Cá đuối nước ngọt/Sam

Thảo luận trong 'Các Loại Cá Cảnh Khác' bắt đầu bởi Hưng Gà Chọi, 30/4/13.

  1. Hưng Gà Chọi

    Hưng Gà Chọi Thành Viên Tích Cực

    Tham gia ngày:
    3/2/12
    Bài viết:
    2,449
    Được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    38
    Nơi ở:
    Thường Tín, Hà Nội
    Đang tìm hiểu về loại này, sưu tầm được ít dữ liệu post để anh em tham khảo.

    Giới thiệu và phân loại bằng hình ảnh về cá đuối nước ngọt
    trích nguồn từ người dịch: Vnreddevil - Diễn đàn cá cảnh

    Giới thiệu về cá đuối nước ngọt

    David Webber – aquaticles.com

    [​IMG]
    Tác giả cùng với những con cá đuối của mình.

    Trong những năm gần đây, cá đuối nước ngọt (freshwater stingray) ngày càng phổ biến và giá hồ kiếng cũng rẻ đi, điều khiến chúng trở thành vật nuôi của người chơi cá cảnh tại gia. Mặc dù những con sông lớn trên thế giới đều có cá đuối nước ngọt nhưng đa số đều phân bố ở lưu vực sông Amazon, và cùng với quần thể động-thực vật của mình, hệ thống sông Amazon chứa đựng vô số biến thể cá đuối trong lòng sông và các nhánh của nó, từ Peru và Colombia ở phía tây cho đến tận cửa sông ở đông bắc Brazil. Một vài loài cá đuối nữa cũng được phát hiện trong các con sông vùng nhiệt đới khác ở Nam Mỹ vốn không nối với sông Amazon. Cá đuối là loài sinh vật rất cổ sơ mà lịch sử tiến hóa của chúng có thể được truy ngược đến 300 triệu năm trước.

    Lịch sử tiến hóa
    Các loài phổ biến nhất trong các con sông ở Nam Mỹ thuộc chi Potamotrygon. Nhưng có một số loài mà hiện thông tin về chúng còn rất ít chẳng hạn như cá đuối sứ (china ray) hay cá đuối coly.

    [​IMG]
    Loài P. motoro - Peru

    [​IMG]
    Một con cá đuối sứ (china ray) to ở chính giữa, P. leopoldi ở bên trên, P. motoro ở bên dưới.

    [​IMG]
    Cá đuối estrella, Peru ở chính giữa.

    Được biết cá đuối Amazon có quan hệ họ hàng gần với cá đuối Thái Bình Dương. Sự phân lập có lẽ xảy ra khi dãy núi Andes trồi lên khoảng 150 triệu năm trước đây, chặn đường thoát về phía tây của con sông và buộc nó đổ về phía đông ra Đại Tây Dương, cách ly nhiều loài cá đuối trong hệ thống mới. Sự phân lập này cùng với khí hậu nhiệt đới và mực nước biến đổi một cách đáng kể theo mùa của sông Amazon đã tạo ra điều kiện lý tưởng và áp lực to lớn lên sự tiến hóa của chúng, bởi như chúng ta thấy ngày nay có vô số biến thể cá đuối được phát hiện trong cùng một hệ thống. Thậm chí trong cùng một loài phân bố trên toàn con sông như motorohystrix cũng có nhiều hình thái, mà mỗi hình thái đều có màu sắc và hoa văn riêng vì địa bàn và nguồn thức ăn giữa các vùng đều khác biệt đôi chút.

    [​IMG]
    Cá đuối scobina.

    [​IMG]
    Cá đuối hoa (flower ray) xuất xứ Venezuela/Columbia.

