Cách bẫy chim cu gáy

Thảo luận trong 'Vấn đề chung về Cu Gáy' bắt đầu bởi ngoctuan, 6/8/18.

  1. ngoctuan

    ngoctuan Đại Bàng Bố Ban quản trị

    Tham gia ngày:
    11/9/10
    Bài viết:
    9,242
    Được thích:
    1,956
    Điểm thành tích:
    65
    Giới tính:
    Nam
    Nghề nghiệp:
    IT manager
    Nơi ở:
    Ho Chi Minh
    [​IMG]
    Đặc điểm của chim cu gáy
    [​IMG]

    Chim cu gáy thường sống thành từng đôi, một trống một mái theo chế độ “đơn thê” gắn bó chung thủy. Chúng đi ăn từng đàn, có lãnh thổ riêng, lãnh thổ này gồm một con trống có dáng hình đẹp, có tiếng gáy rất hay thì nó là con chim lãnh chúa. Khi vùng lãnh thổ riêng bị xâm phạm, chúng sẽ ”đấu khẩu” rồi “ác chiến” giữa chủ nhà và kẻ xâm lăng. Vì vậy, những người đi đánh bẫy để bắt chim cu gáy (gọi tắt là đi đánh cu) đã lợi dụng đặc điểm này để bẫy chim cu gáy.
    Cách bẫy chim cu gáy
    Đầu tiên chọn địa điểm thích hợp để đặt bẫy. Địa điểm thích hợp nhất là một góc nhỏ ở các nướng rẫy trồng các loại đậu, mè, hàng rào có cây cối để treo lồng chim mồi (mồi thượng) có bụi rậm để người đi đánh bẫy cu có thể ẩn nấp kín đáo (vì chim cu hoang rất sợ bóng người) rồi có thể quan sát.

    Cần ngụy trang mồi thượng với cành lá cây. Treo lồng mồi thượng trên cây trước một nhánh cây gọi là “nhánh thế”, vừa tầm với cửa lồng để cho chim hoang đến đậu có được tư thế thích hợp mà đấu gáy với chim mồi. Khi đậu ở nhánh thế, chim hoang có thể nhìn xuống đất và trông thấy chim mồi ở dưới đất.

    Cần gài chiếc lưới dưới đất, rồi thả con mồi đã nhíp kín mắt cho con mồi đi lại để nhử. Còn người đi đánh cu vào chỗ ẩn nấp.

    Các giai đoạn từ khi chim mồi thượng cất tiếng gáy cho đến khi chim hoang sập bẫy và bị bắt là:

    Đầu tiên chim mồi thượng cất tiếng gáy, nếu đợi một lúc lâu chưa nghe nó gáy, người đi đánh cu huýt gió để giục nó gáy.

    Sau đó, con chim hoang, lãnh chúa của vùng lãnh thổ này đang nghỉ ngơi ở một nơi nào đó đột nhiên nghe tiếng gáy của chim lạ. Biết lãnh thổ riêng của mình đang bị xâm phạm, nó liền bay về, đậu ở một cây nào đó, nghểnh tai nghe ngóng. Khi biết được vị trí của kẻ xâm lăng, nó phóng đến nhánh thế. Mồi thượng trông thấy liền cất tiếng gáy thách thức, vừa gáy vừa xoay mình như con vụ. Chim hoang lãnh chúa sẽ xòe hai cánh ra, xù cườm, gục gặc đầu, nóng nảy, vừa chạy tới chạy lui trên nhánh thế vừa gáy liên hồi. Hai con đấu gáy sôi nổi, không con nào chịu thua con nào.

    – Đến đây có thể xảy ra mấy trường hợp sau đây:

    + Con chim hoang tức tối nhảy vào lồng để ác chiến với kẻ thù. Vừa nhảy vào, bẫy liền sập và người đánh cu nhào ra để bắt. Đó là trường hợp dễ.

    + Nhưng thường thường, người đi đánh cu gặp trường hợp khó hơn nhiều vì con chim lãnh chúa đã mấy lần định nhảy xuống nhưng rồi lại thôi. Nó là con chim khôn, nó bay đi. Còn chim mồi thượng sẽ im tiếng.

