi phơi nắng xong ta đem úp gà vào trong mát để gà nghỉ ngơi, sau 15 phút mới được tắm cho gà lúc này cơ thể gà đã trở lại bình thường. Không nên tắm cho gà lúc mới đem phơi nắng vô, vì sẽ dễ bị nhiễm nước gây ra một số bệnh như: chảy nước mũi, cảm cúm… làm cho gà mất sức không chiến đấu nổi.

    – Giai đoạn tập luyện gà tre đá: Đây là giai đoạn quan trọng mà anh em nào quan tâm đến cách nuôi gà tre đá tốt nhất thì cần phải lưu ý: Để các chiến kê có sức bền thì khoản 2 đến 3 ngày ta cho gà xổ 1 lần, xổ trong vòng 1 đến 2 tuần hoặc nếu ai kĩ thì xổ 3 đến 4 tuần rồi mới cho gà ra đấu trường. Sau khi xổ gà xong bước tiếp theo là vô nghệ cho gà, mục đích là làm cho gà có lớp da săn chắc, cách làm như sau: ta mài nghệ ra khay trộn ít muối và đỗ rượu vào, lấy cọ quét những vùng mà ta đã cắt tỉa lông như: vùng đầu, cổ, 2 nách cánh, 2 hông, 2 đùi, 2 chân và các ngón chân.

    – Giai đoạn gà đá: Cách cho gà tre đá chạy bội tốt nhất là:



    [​IMG]


    Sáng sớm từ lúc 7-8 giờ úp gà ngoài sương, cho 1 con gà trong bội (bội nhỏ úp trong, bội lớn úp ngoài) và 1 con ở ngoài bội để gà chạy bội làm tăng thể lực, phải đảm bảo là 2 con không được đụng mỏ với nhau tránh rách mỏ.

    – Giai đoạn vô mồi cho gà: Bồi dưỡng những thức ăn bổ cho những chiến binh sắp ra trận, sau đó cho gà nghỉ ngơi không quần bội nửa, cũng không cho xay xổ cho đến ngày đá. Trước khi cho những chú gà ra trận, ta nên xem nó có còn sung hay không?, nếu thấy gà có biểu hiện không được khỏe thì không nên cho thi đấu vì sẽ đêm bất lợi về cho mình.

    – Giai đoạn chăm sóc vết thương cho gà: Nếu gà tre đá bị đâm cựa dẫn đến phù mình, phù đầu thì ta lấy sạch phù đi và cho gà uống thuốc. Chăm sóc vết thương hằng ngày cho gà, ta nên đắp khăn nóng và xoa nghệ cho gà để nhanh lành vết thương. Giai đoạn này gà còn yếu, nên cho gà ăn nhưng thức ăn mềm dễ tiêu, hạn chế vận động để gà nghỉ ngơi.

    3- Dinh dưỡng cho gà tre đá:

    Thức ăn của gà chủ yếu là: rau, giá, cà chua, thịt heo nạt, thịt bò, lươn, tôm, lúa . Nhưng tùy theo gà ốm hay mập mà ta chia thành nhiều bữa ăn cho hợp lý:

    – Gà ốm cho ăn có thể 4 lần/ngày (sáng, trưa, chiều) và cộng với ăn khuya.

    – Gà mập cho ăn 2 lần /ngày (sáng, chiều) và giảm bớt khẩu phần thức ăn lại.

    Ví dụ: Thức ăn chủ yếu là rau và lúa, còn thịt cho ăn ít lại.

    Cách nuôi gà tre đá tốt nhất ngoài việc chọn bổn gà giống tốt ra thì khâu chăm sóc huấn luyện gà và các khẩu phần chế độ dinh dưỡng cho gà ăn cũng rất quan trọng, đó là 3 điều chính mà ai chơi gà tre đá cũng cần phải quan tâm.

    Bạn có thể xem thêm các bài viết phía dưới để xem thêm các kinh nghiệm nuôi gà tre đá !
     

    Quan tâm nhiều
    Sách gà tự soạn
    Sách gà tự soạn bởi admin, 21/4/23 lúc 08:43

Nếu chưa có nick trên chimcanhviet.vn thì dùng nick facebook bình luận nhé