    Cảnh báo về gai độc của cá đuối
    Cá đuối “stingray” được đặt tên dựa theo cái gai nhọn, răng cưa nằm ở bên trên và xuôi về phía sau đuôi. Thường được bao bởi một lớp da và không dễ phát hiện, vũ khí phòng vệ hiệu quả này được làm bằng protein tổng hợp và đi kèm với nọc cực độc mà nó thường được tiết ra mỗi khi lớp da bị rách. Nếu bị gai đâm phải thì nó sẽ tạo ra vết rộp lớn và cảm giác rát bỏng. Cách điều trị khẩn cấp là ngâm ngay vết thương vào nước nóng hết mức chịu đựng để trung hòa chất độc. Điều này không phải lúc nào cũng thực hiện được, nhất là khi đang ở ngoài sông. Cách điều trị cổ truyền là đi tiểu vào vết thương mà nó hiệu quả bởi vì nước tiểu vừa nóng, vô trùng lại hơi có tính a-xít. Truyền thuyết vùng Amazon kể rằng phải tìm thiếu nữ đồng trinh tiểu lên vết thương thì mới có tác dụng, điều dẫn đến câu chuyện vui rằng “có tin tốt lẫn tin xấu, tin tốt là… còn tin xấu là không còn thiếu nữ đồng trinh nào ở Brazil!”. Mặt dù cực kỳ đau đớn, vết “chích” hiếm khi nguy hiểm đến tính mạng ngoại trừ một vài ngoại lệ kỳ lạ mà nó xảy ra ở ngực gần với tim, sự cố được ghi nhận khi một ngư dân kéo con cá đuối vừa bắt được lên thuyền. May thay đối với người nuôi, cá đuối hiếm khi tỏ ra hung dữ kể cả với con to nhất, mặc dù chúng có khả năng tấn công mục tiêu rất chính xác bằng cách quất hay đâm bằng cái đuôi mạnh mẽ. Ở Amazon, đa số tai nạn với cá đuối đều do đạp phải khi chúng ẩn mình dưới lớp cát để nghỉ ngơi hoặc săn mồi vào ban ngày và vì thế các vết chích đều xảy ra ở bàn chân hay từ đầu gối trở xuống. Bản thân cá đuối cũng thích tẩu thoát hơn là bị đạp phải do đó người dân địa phương biết cách lê chân hay dùng gậy dò nền cát phía trước mặt khi bước trong nước, nhờ vậy cá đuối có thể cảm nhận được sự chuyển động và rời khỏi đường đi trước khi gặp sự cố. Với người nuôi cá thì ngược lại, hầu hết tai nạn đều xảy ra ở tay và cánh tay khi họ làm vệ sinh hồ hay bắt cá. Đôi khi đó chỉ là tai nạn ngẫu nhiên nhưng cũng có khi là do bất cẩn khi tiếp xúc với cá. Thậm chí gai trên mình cá đuối đã chết vẫn còn chất độc và rất sắc.

    Các loại cá đuối được nuôi làm cảnh
    Đa số cá đuối được nuôi cảnh ngày nay, và là trọng tâm của bài này, đều thuộc họ Potamotrygonidae, phân lớp mang tấm Elasmobranch mà chúng bao gồm hơn 22 loài thuần nước ngọt. Tại thời điểm hiện tại, còn rất nhiều điều để nghiên cứu về sự khác biệt giữa chúng, rằng chúng có phải là những phân loài hay quan hệ với nhau ở mức độ như thế nào. Có rất nhiều biến thể màu sắc, kích thước và hoa văn khác nhau. Cá đuối đen với những đốm trắng nổi bật, chẳng hạn như leopoldi, henlei và loài đuối đen đốm nhỏ itaituba ít phổ biến hơn phân bố ở vùng nước trong (clear water) phía nam sông Amazon. Hai trong số những loài có hoa văn ấn tượng là cá đuối hổ (tiger ray) dựa trên hoa văn nổi bật và đốm trên đuôi phân bố ở Amazon Peru và loài có hoa văn tương tự là cá đuối hoa (flower ray) phân bố ở phía bắc sông Amazon trong các nhánh sông vùng biên giới giữa Colombia,Venezuela và Brazil. Còn nhiều biến thể địa phương tuy hoa văn không đẹp bằng nhưng cũng rất thú vị. Cá đuối castexi, một trong những loài đa hình thái nhất với những dạng hoa văn hoàn toàn khác biệt, phân bố chủ yếu ở phía tây sông Amazon với những biến thể như otorongo (báo), motello (rùa), hawaiian, tigrinus và những biến thể khác được đặt theo dạng hoa văn xinh đẹp của chúng.

    [​IMG]
    Cá đuối trân châu (pearl ray).

    [​IMG]
    Cá đuối itaituba.

    [​IMG]
    Một biến thể P14 (Potamotrygon sp. “Itaituba”) hiếm.

    Tranh cãi liên quan đến loài
    Có một số tranh cãi liên quan đến các biến thể khác nhau trong cùng loài như castexi và cả cá đuối đen về mức độ quan hệ, rằng chúng có thực sự là những loài riêng biệt hay chỉ là những hình thái màu sắc mà khác biệt về địa bàn dẫn đến khác biệt đôi chút về hình thái. Ví dụ điển hình về cá đuối đen leopoldi, henlei và itaituba thường làm dấy lên những tranh cãi như thế này và khả năng lai tạp giữa chúng lại càng làm chủ đề thêm phức tạp. Chúng thường phân bố, và được phân lập, trong những nhánh sông Amazon khác nhau. Loài leopoldi phân bố ở vùng nước trong (clear water) của sông Xingu và henlei phân bố ở sông Tocantins, hai địa bàn hoàn toàn tách biệt dựa trên bản đồ nhưng khi mực nước dâng cao theo mùa thì không thể biết rõ có bao nhiêu loài di chuyển trong vùng nước lũ khổng lồ hay làm thế nào mà chúng có thể di cư qua hệ thống mới một khi mực nước cho phép, những hệ thống chỉ tái phân lập một khi nước lũ rút đi. Cũng có khả năng nhiều biến thể đang trong quá trình tiến hóa thành những loài mới. Sự “lai tạp” (nếu chúng thực sự là những phân loài) cũng có thể xảy ra thường xuyên một khi điều kiện cho phép và cá đuối con sẽ không thuộc về một loài riêng biệt nào.