    + Có trường hợp con chim khôn ấy không bay đi mà lao xuống đất nhìn chim mồi đất rồi đi vòng quanh ở ngoài lưới đất. Nó rất khôn và cảnh giác với những gì lạ xung quanh mình.

    + Có trường hợp con chim lãnh chúa bay đi vì cảnh giác, nhưng khi nghe chim mồi lại cất tiếng gáy, vì tức tối nó lại bay về, hai con lại đấu gáy rồi chim hoang tức quá, trong phút chốc mất hết cảnh giác, nó lao vào cửa lồng, chiếc bẫy sập và nó vùng vẫy cũng không thoát ra được.

    Như vậy, muốn bắt được con chim hay, người đi đánh cu phải chịu khó kiên nhẫn, có khi phải mất cả ngày mới có kết quả. Còn gặp những con chim tầm thường, không có gì đặc biệt thì với một lưới đất, một ngày có thể bắt được năm bảy con.

    Cách chuẩn bị chim mồi và lồng bẫy
    Đi đánh bẫy chim cu phải có chim mồi và chiếc lồng đặc biệt gọi là lồng bẫy sập.

    – Chim mồi
    Chim mồi là chim rừng ta đã đánh bắt được, nuôi lâu ngày thành quen, không sợ bóng người và có thể gáy tự nhiên như khi còn hoang dã. Chim mồi phải gáy hay, gáy càng hay càng được đánh giá cao vì sẽ rất đắc lực lúc đem đi “đánh” chim hoang. Người ta lại còn phân biệt mồi “1/3” và mồi “giỏi”. Mồi “lỡ” là chim mới đem đi đánh một vài lần. Còn mồi “giỏi” hay còn gọi là mồi “chai” là chim đã đi đánh nhiều lần, đã có bản lĩnh và quen trận mạc.

    Đọc thêm Chế biến phụ phẩm nông nghiệp nuôi trâu bò cày kéo
    Một con chim gáy trống nuôi lâu (chim thuộc) thường phải gáy đủ 3 loại tiếng sau:

    + Gáy gọi: Đây là tiếng gáy lúc sáng sớm, buổi trưa hoặc chiều. Giọng gáy này được người nuôi chim gọi là bố.

    Tất cả chim gáy trống và mái đều gáy được kiểu này. Trong đó:

    Liều gáy trơn: Cúc cu cu.

    Liều bổ một: Cúc cu cu, cu.

    Liều bổ hai: Cúc cu cư, cu cu

    Liều bổ ba: Cúc cu cu, cu cu cu.

    Chim quý nhất là con gáy liều bổ ba: Cúc cú cu, cu cu cu. Có người gọi nó là con chim mồi “kim bất hoán” muốn nói rằng giá trị của nó rất lớn.



    Còn những con gáy gọi 4 tiếng (bổ tứ) có nhiều, người ta coi như gáy gọi tiếng “Đủ” những con gáy gọi 5 tiếng thì coi là tiếng “Thừa”.

    Tiêu chuẩn này không quan trọng để đánh gia một con chim hay.

    Đặc điểm của các giống gáy là:

    Giọng Trơn: Cúc cu cu (mỗi lần gáy chỉ thốt ra ba tiếng đơn giản, cụt ngủn).

    Giọng Một: Cúc cu cu…cu (có thêm một tiếng cu hậu ở đằng sau, nghe hay hơn).

    Giọng Hai: Cúc cu cu… cu cu (có thêm hai tiếng cu hậu ở đằng sau, nghe càng hay hơn).

    Giọng Ba: Cúc cu cu… cu cu cu (có ba tiếng cu hậu ở đằng sau, nghe càng hay hơn nữa.

    Giọng Cà lăm: Con chim này gáy giọng khi thế này lúc lại thế khác, tiếng nọ xọ tiếng kia, nghe không hay.

    Trong các giọng trên thì các cụ xưa rất quý con chim có giọng trơn ròng (tuyệt đối không bao giờ gáy giọng một), ngoài ra chim giọng hai ròng cũng được xem là chim quý vì thường thì chim gáy giọng đôi (giọng hai), đôi khi nó vẫn gáy giọng chiếc (giọng đơn). Chim giọng ba (liều bổ ba thì thường không có giọng ba ròng, nó gáy giọng ba với tỷ lệ nhiều hơn giọng đôi).

