CÁCH CHỮA BỆNH VIÊM GAN BẰNG 5 LOẠI THẢO DƯỢC TỰ NHIÊN

Thảo luận trong 'Bài Thuốc Dân Gian' bắt đầu bởi ngoctuan, 2/7/18.

  1. ngoctuan

    ngoctuan Đại Bàng Bố Ban quản trị

    Tham gia ngày:
    11/9/10
    Bài viết:
    9,242
    Được thích:
    1,956
    Điểm thành tích:
    65
    Giới tính:
    Nam
    Nghề nghiệp:
    IT manager
    Nơi ở:
    Ho Chi Minh
    CÁCH CHỮA BỆNH VIÊM GAN BẰNG 5 LOẠI THẢO DƯỢC TỰ NHIÊN

    1. Rau mã đề

    Loại rau này mọc rất phổ biến ở vùng nông thôn Việt Nam nên rất dễ tìm. Theo tài liệu Đông y, rau mã đề có vị ngọt, nhiều công dụng trong chữa trị các chứng ho, viêm khí quản, nóng gan, viêm gan… Bạn có thể dùng loại rau này nấu canh ăn hàng ngày hoặc dùng lá và hạt của cây sắc lấy nước uống.

    Những bệnh nhân bị viêm hoặc nóng gan có thể dùng rau mã đề tươi, thái nhỏ nấu với gan lợn thái nhỏ để ăn thường xuyên, bệnh sẽ nhanh chóng thuyên giảm. Khi dùng món ăn này, bệnh nhân nên kiêng các thực phẩm nóng, cay, nhiều dầu mỡ hoặc các thức uống như rượu, cà-phê. Bạn cũng nên tăng cường ăn các loại rau quả, trái cây và bổ sung vitamin A, D cho gan.

    2. Cỏ nhân trần

    Loại cỏ này có nhiều loại: nhân trần đực, nhân trần bồ bồ và nhân trần tím. Loại cỏ này chủ yếu phân bố ở Trung Hoa và một số nơi như Phú Thọ, Nghệ An, Hà Tĩnh của nước ta.

    Theo các nghiên cứu, trong cỏ nhân trần có chứa nhiều chất chlorogenic a-xít, beta-pinene, scoparone, arachidic a-xít, giúp ngăn ngừa bài xuất dịch mật, bảo vệ tế bào gan. Ngoài ra, cỏ nhân trần còn có tác dụng ức chế tăng sinh của các tế bào ung thư.

    Cách chữa bệnh viêm gan bằng nhân trần là dùng nhân trần sắc lấy nước uống hàng ngày. Bạn tán vụn, cho vào túi lọc, ngâm trong nước sôi khoảng mười lăm phút rồi uống như nước trà. Phương pháp này có thể trị bệnh viêm gan cấp tính.

    3. Cà gai leo

    Cây thuốc này có nhiều tên gọi: cà gai dây, cà vạnh, cà lù… Từ rễ đến quả của cây này đều có tác dụng trong điều trị viêm gan, giải độc cho gan. Một số nghiên cứu cũng chứng minh, cà gai leo còn có tác dụng chống viêm rất tốt. Bạn có thể dùng rễ, thân, lá phơi khô, đun nước uống hàng ngày để trị bệnh.

    4. Cúc gai

    Khi chín, quả của cây cúc gai sẽ được hái, phơi khô hoặc sấy ở khoảng 600C, dùng để sắc lấy nước uống. Cúc gai có vị đắng, chứa ba chất: silybine, silicristine, silidianine. Theo nghiên cứu, những chất này rất có giá trị trong điều trị những bệnh về gan như viêm gan, vàng da, các bệnh viêm túi mật hay mụn nhọt gây đau khác. Bạn có thể tìm mua cúc gai đóng gói tại các cửa hàng thuốc Đông y.

    5. Diệp hạ châu

    Tên gọi dân gian của loại cỏ này là chó đẻ răng cưa. Cỏ diệp hạ châu thường cao khoảng 25cm, phiến lá hình bầu dục, thân màu đỏ. Cỏ diệp hạ châu có nhiều loại, vị đắng nhưng hiệu quả trong điều trị viêm gan.

    Đó là do trong loại cỏ này có chứa a-xít hữu cơ, tritequen, phenol, tamin, flavonoit, lignam, những chất có tác dụng kháng vi-rút viêm gan B. Ngoài ra, cỏ còn có tác dụng lợi tiểu, thông huyết, hạ nhiệt cho cơ thể.

    Từ lâu, cỏ diệp hạ châu được dùng phổ biến trong các bài thuốc Đông y để chữa trị các bệnh về gan, thận. Bạn có thể kết hợp diệp hạ châu với các loại nhân trần, chi tử, sài hồ và hạ khô thảo để tăng thêm hiệu quả. Bạn sắc lấy nước uống mỗi ngày một thang đến khi khỏi bệnh.
    2D76C37C-E7C4-4D84-8947-FDB940BE9D44.jpeg FCC340CC-3914-4EDF-939A-C2F5991FFB38.jpeg 86B14BDE-048A-46AE-B01F-442FD709F5EB.jpeg 2F41B882-9CF2-4A32-80F9-4C50D582388A.jpeg 0EF15CE7-F828-4372-8A69-B7AA23E79A52.jpeg
     


Nếu chưa có nick trên chimcanhviet.vn thì dùng nick facebook bình luận nhé