    [​IMG]
    Cá đuối leopoldi non – Xingu – Brazil.

    [​IMG]
    Cá đuối hoa ở giữa, leopoldi bên phải.

    [​IMG]
    Cá đuối estrella và leopoldi.

    Cá đuối - hiểm họa với người này, báu vật với người kia
    “Ở Amazon mọi thứ đều có thể”. Vào mùa nước rút, khi cá tụ vào những khu vực nhỏ, sông chính và kênh dẫn nước, là giai đoạn tương đối an toàn để đi đến những vùng xa xôi và khảo sát phân bố của cá đuối; nhưng giai đoạn này tương đối ngắn ngủi, chỉ khoảng từ 4 đến 5 tháng trước khi trời mưa trở lại và mực nước lại dâng cao một cách nhanh chóng. Phần lớn lưu vực sông Amazon còn chưa được khảo sát, và sự thay đổi dòng chảy của các con sông khiến cho việc xác định phân bố và quần thể cá ở Amazon hầu như là điều bất khả. Một vài quần thể cá đuối bùng phát mạnh đến độ trở thành hiểm họa đối với các bãi cát ven sông. Những bãi cát phổ biến ở Brazil phải mướn nhân công để tiêu diệt cá đuối, vốn thường tụ tập cả “bầy” nằm phơi nắng dưới cát trong vùng nước nông vào ban ngày, ngay nơi mà những người đi tắm qua lại. Nhìn chung, những con cá đuối này bị giết và để thối rữa, làm mồi cho những loài ăn xác thối (scavenger). Điều này chắc chắn là đáng tiếc bởi vì chúng có thể được đem bán cho thị trường cá cảnh và thu được khối tiền. Một vài biến thể cá đuối chỉ phân bố ở những vùng nhất định và rất hiếm, chẳng hạn như cá đuối trân châu (pearl ray). Cá đuối cũng là loài cá thịt quan trọng. Cả hai góp phần vào việc chính phủ Brazil đề ra hạn ngạch xuất khẩu cá đuối hàng năm. Tuy nhiên, hạn ngạch này thường gây ra nghịch lý. Bởi vì nhiều loài cá đuối đáng giá trên thị trường cá cảnh hơn rất nhiều so với thịt của chúng. Một con henlei, leopoldi hay cá đuối trân châu còn sống trên thị trường cá cảnh thường có giá hơn lượng thịt mà một làng tiêu thụ trong vòng một tuần hay đủ cung cấp sữa cho cả năm trời. Ngoài một số ngoại lệ, hầu hết các loài cá đuối đều có số lượng đông đảo trong môi trường phân bố tự nhiên của chúng và bị coi là hiểm họa, điều cổ xúy cho lối suy nghĩ rằng việc buôn lậu cá đuối vào mùa cấm hay khi hết hạn ngạch xuất khẩu là chấp nhận được. Luật cung cầu chi phối thị trường này, và giá bán lẻ cao làm gia tăng động cơ. Cá đuối lậu thường đắt tiền hơn và không mạnh khỏe bằng cá xuất khẩu qua những kênh hợp pháp bởi vì chúng phải trải qua quá trình vận chuyển cực kỳ khó khăn. Có rất nhiều câu chuyện về cá đuối (và cả những loài động-thực vật lậu khác) được giấu bên trong các can đựng dầu hay dưới khoang thuyền chài. Rất may là chúng không vừa với túi quần!

    [​IMG]
    Cá đuối hổ (tiger ray).

    [​IMG]
    Cá đuối báo (otorongo).

