Bí quyết nuôi cá đĩa đẻ - Ấp trứng và nuôi cá con.

Thảo luận trong 'Cá Đĩa - Discus' bắt đầu bởi kid.1412, 16/4/14.

  1. kid.1412

    kid.1412 Moderator

    Tham gia ngày:
    13/9/10
    Bài viết:
    280
    Được thích:
    20
    Điểm thành tích:
    18
    GHT chép từ sách kỹ thuật nuôi cá kiểng của tác giả Trần Văn Bảo.
    Tài liệu này lưu hành nội bộ Hội cá đĩa Hà nội, không sao chép với bất cứ hình thức nào khi chưa có ý kiến của Hội trưởng Hội cá đĩa Hà nội.

    Cá của Chị cá - Hội viên Hội cá đĩa Hà nội

    Chỉ vài năm trước, việc cho cá đĩa đẻ còn là công việc và là bí quyết của một số không nhiều các nhà chuyên môn tầm cỡ. Ngay cả với các nghệ nhân cá cảnh, dùng kinh nghiệm cho sinh sản nhiều cá, cũng không dễ gì với cá đĩa, chưa mấy khi đạt thành quả mỹ mãn. Kết quả thường hạn chế và rất không ổn định.
    Nay nhờ có nhiều tài liệu được công bố trong tạp chí hoặc các cuộc Hội thảo chuyên ngành ở nhiều quốc gia hoặc có tính quốc tế.
    Chính vì vậy nên đã có một sự thực khó tin là: đã có không ít những người “ngoài ngành” – các nhà chơi cá nghiệp dư mới vào cuộc mà “đã thắng ngay trận đầu”! có thể nói hầu như không có thất bại. Đó chẳng phải bí quyết hay sao?
    Dưới đây là một trong những tài liệu được công bố trong một chuyên san về cá đĩa mới nhất (brand new). Điều quan trọng là tính khả thi của kinh nghiệm đã được đúc kết thành phương pháp cơ bản này lại từ một nước nằm trong vùng mà điều kiện thời tiết và khí hậu không khác Việt Nam ta quá nhiều.

    I./ Chọn cá giống
    Muốn có một cặp cá đẻ tốt, trước hết phải nuôi được cá trưởng thành tốt và thật tốt. Nhiều người do mua cá trưởng thành về cho đẻ, do không nắm chắc được “lai lịch” và đặc tính nên không có cách gì ứng phó kịp thời và hữu hiệu với các khuyết tật khi cá đã bộc lộ, những sự cố đã phát sinh. Cho nên chỉ mua cá con về nuôi đến trưởng thành là tốt nhất. Cơ hội thành công cao nhất, và có thể nói không quá rằng đây là bí quyết hàng đầu.
    Xét về mặt khác: vốn đầu tư, 1 cặp cá trưởng thành có giá bằng 1 số lượng lớn cá con.
    Mà với cá con, thì có thể áp dụng phương pháp nuôi phổ thông là được. 1 đến 3 ngày thay nước 1 lần, dùng thức ăn chế biến là chính, có tăng thêm lượng thức ăn sống như trùng đỏ và thức ăn khô. Cách nuôi dưỡng hết sức đơn giản – nuôi cá nhỏ như vậy không những có thể thường xuyên quan sát mọi biến hoá về thể sắc mà còn có thể bồi dưỡng, luyện tập cho chúng trở thành cá lớn, khoẻ mạnh. Điều này sẽ tạo tiền đề cho nuôi cá đẻ thành công.
    Cá con từ 6 – 7 cm thì chỉ cần 3 - 5 tháng sau đã trưởng thành nên phát dục, chúng bắt đầu tự động cặp đôi. Trước khi chúng đạt size10cm ta cần tăng thêm lượng thức ăn và thường xuyên thay nước.
    Trong giai đoạn này cần phải luyện tập cho chúng tiếp xúc thường xuyên với người và tiếng ồn, cho chúng nhận biết được con người chăm sóc chúng và làm những diều tốt chứ không bao giờ hại chúng. Nếu không như vậy khi chúng đẻ trứng, chỉ cần 1 kích động nhỏ, làm chúng hoảng sợ là chúng sẽ ăn hết trứng, có khi do tiếng động, tiếng ồn cũng vậy, không sao bảo vệ được trứng và cá con.
    Chỉ cần cho chúng dạn người, cho ăn tốt và thay nước đều sẽ không có vấn đề gì.
    Vậy có thể nói bí quyết thứ 2 là luyện tập!
    II/. Ghép đôi
    Muốn cho chúng ghép đôi, cần lựa chọn 5 – 10 con size12 cm trở lên, cho vào bể từ 0,6 – 1,2m dài. Trong môi trường mới này chúng sẽ bám nhau và dần bắt cặp thành đôi. Đến lúc này cần đặt các góc bể 1 số vật liệu chuyên dùng cho cá đẻ trứng trên đó, nếu không có gì chúng sẽ đẻ lên thành bể, các đường ống nước, tất nhiên chúng vẫn dẻ nhưng không mấy thuận tiện và dễ dàng như trên giá thể, vậy cần cung cấp cho chúng vật dụng không mấy khó khăn này.
    Trong bể, thường thì chú đực nào mạnh nhất sẽ có thế lực và chúng được chọn làm cá bố. Con này sẽ bảo vệ cái nôi đẻ trứng của cá mẹ và săn đuổi hết những con đực khác mon men đến gần tổ. Cũng có khi chúng tấn công cả các con cá cái, khi bị tình trạng như vậy chúng ta nên giảm thay nước về cả tần suất và số lượng nước thay, chỉ thay nước khi nước bị ô nhiễm nặng.
    Thay nước 3-4 ngày/ 1 lần và chỉ thay ¼ - 1/3 lượng nước có trong bể. Riêng việc giảm thay nước độ Ph sẽ giảm và kích thích cho cá đẻ trứng. Cho đến lúc này cá bố, mẹ luôn gần tổ ấm của chúng.
    Việc phân biệt cá đực, cá mái với loài cá đĩa này thực sự khó khăn. Mặc dầu vậy các chỉ dẫn cụ thể hình vẽ dưới đây sẽ giúp các bạn có thể nhận biết được hoặc ít ra biết dược cách phân loại. Tất nhiên công việc không chỉ là lý thuyết, có một số cá đĩa Xanh lục cá cái lại đẹp hơn cá đực về cả màu sắc lẫn hình thể. Cho nên cũng cần quan sát thêm ít ngày: Nếu chúng đích thực là 1 đôi bạn tình thì chúng sẽ có cử chỉ đeo bám nhau. Đến lúc này chúng ta có thể vớt cá ra bể riêng để cho đẻ.