    + Gáy trận:

    Đây là tiếng gáy mà các nghệ nhân hoặc người chơi chim gáy có kinh nghiệm dùng để đánh giá chim. Chỉ chim trống mới gáy kiểu này, cũng có những con mái sắp đẻ nuôi nhốt cũng gáy tiếng trận nhưng tiếng nhỏ và không sung. Một con chim gáy được đánh giá là chim hay khi phải có đủ các tiếng gáy: Chu, lèo, vấp nhưng rất hiếm con gáy nào có cả chu lèo vấp

    Khi gáy trận chim nằm xuống sàn lồng và máy nhẹ hai cánh và gáy: Cúc cu cu, cúc cu cu liên tục, có khi nó gáy hàng giờ.

    Chỉ khi chim gáy thật căng mới có kiểu này và đầu nó chúc hẳn xuống đáy lồng.

    Thường bất cứ giống chim nào cũng có thời điểm sung mãn, chim gáy cũng vậy, khi nuôi muốn cho nó gáy căng được cũng chỉ có thời điểm nhất định.

    Đặc điểm của các kiểu gáy trận:

    Chu: Là khi gáy trận sau ba tiếng cúc cu cu thì thừa hơi và thêm một tiếng cu rất nhẹ.

    Ví dụ: Cúc cu cu, Cúc cu cu… cu, cúc cu cu…cu

    Lèo: Là khi gáy trận sau ba tiếng cúc cu cu con chim gáy thêm một nhịp cục cù cù hoặc cục cù gần giống với tiếng gù nhưng nhanh hơn. Ví dụ: Cúc cu cu, Cúc cu cu…Cục cù cù. Đa số chim thỉnh thoảng mới ra lèo rất hiếm con có lèo dặm tức là gáy Cúc cu cu, cục cù cù, Cúc cu cu, Cục cù cù liên tục.

    Vấp: Khi gáy tiếng trận đột nhiên con chim ngừng như bị ai đó chẹp ngang cổ họng, sau đó lại lên tiếng trận bình thường. Ví dụ: Cúc cu cu, cúc…cúc cu cu.

    Dặm (Dặt): Khi gáy tiếng trận sau ba tiếng cúc cu cu chim thêm vào 1 hay 2 tiếng gù: Cù… grù (ví dụ: Cúc cu cu, cù… grù cúc cu cu, cù.., grù). Chim mồi gáy dặm nhiều làm cho chim rừng rất nhanh nổi nóng.

    Gù: Chim trống có thể gù chim mái hoặc đánh nhau. Đa số chim thường gù theo âm: Cù…grù. Nhưng có những con chim gù ngắt ra thành hai nhịp trong cùng một hơi gù: Cụ…grù… cù. Gù kiểu này gọi là gù chồng đấu. Với những con chim hay là chim phải có nước gù cao, trung bình chim chỉ gù một lần không quá 8 tiếng liên tục, chim hay có nước gù khoảng từ 12 – 14 tiếng, chim có nước gù khoảng 18 – 20 tiếng được xem là hiếm. Ngoài ra, khi gù một con chim dữ có khả năng gù liền từ 2 – 3 lần (ví dụ: Một con chim gù 20 tiếng liên tục/lần khi gù chồng 3 lần nó sẽ gù 60 tiếng liên tục không ngắt quãng).

    Đọc thêm Cách phân biệt chim Họa mi trống mái
    Tiếng gáy của loài chim có thể chia làm 2 loại chính
    Thứ 1 là chim gáy có tiếng Thổ có nghĩa là giọng trầm, ấm, (âm thanh ở tần số thấp).

    Thứ 2 là chim gáy có tiếng Còi có nghĩa là giọng thanh, cao (âm thanh ở tần số cao).

    Còn chim gáy có tiếng gáy ở giữa hai thứ giọng trên là gọi là tiếng Pha (Thổ nhiều Còi ít gọi là Thổ Pha hay Còi nhiều Thổ ít gọi là Còi Pha).



    Thông thường cu gáy tiếng Thổ bao giờ cũng gáy chậm không nhanh như tiếng còi và hay cỏ Dặt và Chu

    Còn cu gáy tiếng Còi hay gáy mau hơn và ra nhiều tiếng Nhịu và Vấp.