    Kích thước hồ, cá nuôi chung và cho ăn
    Một trong những điều hấp dẫn khi nuôi cá đuối trong hồ cảnh là hành vi và sự thông minh của chúng. Một con cá đuối mạnh khỏe có thể nhanh chóng học hỏi cách nhận biết và lấy thức ăn từ tay chủ nhân. Cho một con cá đuối lớn ăn bằng tay là một trải nghiệm tuyệt vời đối với người thực hiện. Hiển nhiên, hình dạng “khác thường”, tính cách và vẻ đẹp của chúng cũng góp phần đem lại sự thú vị. Hầu hết cá đuối lớn rất nhanh và nếu được chăm sóc thích hợp thì chúng sẽ nhanh chóng phát triển đến kích thước mà một hồ nhỏ không thể chứa nổi. Chúng cần hồ có kích thước lớn, thậm chí ngay từ khi mới thả. Tốt nhất nên nuôi riêng cá đuối. Nuôi chung với các loài khác có thể gặp rủi ro. Một trong số những loài thường được nuôi chung là cá rồng, nhưng nếu chúng không có kích cỡ phù hợp với cá đuối thì có thể gặp vấn đề. Có một nguyên tắc chung áp dụng cho tất cả các loài nuôi cùng hồ “nếu con gì vừa với miệng cá đuối thì sớm muộn cũng bị nó ăn thịt”. Nếu cá rồng quá lớn thì nó có thể tấn công cá đuối và biến chúng thành con mồi. Còn nếu cá rồng không đủ lớn thì đấy là cơ hội để cá đuối ăn thịt nó sau này. Một người bạn của tôi nhận được bài học đắt giá này khi con cá đuối hổ đường kính 55 cm của anh ăn thịt con huyết long 25 cm trị giá 2000 đô la. Cá chùi kiếng (pleco) cũng gặp phải vấn đề tương tự, hoặc là chúng sẽ bị cá đuối ăn thịt hoặc là chúng sẽ có món miễn phí là lớp nhớt trên lưng cá đuối, điều làm cá đuối căng thẳng, gia tăng nguy cơ nhiễm bệnh cơ hội qua các vết thương và làm cá chết một cách nhanh chóng. Cá đuối khỏe mạnh rất phàm ăn và chấp nhận nhiều loại thức ăn khác nhau. Thích hợp nhất là thức ăn tươi sống. Trùn đen (blackworm) và trùn đất được cá ăn ngấu nghiến. Tép ma (ghost shrimp) là món ăn ưa thích mà nó khiến những con cá đuối nhỏ quay mòng vì vui sướng. Một khi đã quen mùi, hầu hết cá đuối sẽ chấp nhận tôm đông lạnh và các loại thức ăn tương tự khác. Thịt cá mướp (smelt), cá hồi (salmon), sò ốc và các loại hải sản khác cũng được chấp nhận nhưng một số làm nước rất dơ nên cần thử nghiệm hoặc chỉ cho ăn trước khi thay nước. Cá đuối cũng chấp nhận thức ăn tự chế biến và thức ăn viên chìm chế biến sẵn. Cho cá ăn bằng tay là một trong những trải nghiệm thú vị, điều khiến người lãnh đạm nhất cũng phải trầm trồ. Cá đuối không có xu hướng hiếu chiến, nhưng có thể vẫy vùng khi được cho ăn bằng tay nên điều quan trọng là phải luôn phân biệt được đâu là đuôi và sao cho cá đuối nhận ra bạn để chúng không bị giật mình. Một hồi sau, cá đuối sẽ trở nên bình tĩnh, thân thiện và chủ động kiểm tra tay bạn để tìm thức ăn.

    [​IMG]
    Một con cá đuối sứ lớn (china ray).

    Thông số nước
    Nước sông Amazon hầu như rất mềm với một ít khoáng chất. Chỉ nhờ lượng nước mưa khổng lồ mới ngăn độ pH giảm mạnh. Hầu hết địa bàn đều có độ pH xấp xỉ 6,5. Khi được thuần dưỡng, đa số cá đuối đều có thể thích nghi với nước máy và không đòi hỏi phải xử lý hóa học trước khi dùng. Tuy nhiên, chúng ăn nhiều và thường xuyên bài tiết nhiều chất thải nên chế độ chăm sóc rất quan trọng trong việc giữ nước và bộ lọc không bị tích cặn bẩn. Tôi khuyên bạn nên thay nước ít nhất 2 lần mỗi tuần, mỗi lần thay ít nhất 25% nước hồ, bằng nước đã để hả. Thay nhiều hơn nếu hồ nuôi nhiều cá. Cá đuối dễ bị tồn thương nội tạng vì ngộ độc ammonia và nitrate do đó cần theo dõi những thông số này và duy trì chúng ổn định ở mức bằng 0 thông qua việc thay nước và bộ lọc sinh học chất lượng. Ngộ độc ammonia là một trong những nguyên nhân chính gây ra “cái chết thầm lặng” (silent death) theo lời tiến sĩ Ross trong cuốn sách của ông. Tổn thương này thường xảy ra trong quá trình vận chuyển vốn kéo dài đến hơn 36 giờ trong hộp kín. Cá đuối có thể sống thêm vài tuần rồi mới chết vì nguyên nhân này khi chúng bỏ ăn và mòn mỏi dần trước khi chết vì ngộ độc, và vì vậy đôi khi mọi người thấy khó hiểu về mối liên hệ giữa việc vận chuyển cá trong nước ô nhiễm và cái chết diễn ra sau đó.