    Hình minh họa (trái đực - phải là cá mái)
    Trong bể nuôi cũ, khi cặp thứ nhất được đưa đi rồi thì sẽ xuất hiện cặp thứ 2, thứ 3....
    1. Bể chuyên dùng cho cá đẻ
    Khi đã có được 1 cặp đực cái cỡ 14 - 15cm. Tốt nhất nên dùng bể cỡ 45x45x45cm hoặc 50x50x45 hoặc 60x45x45. Loại 70 - 90cm tuy vẫn dùng được nhưng việc thay nước, cho ăn... sau này khi trứng nở có phần nào bất tiện. Lý tưởng vẫn là bể 60cm.
    2. Ghép đôi như thế nào?
    Trước hết phải chọn giống cá nào đẹp (được ưa chuộng) trừ những con đã đẻ được và lứa đẻ tốt rồi còn không thể chọn 1 con đã 3 năm tuổi mới đạt 15cm. Loại cá già này rất khó tìm được đối tượng tương xứng để ghép đôi.
    Tốt nhất là chọn trong đám đã được nuôi từ nhỏ, đã được theo dõi chặt chẽ (thường có sự đăng ký tình hình khá cụ thể về đặc tính hay cá tính, tốc độ phát triển của từng con) như vậy rất có lợi.
    Bể nuôi cần lựa chọn 90x45x45cm. Tuy bể 60x45x45 rất tiện cho sinh sản nhưng lại không tiện cho việc ghép đôi, bể 60 lại là quá nhỏ.
    Ban đầu chỉ nên thả vào bể 7-8 con. Nếu cá còn non phải chú ý. Mẹ quá trẻ dễ sợ và khi thay đổi môi trường có thể kém ăn. Vì vậy trước khi cho chúng ghép đôi phải cho chúng có thời gian thích ứng.

    Quá 1 -2 tuần lễ, có những con vẫn hờ hững nằm riêng 1 góc nào đó hoặc lượn lờ gần mặt nước thì nên vớt chúng ra nơi khác, có khi còn 4-5 con hoặc 3 con trong bể chúng ta bắt đầu quan sát tỉ mỉ.
    Lúc đầu mỗi con đều tỏ ra muốn gây sự công kích lẫn nhau, nhưng dần sẽ xuất hiện 1 con nào đó lại không gây sự với một con khác, mà còn dùng miệng đụng nhẹ vào con kia. Chưa thể kết luận ngay chúng có cảm tình với nhau chưa nhưng có thể phán đoán chúng đang muốn cặp đôi.
    Cũng có khi có con không chịu gần gũi con khác, tỏ ra rất hung hăng, kiểu này cũng cần loại ra những con quá yếu đuối.
    Việc ghép đôi thường trái ngược với việc nuôi dưỡng bình thường là phải căn cứ trạng thái sức khỏe mạnh yếu trong 1 bể để phân loại (trong khi để nuôi thì chỉ cần cùng cỡ).

    Theo: carongvietnam.com

     


Nếu chưa có nick trên chimcanhviet.vn thì dùng nick facebook bình luận nhé