Phần II MỒI TƯƠI VÀ BẢO QUẢN MỒI TƯƠI

Thảo luận trong 'Sức khỏe và dinh dưỡng cho họa mi' bắt đầu bởi ngoctuan, 16/4/18.

  1. ngoctuan

    ngoctuan Đại Bàng Bố Ban quản trị

    Tham gia ngày:
    11/9/10
    Bài viết:
    9,242
    Được thích:
    1,956
    Điểm thành tích:
    65
    Giới tính:
    Nam
    Nghề nghiệp:
    IT manager
    Nơi ở:
    Ho Chi Minh
    Hiện nay thú chơi chim cảnh, chim chiến ngày càng phát triển nên nhu cầu về thức ăn cho chim cũng rất lớn. Trong phần I của bài này đã nói về cám, phần II chúng ta xét đến một số loại mồi tươi chính dành cho họa mi như dế, châu chấu, sâu…
    - Dế
    Xử lý Bảo quản
    Hiện nay trên thị trường thường bán loại dế mèn nhỏ cho chim ăn, đôi khi có cả dế trũi nhưng hiếm. Chúng ta không thể ngày nào cũng đi mua dế cho chim ăn nên cần phải mua một lần nhưng cho ăn được nhiều ngày, vì vậy phải nuôi cho dế sống hoặc làm đông lạnh cho chim ăn dần. Việc nuôi dế sống khá phức tạp và khó khăn do dế chết nhiều gây lãng phí rất lớn. Nguyên nhân dế chết do cắn nhau, do bị ép uống nhiều nước đường nên chướng bụng mà chêt và còn nhiều nguyên nhân khác nữa. Vì thế phải có cách bảo quản lâu dài hữu hiệu để có dế cho chim ăn thường xuyên.
    Bản thân tôi khi mua dế về bao giờ cũng chọn ra một ít những con khỏe nhất cho ăn tươi trong ngày đầu, số còn lại rửa sạch, cho hết chất bẩn hoặc nước đường có thể có. Khi rửa thấy dế nổi nhiều là tốt, nếu dế chết và chìm nhiều là bị uống nước đường nhiều quá (Mời xem trong ảnh 1). Sau đó để ráo nước, bắc chảo rang thật khô, để nguội đóng vào bình nhựa hoặc thủy tinh rồi cất trong ngăn đá tủ lạnh sẽ được nhiều tháng không hỏng (Xem trong ảnh 2,3&4), mỗi ngày lấy ra một lượng dế đủ dùng trong hai bữa là OK. Dế bảo quản cách này có ưu điểm là luôn khô sạch, rời như viên thuốc, không bị lãng phí, chim không bị nhiễm tạp khuẩn. Nhược điểm là chim ăn mồi chín chứ không phải mồi tươi. Tất nhiên làm chín thì một lượng nhỏ chất dinh dưỡng sẽ bị phân hủy, tuy nhiên vẫn đỡ lãng phi hơn rất nhiều so với để dế chết và tránh cho chim không nhiễm phải những ký sinh trùng có thể có trong dế (xem ảnh 5 & 6).
    Về khẩu phần, nếu đã làm đc loại cám tốt theo công thức ở phần I thì mỗi ngày một cá thể chim chỉ nên ăn từ 6 đến 8 con dế là cùng, tức là tương đương 2 đến 3 gam. Không nên cho ăn nhiều quá, chim thừa đạm sẽ sinh ỉa chảy phân trắng nhớt.

    - Châu chấu
    Xử lý bảo quản
    Châu chấu rất cần đc xử lý bảo quản. Cách làm giống như với dế vì châu chấu là loài côn trùng hoang dã, chứa nhiều ký sinh trùng, giun sán. Có những con châu chấu khi ta rút đầu nó ra, thấy có nhiều sán trắng nhỏ như đầu kim ngo ngoe, nếu không làm chín, trứng của loài sán này theo đường máu lên não, mắt, cổ, cằm… gây kén hàm, kén mắt, đục nhân mắt, phá hủy não gây thần kinh cho con chim. Vì thế việc làm chín châu chấu là vô cùng cần thiết.
    Khẩu phần cũng tương đương như dế, có thể tăng chút ít là.
    Xin chú ý: Có trang Web nói “chim ăn châu chấu sống không thể bị mắc bệnh ký sinh trùng”. Tôi không biết tác giả của những bài báo đó nghiên cứu thế nào nhưng trên thực tế đã có rất nhiều bạn đã gửi ý kiến đến chỗ tôi, nói vì cho chim ăn châu chấu sống mà hỏng mắt chim. Ngay hôm 11-12-2017 đây thôi, bạn Nguyễn Dũng có hỏi tôi về việc con chim của bạn đó bị đục mắt. Tôi có hỏi lại cho ăn mồi tươi bằng gì? Bạn Dũng trả lời là cho ăn châu chấu. Các bạn hãy xem đoạn trao đổi giữa tôi và Nguyễn Dũng trong ảnh 7 và bạn Ngô Nhất Hưng ở ảnh 8 nhé.
    Có bạn nói trong đời sống hoang dã, chim ăn châu chấu sống có thấy nó làm sao đâu? Thực ra chim hoang dã cũng mắc bệnh nhiều chứ nhưng khi nó mắc bệnh trở nên chậm chạp bị con chi dữ hoặc thú dữ bắt, chúng ta đâu có theo nó được mà biết không sao? Tham khảo ảnh 11
    Chúng ta cũng nên biết do được chăm sóc tốt nên tuổi thọ con thú hoặc con chim nuôi trong nhà thường dài gấp rưỡi hoặc gấp hai những con chim hoặc thú sống hoang. Kinh nghiệm riêng bản thân tôi luôn chăm sóc giữ vệ sinh tốt nên hầu như chim không mắc bệnh bao giờ.