    Thuần dưỡng cá đuối, trang trí hồ
    Một số loài cá đuối nhạy cảm hơn so với những loài khác, cá đuối Paratrygon và cá đuối sứ (mắt nhỏ) nổi tiếng khó nuôi hơn các loài Potamotrygon. Những loài đặc hữu phổ biến ở sông Amazon gồm hystrix, motororeticulata. Nhiều biến thể được đặt tên chung chung là “teacup” (chén trà) vốn được dùng để gọi cá non và không ám chỉ loài nhất định nào. Chúng thường được chào bán trước tiên vì giá tương đối rẻ so với cá đuối xịn. Một số loài cá đuối xịn, chẳng hạn như leopoldi rất dễ nuôi, linh động và hung dữ, số khác, chẳng hạn như menchacai (cá đuối hổ) tương đối nhút nhát hơn, nhưng điều này có thể được khắc phục vì đa số cá đuối sẽ trở nên linh động một khi đã quen với môi trường thích hợp. Hầu hết mọi người không bao giờ phải lo lắng khi thuần dưỡng cá mới nhập về. Nếu bạn nhận được cá khỏe mạnh thì việc thuần dưỡng trong hồ hay ao của bạn cũng không đến nỗi khó khăn lắm. Bạn chỉ cần một đoạn ống nhựa để hút nước chầm chậm từ hồ sang hộp/bịch đựng cá. Nước trong bịch cá sẽ đầy tràn, kết quả là nước hồ sẽ dần dần thay thế nước cũ trong bịch. Duy trì từ 30 phút đến một giờ. Sự khác biệt giữa nước trong bịch và nước hồ được thu hẹp dần. Khi hoàn tất, bỏ càng nhiều nước trong bịch càng tốt rồi nhẹ nhàng đặt bịch cá vào hồ để cá tự bơi ra khỏi bịch. Tôi để nền hồ trống nhưng hầu hết người chơi cá đều thích quang cảnh tự nhiên và trải nền. Điều quan trọng là tránh mọi thứ sắc cạnh, chẳng hạn như cát có lẫn silicate vì nó có thể làm bụng cá bị xước, khiến cá nhiễm bệnh và bị chết. Cát nhân tạo hiệu Estes được tráng bề mặt trơn tru với đủ loại màu sắc khác nhau rất thích hợp. Một số lần tôi trải nền phù hợp với màu sắc của cá đuối. Với cá đuối đen thì tôi sử dụng cát đen. Cá đuối có xu hướng điều chỉnh màu sắc cho phù hợp với nền đáy, thường nhạt hay đậm hơn một chút sau từ vài ngày đến vài tuần. Cá đuối có não tương đối lớn và là một trong những loài thuỷ vật thông minh nhất. Một hồ cá được “sắp đặt” có thể kích thích chúng sục sạo quanh lũa và đá để kiếm thức ăn trông rất thú vị.

    Lai tạo
    Việc phân biệt giới tính rất đơn giản. Tương tự như các loài họ hàng là cá mập và cá đuối biển, cá đuối nước ngọt đực có thùy sinh dục (clasper) nằm ở hai bên và hơi chếch về bên dưới của gốc đuôi. Các thùy ở cá đực trưởng thành có thể nhìn thấy dễ dàng từ phía trên và ở cá đực non có thể nhìn thấy dễ dàng từ mặt dưới. Cá cái không có thùy sinh dục. Khi trưởng thành, cá đuối sinh sản bằng hình thức thụ tinh trong và đẻ ra cá con sau thời gian “mang thai” khoảng 3 tháng. Số lượng “bào thai” khoảng từ 2 đến 8 tùy thuộc vào kích thước và độ tuổi của cá bố mẹ. Dẫu không thường xuyên nhưng hàng loạt người nuôi cá đuối nước ngọt lẫn thủy cung công cộng trên khắp thế giới vẫn công bố việc lai tạo thành công nhiều biến thể cá đuối khác nhau. Như mọi loài động vật khác, sinh sản là nhu cầu sinh học bức thiết của cá đuối mà nó chỉ đòi hỏi đủ không gian và thật nhiều thức ăn cùng với điều kiện hồ và chế độ chăm sóc thích hợp để khiến chúng cảm thấy thoải mái. Điều này cũng khiến việc ngắm cá thêm phần thú vị và khích lệ người nuôi cá.

    [​IMG]
    Một con motoro đực lớn ở trung tâm, xung quanh là những con leopoldi non.
    Nguồn "Thế Giới Sinh Vật Cảnh"
     

    Last edited by a moderator: 11/5/13
  2. Hưng Gà Chọi

    Hưng Gà Chọi Thành Viên Tích Cực

    Tham gia ngày:
    3/2/12
    Bài viết:
    2,449
    Được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    38
    Nơi ở:
    Thường Tín, Hà Nội
    Ðề: Cá đuối nước ngọt/Sam