    Khi nghe giọng chim cu gáy xong, người sành còn phải xem âm của nó hay hoặc dở. Đây là một việc rất khó khăn mà chỉ những người lão luyện trong nghề mới phân tích được kỹ càng. Còn người mới vào nghề thì rất khó hiểu nổi.

    Nếu xét kỹ hơn thì giọng chim cu gáy có bốn loại âm chính: Âm thổ, âm đồng, âm son và âm kim. Có nhiều âm diệu: Đồng thổ, đồng pha, thô pha

    – Âm thổ: Chim gáy có âm thổ thì giọng trầm. Loại chim này được đánh giá là loại chim khôn nhất. Trong âm thổ còn có bốn âm sau đây:

    + Thổ đồng: Âm trầm ngân vang như tiếng chiêng cồng.

    + Thổ bầu: Âm trầm mà Ồm to lên.

    + Thổ sấm: Âm trầm mà rền như tiếng sấm.

    + Thổ dế: Âm trầm mà rỉ rả, nỉ non như tiếng dế gáy.

    – Âm đồng: Chim gáy có âm đồng thì tiếng ngân vang. Âm đồng cũng có nhiều loại như sau:

    + Đồng pha thổ (âm ngân vang nhưng lại trầm).

    + Đồng pha son (âm càng lúc càng ngân vang).

    + Đồng pha kim (âm càng lúc càng nhỏ, nhưng vẫn vang xa).

    – Âm son: Chim gáy có âm son, có người gọi là âm chuông, vì giọng chim ngân vang như tiếng chuông rền, nghe có vẻ hùng tráng, oai vệ. Âm son cũng có nhiều loại như:

    + Son pha đồng (âm to mà rên vang như tiếng sấm).

    + Son pha kim âm khỏi đầu rền vang như tiếng chuông ngân, nhưng sau nhỏ dần….

    – Âm kim: Chim gáy có âm kim thì tiếng nhỏ và vang xa. Trong âm kim cũng có nhiều loại như:

    + Kim pha son.

    + Kim pha thổ.

    + Kim pha đồng.

    Như vậy, để phân tích một giọng chim cu gáy thật chính xác không phải là chuyện dễ dàng. Nhưng khi hiểu thấu đáo được điều này thì người sành về chim sẽ gặp nhiều điều thú vị khi lắng tai nghe chim đang gáy. Vì vậy, chọn được con chim mồi vừa ý, với những đặc điểm ưu việt kể trên rất khó.

    Thực ra, để chọn được một con chim cu gáy hội đủ các tiêu chuẩn nhưng trên rất khó, mỗi con mỗi giọng không giống nhau, con chim hay chơi được là con chim gáy có tiếng và luyến láy nhiều giọng lên cao xuống thấp, không gáy đơn điệu, giọng đều đều.

    Nếu chim cu gáy bẫy về là chim già thì nuôi hơi vất vả để thuần nó lúc đầu nhưng về sau tiếng gáy của nó hay, bền và ổn định hơn chim nuôi non. Chim nuôi non thì tiếng gáy của nó thường không bền, thất thường (ví dụ: Chim già gáy đấu (gáy trận) liên tục ít khi đang gáy đấu chuyển sang gáy gọi chứ chim non nuôi lên đang gáy đấu một lúc lại chuyển sang gáy gọi và tiếng không bền. Đặc biệt, cu gáy non nuôi khi gặp con gáy già đánh bẫy thường hay chịu thua tiếng gáy, nếu con già gáy đấu căng là chim non im tiếng, thỉnh thoảng mái gáy gọi vài tiếng).
     

    Quan tâm nhiều
    Cu gáy tự rỉa lông
    Cu gáy tự rỉa lông bởi thugiang07, 28/1/23 lúc 18:48
    Chim cu gáy
    Chim cu gáy bởi An an 11123, 29/3/23 lúc 15:52
    Chim cu gáy
    Chim cu gáy bởi An an 11123, 29/3/23 lúc 15:50
    Bài viết mới
    Chim cu gáy
    Chim cu gáy bởi An an 11123, 29/3/23 lúc 15:52
    Chim cu gáy
    Chim cu gáy bởi An an 11123, 29/3/23 lúc 15:50
    Last edited by a moderator: 21/9/18

Nếu chưa có nick trên chimcanhviet.vn thì dùng nick facebook bình luận nhé