    - Sâu
    Xử lý bảo quản
    Về sâu có ba loại.
    * Sâu quy nhỏ, kích thước dài chừng 1 đến 1,5 cm, còn gọi là sâu gạo, đặc điểm bò rất nhanh. Loại này nhiều vỏ Kitin, ít protein, họa mi không nên ăn.
    * Sâu quy nhỡ, to bằng cọng rơm, dài chừng 2,0 đến 2,3cm. Loại này rất bổ và rất tốt cho họa mi, chích chòe…Nhiều bạn sợ chim ăn sâu này bị bó lông, hỏng mắt… Đó là một quan niệm hết sức sai lầm. Tôi cho ăn quanh năm trong khoảng trên 20 năm nay nhưng chưa thấy con chim nào bị bó lông hoặc hỏng mắt bao giờ. Nguyên nhân chim bó lông và hỏng mắt là do chim thiếu nguyên tố vi lượng, sẽ nói rất kỹ ở bài 3, mời các bạn đón đọc.
    * Sâu rồng nhỏ. Loại này dài 2,5cm đến 2,7 cm họa mi ăn cũng tốt lắm nhưng chất dinh dưỡng không đậm như sâu nhỡ (Ảnh 9).
    Khẩu phần, mỗi cá thể chim ngày ăn 3 đến 4 gam sâu là đủ.
    Chú ý: Sâu có rất nhiều thiên địch, trong nhà thường là chuột và thạch sùng, hai giống này vớ được sâu thì chén không biết chán vì thế ta nên dùng một hộp sắt đục nắp chăng lưới kim loại như trong ảnh 10 để bảo quản. Sâu ko chịu được nhiệt độ nóng bức nên cần để nơi thoáng mát, cho ăn bột ngô, cám chim là được.
    Ngoài ba loại mồi chính trên kia, nhiều bạn cho ăn thịt tươi, thạnh sùng, liêu điêu, tắc kè, gián đất, giun đất...cũng tốt không sao cả.
    Các bạn ở phía nam có một đặc chiêu là cho ăn con liêu điêu, các bạn chơi chim chiến ngoài bắc thường cho ăn thịt tắc kè để chim được hăng. Làm vậy thì tốt nhưng cầu kỳ quá.
    Mình nhớ năm 1967 nuôi con họa mi non đầu tiên, do một anh bạn người Tày cùng đơn vị mang từ Lạng Sơn xuống cho, lúc ấy là bộ đội lại chiến tranh thiếu thốn, lấy đâu ra những thứ kể trên cho chim ăn, hơn nữa kiến thức về chim đã biết gì đâu. Mình đút cho nó ăn cơm, bánh bột mì luộc và hạt bo bo (hạt mì), thi thoảng vài con châu chấu. Vậy mà chú chim vẫn sống bình thường. Khoảng bảy tám tháng sau tự đứng mổ bột mì luộc chén rồi hót lứu lo đều. Đến mãi khi vào chiến trường năm 1972, tình hình ác liệt quá, mình mới phóng thích nó ở bến phà Long Đại. Con chim bay theo mãi trên đường hành quân. Về sau do bom đạn quá nhiều, nó không theo được nữa.
    Chim họa mi là giống nhát nhưng khi đã thuần hóa tốt nhiều năm, nó sẽ rất tình cảm và không muốn xa rời người chủ.
    Chúc ACE có được chú họa mi như ý!
    24993557_2003246829891811_4934601884704874218_n.jpg 25152047_2003246229891871_1545693599002328666_n.jpg 25152264_2003246456558515_4891719286416374210_n.jpg 25152420_2003246186558542_5968898927768089454_n.jpg 25157986_2003246923225135_8540623461415006308_n.jpg 25158297_2003246593225168_2284729814052009091_n.jpg 25289238_2003246749891819_6955677209759606485_n.jpg 25289562_2003246059891888_3139750552478552323_n.jpg 25299392_2003246509891843_1220287604466654749_n.jpg 25353823_2003245973225230_8489391708236604469_n.jpg 25395822_2003246143225213_137876230740018292_n.jpg
    Chào thân ái!
    Tác giả: Lâm Kiệt Atpic
     


Nếu chưa có nick trên chimcanhviet.vn thì dùng nick facebook bình luận nhé