    1) Lịch sử tiến hóa:
    Về mặt phân loại, cá đuối cùng với cá mập và cá nhám thuộc lớp cá sụn (Chondrichthyes), phân lớp mang tấm (Elasmobranchii). Chúng được cho là có chung một tổ tiên sơ khai vào kỷ Silurian (cách nay 443 - 416 triệu năm); tuy nhiên, người ta không hề tìm ra các hóa thạch chứng minh cho quá trình tiến hóa của chúng bởi vì khung xương của cá sụn rất dễ bị phân hủy nên hầu như không lưu lại dấu vết nào ngày nay ngoài những cái răng có niên đại vào thế Miocene (cách nay 23 – 5 triệu năm). Hóa thạch nguyên vẹn xưa nhất của cá đuối được phát hiện có niên đại vào thế Eocene (cách nay 56 – 34 triệu năm) tuy nhiên căn cứ vào những khác biệt giữa cá đuối và cá mập, người ta cho rằng chúng đã phát triển một cách độc lập từ rất lâu trước đó (chẳng hạn cá mập thở bằng cách hút nước đi vào miệng và đẩy ra ngoài qua mang trong khi cá đuối hút nước qua một lỗ phía sau mắt rồi mới đẩy ra qua mang. Lỗ này là vết tích của một khe mang bị thoái hóa). Gần đây, khi nghiên cứu một số dấu vết từng được cho là dấu chân khủng long có niên đại vào kỷ Cretaceous muộn (cách nay 99 – 70 triệu năm) ở Tây Ban Nha, người ta đặt ra một giả thiết mới rằng có lẽ đó là những dấu vết được hình thành khi cá đuối vùi mình dưới bùn để rình mồi, một hành vi thông thường ở loài này. Nếu điều này được chứng minh thì tổ tiên cá đuối phải xuất hiện từ trước đó. Tuy vậy, không ai biết đâu là thời điểm mà nhóm cá đuối bắt đầu được hình thành (do không tìm thấy bằng chứng hóa thạch nào hết) và vì vậy người ta thường nói rằng cá đuối hay cá sụn nói chung là những loài “không rõ nguồn gốc”.

    [​IMG]

    Tổ tiên của cá đuối vốn sống ở biển nhưng một số loài lại tiến hóa để thích nghi với đời sống trong môi trường nước ngọt. Ngày nay, người ta phát hiện nhiều đại diện sống trong môi trường nước ngọt thuộc các họ cá đuối Dasyatidae, Rhinobatidae và Potamotrygonidae ở châu Mỹ, châu Á, châu Úc và châu Phi. Các loài cá đuối phổ biến trên thị trường cá cảnh đều thuộc về họ cá đuối Potamotrygonidae, phân bố ở lưu vực những con sông vùng Nam Mỹ và các nhánh của chúng bao gồm Amazon, Orinoco, Magdalena, Paraná và Tocantins. Có ý kiến đòi xếp họ Potamotrygonidae làm một nhóm thuộc họ Dasyatidae nhưng điều này vẫn còn trong vòng tranh cãi. Đây là một họ cá đặc biệt, người ta gọi chúng một cách nôm na là “cá đuối sông” bởi vì chúng là họ cá duy nhất mà tất cả các loài thành viên đều sinh ra và lớn lên trong vùng thuần nước ngọt. Họ [​IMG] Potamotrygonidae
    có khoảng 20 loài phân bố trong các chi Paratrygon, PlesiotrygonPotamotrygon. Hai chi đầu tiên là chi đơn tức chỉ có một loài duy nhất nên phần lớn các loài thuộc về chi sau cùng. Hiện còn một số loài vẫn chưa được mô tả, do vậy số lượng các loài được ghi nhận trong tương lai chắc chắn sẽ tăng lên. Một số loài có vùng phân bố rộng chẳng hạn như loài Potamotrygon motoro rất phổ biến trên thị trường cá cảnh; trong khi có những loài đặc hữu chỉ phân bố ở một vùng nhất định.

    [​IMG]

    Về mặt tiến hóa, có hai giả thuyết về sự hình thành của họ cá đuối nước ngọt Potamotrygonidae. Theo giả thuyết thứ nhất, tổ tiên của chúng là loài cá đuối Đại Tây Dương hay loài cá đuối nước lợ sống ở cửa sông Amazon. Các biến động địa chất dẫn đến việc mực nước biển dâng cao diễn ra cách nay từ 3-5 triệu năm giúp cho tổ tiên của chúng tiến sâu vào trong nội địa. Sau này, khi mực nước biển rút xuống một cách đột ngột, cá đuối bị kẹt lại trong các hồ nước mặn ở đó. Cùng với thời gian khi độ mặn giảm dần do nước mưa và các dòng chảy nhỏ thì chúng phải dần dần thích nghi với môi trường mới để cuối cùng trở thành loài sống hoàn toàn trong môi trường nước ngọt. Giả thuyết thứ hai được nhiều người ủng hộ hơn và có nhiều bằng chứng về địa lý và sinh học. Người ta phát hiện loại giun ký sinh trên các loài thuộc họ Potamotrygonidae tương tự với loại giun ký sinh trên một số loài thuộc họ cá đuối tròn Urolophidae sống ở Thái Bình Dương; sự kiện dẫn đến giả thuyết rằng tổ tiên của họ Potamotrygonidae là loài cá đuối Thái Bình Dương. Nhưng điều này xảy ra như thế nào? Vào đầu kỷ Cretaceous, dãy núi Andes bắt đầu trồi lên và ổn định vào khoảng giữa của thế Miocene, biến cố này làm thay đổi dòng chảy của sông Amazon, vốn trước đó đổ ra Thái Bình Dương, phải đổ ra Đại Tây Dương. Loài cá đuối Thái Bình Dương bị kẹt lại trong nội địa và dần dần tiến hóa thành các loài cá đuối nước ngọt ở Nam Mỹ như ngày nay.

