BỆNH KHÀN GIỌNG VÀ BỆNH VẢY MỎ

Thảo luận trong 'Vấn đề chung về Họa Mi' bắt đầu bởi ngoctuan, 29/4/18.

  1. ngoctuan

    ngoctuan Đại Bàng Bố Ban quản trị

    Tham gia ngày:
    11/9/10
    Bài viết:
    9,242
    Được thích:
    1,956
    Điểm thành tích:
    65
    Giới tính:
    Nam
    Nghề nghiệp:
    IT manager
    Nơi ở:
    Ho Chi Minh
    BỆNH KHÀN GIỌNG VÀ BỆNH VẢY MỎ
    1- Bệnh khàn tiếng.
    Có rất nhiểu ace đã gửi câu hỏi đến chỗ tôi, nhờ giải quyết bệnh chim khàn giọng. Thật ra tôi chơi chim cũng khá lâu nhưng chưa bao giờ có con nào bị khàn giọng cả nhưng anh em, bạn bè thì bị khá nhiều và họ có nhờ tôi chữa giúp. Tiếc là tỷ lệ chữa chạy thành công rất thấp.
    Theo một số tài liệu trong và ngoài nước, nguyên nhân chim bị khàn tiếng là vì bị viêm thanh quản hoặc giãn thanh quản, do bị cảm cúm dẫn đến viêm hộp minh quản làm hai dây thanh quản bị tổn thương, trường hợp nhẹ có thể phục hổi hoàn toàn, nếu bị nặng có thể hỏng hẳn tiếng hót vì vết viêm nhiễm sưng đau có mủ và các dây thanh quản dính nhau hoặc dính vào thành mình quản, lúc khỏi sẽ tạo ra sẹo vĩnh viễn ko chữa được nữa. Nếu do một tác nhân nào đó, chim bị giãn thanh quản nhưng không phải viêm minh quản thì có thể hồi phục sau vài ba ngày nghỉ ngơi.
    Triệu chứng: Chim hót nhưng mất đi giọng trong trẻo, mà chỉ phát ra những tiếng khèng khẹc, khàn khàn, nghe rất khó chịu. Có thể kèm theo hiện tượng vảy mỏ và có nhớt chảy ra ở mỏ chim.
    Điều trị:
    + Trường hợp nhẹ:
    * Cách thứ nhất: Dùng một viên than củi bằng quả trứng gà đang cháy đỏ, ngâm vào nửa bát nước lã sau một đêm, gạn lấy nước đó, vắt thêm mươi giọt nước chanh và bỏ thêm vài hạt muối, đổ vào cóng cho chim uống, khoảng một tuần sau tiếng hót sẽ phục hồi dần.
    1.jpg
    * Cách thứ hai: Có thể dùng 100g giá đỗ, luộc lên lấy một cóng nước, hòa thêm vài giọt mật ong cho chim uông trong vài ngày, nếu nhẹ cũng khỏi.
    + Trường hợp nặng:
    Trước hết cần dùng kháng sinh để chữa cho chim khỏi viêm đã để chim không bị tử vong. Sau đó tiến hành chữa như hai cách trên, nếu dây thanh quản ko bị dính do sẹo thì chim sẽ khỏi, trường hợp vết viêm thành sẹo sẽ rất khó lấy lại giọng hót cũ, hiện nay chưa thấy có bài thuốc nào điều trị một cách hữu hiệu.
    Các loại kháng sinh thường dùng như Amoxicillin 250 mg 1 viên, chia 2 lần sáng tối. Uống 3 ngày liền. Vì chim rất mẫn cảm với thuốc nên khi cho uống phải theo dõi để tránh những tai biến đáng tiếc. Nếu thấy chim ủ rũ, vảy ra dãi trắng đục, như vậy là viêm khá nặng, họng có mủ, cần uống Penicillin loại 400 000 iu/viên, chia lần trong ngày, uống 5 ngày liền để tiêu mủ, tiêu viêm.
    Nếu chim bị nhiễm virus gây bệnh cúm thì rất tai hại vì trước sau cũng biến chứng và không thể chữa được, rất dễ tử vong.
    + Trường hợp chim hung hăng hót thét lên trong khi thi đấu hoặc gặp chim khác dẫn đến giãn thanh quản và khàn giọng, hãy phủ áo lồng, cho uống nước giá đỗ, đặt nơi yên tĩnh, không cho hót, một tuần sẽ hồi phục.
    2.jpg
    2- Bệnh vảy mỏ
    Bệnh vảy mỏ có nguyên nhân chủ yếu do cảm cúm hoặc nhiễm virus gây viêm đượng hô hấp, tiết nhớt rãi làm con chim khó chịu và vảy ra, đồng thời chim bỏ ăn, ỉa ra phân xanh và suy kiệt dần. Cả gà, vịt cũng vậy...Thực tế về tiên lượng có nhẹ, có nặng, biến chứng phức tạp, rất khó định trước được sự phát triển của bệnh và tỷ lệ tử vong lên đến trên 85%. Hiện nay chưa có thuốc gỉ điều trị hữu hiệu, kể cả ngành thú y cũng chưa có cách chữa khả quan nào đáng kể. Muốn điều trị bệnh này, ta chỉ có thể dựa vào bài thuốc dân gian nhưng qua nhiều năm điều trị, tôi thấy kết quả cũng rất hạn chế. Tuy nhiên với phương châm còn nước còn tát, tôi vẫn xin trình bày ở đây để các ace tham khảo và có thể áp dụng. Mỗi ngày ta bóc củ tỏi (nếu được tỏi gió càng tốt), chọn những nhánh nhỏ bằng con dế, đập hơi dập rồi đút cho chim hai nhánh vào buổi sáng và hai nhánh vào buổi chiều tối. Cách chữa này nếu chim bị nhẹ có thể khỏi.
    Đây là bênh truyền nhiễm, có sức lây lan rất nhanh nên khi có chim mắc bệnh cần cách ly tuyệt đối, không cho tiếp xúc với các chim khác, không đi dượt hoặc đi thi để đề phòng lây thành dịch. Điều trị tích cực. Trường hợp chim không qua khỏi, cần tẩy uế chuồng, lồng và nơi chim đã ở bằng nước sôi và xà phòng thật kỹ. Rửa sạch, phơi khô chuồng lồng, cóng và các vật dụng mà chim đã tiếp xúc. Bảo quản các đồ vật ấy ở một nơi riêng khô ráo, ít nhất một tháng sau mới được dùng cho chim khác.
    Bạn nào có bài thuốc dân tộc gì hay xin hãy chia sẻ với ace nhé. Tuy nhiên tôi cũng nói thêm rằng rất nhiều ace người dân tộc ở Hà Giang, Cao Bằng và nhất là Lạng Sơn hay gửi câu hỏi cho tôi, hỏi về cách giải quyết bệnh này.
    Hôm nay chúng ta tạm dừng ở đây, tiết sau chúng ta xét các bệnh thường gặp ở mắt chim.
    Chúc cả nhà vui khỏe, có được những con chim thật hay thật khỏe!
    3.jpg
    Atpic Lâm Kiệt
     


Nếu chưa có nick trên chimcanhviet.vn thì dùng nick facebook bình luận nhé