Bệnh giun ở bồ câu - Worms

Thảo luận trong 'Chim Bồ Câu Cảnh' bắt đầu bởi kenzy96, 8/6/13.

  1. kenzy96

    kenzy96 Thành viên Mới

    Tham gia ngày:
    27/10/10
    Bài viết:
    250
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Bồ câu đua sẽ nhiễm giun do ăn phải trứng giun từ giỏ thả chim và thông qua tiếp xúc với bồ câu đua khác bị nhiễm bệnh
    Nguyên nhân:
    Nguyên nhân nói chung là do điều kiện vệ sinh căn cứ. Bồ câu đua sẽ nhiễm giun do ăn phải trứng giun từ giỏ thả chim và thông qua tiếp xúc với bồ câu đua khác bị nhiễm bệnh. Bồ câu vẫn duy trì việc ăn uống nhưng giun sẽ tiêu thụ hết chất dinh dưỡng.
    Những loại giun phổ biến nhất bao gồm:
    - Giun đũa
    - Giun tóc
    - Giun móc
    - Giun lươn
    - Sán dây

    Triệu chứng:
    Tùy theo loại giun sẽ có các triệu chứng khác nhau như: giảm cân, lười bay, tiêu chảy…

    Phòng chống:
    - Giữ vệ sinh khu vực chuồng nuôi.
    - Hạn chế bồ câu tiếp xúc với phân.
    - Không để thức ăn tiếp xúc phân.
    - Từ 3 – 6 tháng xổ giun cho bồ câu 1 lần.

    Điều trị:
    - Combi-Worm (Tất cả các lọai giun) (Global)
    - Belga-Wormac (Giun tóc & giun đũa)
    - Wormmix (Giun tóc & giun đũa) (DAC)
    - Worm-Ex (Giun tóc & giun đũa) (Pantex)

    Trong điều kiện không kịp mua các loại thuốc thú y có thể mua thuốc Tây (sử dụng cho người tại các nhà thuốc):
    Albendazol 400mg, Fubenzon 500mg, Mebendazol 500mg.
    Liều dùng: Mỗi lần nửa viên, sau 1 tuần thì tẩy lại lần nữa. Cho bồ câu uống trước khi ăn.

     


Nếu chưa có nick trên chimcanhviet.vn thì dùng nick facebook bình luận nhé