    2) Tên gọi. Một số người gọi cá đuối nước ngọt là con sam. Cách gọi này có thể gây nhầm lẫn bởi vì con sam như mọi người vẫn biết là động vật chân đốt (anthropoda) thuộc họ Sam (Limulidae) chứ không phải là cá.

    3) Gai độc. Gai của cá đuối nước ngọt thậm chí còn độc hơn cả cá đuối biển (xem Một nghiên cứu về gai độc của cá đuối). Gai chỉ là khúc xương đặc và nhọn, nọc độc nằm trên lớp da bao xung quanh. Có báo cáo ghi nhận rằng một khi bị gai đâm phải thì vùng cơ bị đâm sẽ không bao giờ phục hồi 100% được nữa. Để an toàn, gai cá đuối đôi khi được xỏ bao bên ngoài như một số hình trong bài trên.

    [​IMG]

    4) “Mang thai”. Được biết, cá đuối nước ngọt là những loài đẻ con tuy nhiên cơ chế “mang thai” lại khác với các loài thú có vú. Ở thú có vú, bào thai được nuôi dưỡng trực tiếp từ mạch máu của mẹ; phải mất thời gian để bào thai phát triển thành một cơ thể hoàn chỉnh. Ở cá đuối, trứng được thụ tinh và nở ra bên trong tử cung của cá mẹ, cá con mới nở có đầy đủ các bộ phận như cá trưởng thành. Tuy nhiên, chúng tiếp tục được cá mẹ nuôi dưỡng thông qua những ống nhỏ trên thành tử cung. Khi cá con trưởng thành hoặc khi cá mẹ bị căng thẳng, tử cung cá mẹ sẽ co bóp để đẩy chúng ra ngoài. Hình thức sinh sản như thế này gọi là [​IMG] Ovoviviparity
    .

    5) Khả năng nổi. Cá đuối có thể nổi lên mặt nước để thở khi ở đáy thiếu ô-xy. Không rõ cơ chế nổi này ở cá đuối nước ngọt như thế nào nhưng các loài thuộc phân lớp mang tấm nói chung không có bóng hơi; vì vậy, để nổi lên mặt nước chúng phải bơi liên tục, tốn rất nhiều sức lực.

    6) Ký hiệu loài và biến thể
    P1-Potamotrygon motoro
    P2-Potamotrygon sp. "Aparico"
    P3-Potamotrygon motoro “Variant”
    P4-Potamotrygon schroederi "Colombia"
    P5-Potamotrygon aff. Motoro (Potamotrygon sp. "B")
    P6-Potamotrygon hystrix - "Brazil" (Potamotrygon sp "C")
    P7-Potamotrygon scobina
    P8-Potamotrygon sp. “Marmor”
    P9-Potamotrygon dumerilii
    P10-Potamotrygon humerosa
    P11-Potamotrygon orbignyi
    P12-Potamotrygon henlei
    P13-Potamotrygon leopoldi
    P14-Potamotrygon sp. "Itaituba"
    P15-Plesiotrygon iwamae - “Antenna Ray”
    P16-Plesiotrygon iwamae - “Antenna Ray”
    P17-Plesiotrygon sp."Blacktailed Antenna ray"
    P18-Plesiotrygon sp."Blacktailed Antenna ray"
    P19-Potamotrygon sp. “Mantilla”
    P20-Potamotrygon sp. “Mantilla”
    P21-Potamotrygon sp. “Mantilla”
    P22-Potamotrygon sp. “Orange”
    P23-Potamotrygon humerosa
    P24-Potamotrygon sp. “Marmor”
    P25-Potamotrygon castexi “Otorongo”
    P26-Potamotrygon castexi “Otorongo”
    P27-Potamotrygon castexi “Estrella”
    P28-Potamotrygon castexi “Otorongo”
    P29-Potamotrygon castexi “Hawaiian”
    P30-Potamotrygon castexi
    P31-Potamotrygon castexi “Tigrinus”
    P32-Potamotrygon castexi “Tigrillo”
    P33-Potamotrygon castexi "Estrella"
    P34-Potamotrygon castexi "Estrella"
    P35-Potamotrygon castexi “Otorongo”
    P36-Potamotrygon castexi “Motelo”
    P37-Potamotrygon scobina “Belem”
    P38-Potamotrygon scobina “Belem"
    P39-Potamotrygon scobina “Belem”
    P40-Potamotrygon schroederi “Peru Flower”
    P41-Potamotrygon signata
    P42-Potamotrygon dumerilii
    P43-Potamotrygon sp. “Chocolate”
    P44-Potamotrygon motoro sp. “Morph”
    P45-Potamotrygon schroederi - “Sacha”
    P46-Potamotrygon humerosa - “Mosaic Ray”
    P47-Potamotrygon dumerilii - “Blume"
    P48-Potamotrygon signata
    P49-Potamotrygon sp. "Tiger"
    P50-Potamotrygon sp. "Tiger"
    P51-Potamotrygon sp. "Tiger"
    P52-Potamotrygon sp. "Tiger"
    P53-Potamotrygon falkneri
    P54-Potamotrygon castexi - “Carpet Ray”
    P55-Potamotrygon cf. Yepezi
    P56-Paratrygon aiereba - "Ceja"
    P57-Paratrygon aiereba - “Manzana”
    P58-Potamotrygonidae gen.sp. "China ray"
    P59-Potamotrygonidae gen.sp. "Coly ray"
    P60-Potamotrygon cf. hystrix sp. “Rio Negro”
    P61-Potamotrygon humerosa
    P62-Potamotrygon leopoldi "Sao Felix"

    Các biến thể cùng loài
    Potamotrygon leopoldi -"Eclipse"
    Potamotrygon leopoldi -"Black Isle"
    Potamotrygon leopoldi -"Black Diamond"

    Potamotrygon motoro - "Marbled"
    Potamotrygon motoro - "Chain-Link"
    Potamotrygon motoro - "Triple Spot"

    7) Cá đuối nước ngọt Việt Nam?
    Thông tin về cá đuối nước ngọt Việt Nam rất ít, chỉ biết rằng một số trang web nước ngoài đăng tên loài Himantura oxyrhyncha (marbled whipray) với xuất xứ Việt Nam. Nhưng đấy cũng có thể là loài Himantura krempfi vì chúng rất giống nhau, rất khó phân biệt nếu không phải là nhà chuyên môn. Chúng có đuôi mảnh và dài như cái roi, vành đĩa có chóp phía trước đầu trong khi cá đuối sông Amazon có đuôi ngắn, vành đĩa tròn. Một số triển lãm cá cảnh hay tiệm cá thỉnh thoảng cũng trưng bày loại cá đuối nước ngọt nội địa này. Nhìn chung, chúng rất khó nuôi và màu sắc/hoa văn cũng không đẹp bằng các loài ở Nam Mỹ.

    [​IMG]

    [​IMG]
     
  3. stargemini

    stargemini Moderator

    Tham gia ngày:
    13/7/12
    Bài viết:
    1,776
    Được thích:
    40
    Điểm thành tích:
    48
    Giới tính:
    Nữ
    Nơi ở:
    Q5 - Tp.HCM
    Ðề: Cá đuối nước ngọt/Sam

    nhìn nó thấy sợ sợ sao ák ..........:(:(
     
  4. Hưng GC

    Hưng GC Manager

    Tham gia ngày:
    28/11/12
    Bài viết:
    531
    Được thích:
    9
    Điểm thành tích:
    18
    Nơi ở:
    Đảo Đào Hoa
    Ðề: Cá đuối nước ngọt/Sam

    Nuôi bọn này ngộ lắm, ko đáng sợ đâu; dòng leopoldi nếu chăm tốt nó có thể to bằng...cái lốp ô tô.
    Bọn này chuyên gia lau kính và quét rác đáy bể, nó lại to nên nuôi chung với cá ăn mồi rất ok; VD: cá rồng, tài phát, la hán...
     
  5. stargemini

    stargemini Moderator

    Tham gia ngày:
    13/7/12
    Bài viết:
    1,776
    Được thích:
    40
    Điểm thành tích:
    48
    Giới tính:
    Nữ
    Nơi ở:
    Q5 - Tp.HCM
    Ðề: Cá đuối nước ngọt/Sam

    cứ to to là em thấy sợ ......... em bự kon chứ thjx kon j` nhỏ nhỏ xjnh xjnh thuj .............
     
  6. Hưng Gà Chọi

    Hưng Gà Chọi Thành Viên Tích Cực

    Tham gia ngày:
    3/2/12
    Bài viết:
    2,449
    Được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    38
    Nơi ở:
    Thường Tín, Hà Nội
    Ðề: Cá đuối nước ngọt/Sam

    ừ mình cũng nghĩ thế, người to quá còn thấy ngán nưa là mấy con cá:bz
     
  7. Hưng Gà Chọi

    Hưng Gà Chọi Thành Viên Tích Cực

    Tham gia ngày:
    3/2/12
    Bài viết:
    2,449
    Được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    38
    Nơi ở:
    Thường Tín, Hà Nội
    Ðề: Cá đuối nước ngọt/Sam

    Phân loại bằng hình ảnh
    Cá đuối hoa (flower ray)
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Cá đuối trân châu (pearl ray)
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Cá đuối trân châu (pearl ray)
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Cá đuối hổ (tiger ray)
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    _____​
     
    Last edited by a moderator: 20/5/13

Nếu chưa có nick trên chimcanhviet.vn thì dùng nick facebook bình luận nhé