Giúp em với

Thảo luận trong 'Chim Bồ Câu Cảnh' bắt đầu bởi dreaming27, 31/8/16.

  1. dreaming27

    dreaming27 Thành viên Mới

    Tham gia ngày:
    31/8/16
    Bài viết:
    1
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Giới tính:
    Nam
    Tình hình là HCM đang mùa mưa, bồ câu nhà em thì là bồ câu non chưa học bay được, chân cứ nổi sần như hình ạ, ai giúp em cách trị sao cho hết với :( Em cám ơn mọi người trước ạ 20160831_162505.jpg 20160831_162505.jpg 20160831_162513.jpg
     

  2. ngoctuan

    ngoctuan Đại Bàng Bố Ban quản trị

    Tham gia ngày:
    11/9/10
    Bài viết:
    9,242
    Được thích:
    1,956
    Điểm thành tích:
    65
    Giới tính:
    Nam
    Nghề nghiệp:
    IT manager
    Nơi ở:
    Ho Chi Minh
    Bệnh đậu được phát hiện ở hầu hết các loài gia cầm và chim trời, phân bố rộng khắp ở các châu lục. Bồ câu là một trong các loài chim thường thấy mắc bệnh đậu gây ra do virut đậu.

    1. Nguyên nhân

    Tác nhân gây bệnh? là một virut thuộc nhóm đậu gà Avian poxvirus, họ Poxviridac. Hiện nay, người ta phân lập được nhiều chủng virut đậu gây bệnh cho các loài gia cầm và 60 loài chim trời thuộc 20 họ khác nhau, trong đó có chủng gây bệnh cho bồ câu. (Deoki và Tripathy, 1991).

    Virut đậu rất mẫn cảm với eter và chloroform. Các hoá chất sau đây có thể diệt được virut: phenol-1% formalin 1/1000 sau 9 ngày; dung dịch NaOH -1% chi trong nửa giờ. ở nhiệt độ 600C, virut bị chết sau 8 phút. Trong nhiệt độ lạnh âm virut có thể tồn tại hàng năm.

    2. Bệnh lý và lâm sàng

    Virut xâm nhập vào cơ thể bồ câu chủ yếu qua tiếp xúc ngoài da. Virut cũng xâm nhập niêm mạc đường hô hấp như niêm mạc mũi, niêm mạc phế quản khi bồ câu hít thở không khí có nhiễm mầm bệnh. Virut phát triển ở các tế bào biểu bì da, xung quanh các bao lông và niêm mạc miệng, vòm khẩu cái, tạo ra các nốt sùi đặc trưng cho bệnh đậu. Các nốt đậu đầu tiên đỏ, sau mọng mủ trắng, vỡ ra, chảy dịch vàng, để lại nốt loét trên niêm mạc hoặc trên mặt da, đóng vảy màu nâu. Các mụn đậu cũng lan đến niêm mạc mắt, sưng to, vỡ ra làm nổ mắt vật bệnh.

    Biến chứng nguy hiểm cho chim bệnh là các mụn đậu phát triển ở phế quản phổi, gây viêm phổi cấp do bội nhiễm các vi khuẩn đường hô hấp. Một số trường hợp, virut đậu còn xâm nhập đường tiêu hoá, gây các tổn thương niêm mạc dạ dày và ruột. Chim bệnh có biến chứng hô hấp hoặc tiêu hoá sẽ phát bệnh nặng, chết trong khoảng thời gian 3-5 ngày và tỷ lệ chết 100%.

    Bình thường chim bị bệnh đậu, các biểu hiện lâm sàng cũng như các mụn đậu sẽ giảm dần và hồi phục sức khoẻ sau 7-10 ngày, tỷ lệ chết 15-20%.

    3. Dịch tễ học

    Chim ở các lứa tuổi đều có thể mắc bệnh đậu. Nhưng thường thấy chim non 1-6 tháng bị nhiễm bệnh nhiều hơn.

    Mỗi loài chim hoặc họ chim đều có các chủng virut gây bệnh riêng biệt. Nhưng các chủng virut này cũng có thể nhiễm chéo giữa các giống loài động vật. Chẳng hạn virut đậu gà (Avian poxvirus) có thể gây nhiễm cho bồ câu và ngược lại.

    Bệnh đậu cũng là một trong các bệnh virut phổ biến gây nhiều thiệt hại cho bồ câu non. Bệnh đậu phát triển quanh năm. Nhưng thường xuất hiện nhiều vào mùa xuân có khí hậu ấm, ẩm ướt và mùa thu chuyền sang mùa đông.

    4. Chẩn đoán

    - Chẩn đoán lâm sàng: có thể quan sát các mụn đậu ở mặt da và các niêm mạc đường hô hấp trên để xác định bệnh đậu.

    - Chẩn đoán virut: phân lập virut hoặc làm phản ứng huyết thanh để chẩn đoán bệnh đậu.

    5. Điều trị bệnh

    Hiện không có thuốc điều trị đặc hiệu cho virut đậu. Nhưng có thể sử dụng một số hoá dược bôi lên các mụn đậu để chống nhiễm khuẩn và sử dụng kháng sinh để điều trị chim bệnh có hội chứng hô hấp cũng do nhiễm khuẩn.

    - Thuốc bôi lên các mụn đậu: Bleu-methylen 5/1000; Lugol 5/1000

    Hàng ngày bôi lên các mụn đậu ngoài da của chim bệnh.

    Điều trị nhiễm khuẩn thứ phát:

    Sử dụng một trong hai kháng sinh sau đây tiêm hoặc pha nước cho uống:

    Tiamulin: Liều 10mg/kg thể trọng, tiêm bắp thịt liên tục 3-4 ngày hoặc liều 1g/lít nước cho uống liên tục 3-4 ngày.

    Oxytetracyclin: Liều 20mg/kg thể trọng, tiêm bắp liên tục 3-4 ngày.

    Cần cho chim uống thêm vitamin B1, C, A, D.

    Nuôi dưỡng và chăm sóc tốt chim bệnh.

    6. Phòng bệnh

    - Phòng bệnh bằng vacxin, chủng vacxin đậu nhược độc vào dưới da cho chim hoặc nhỏ vào lông cánh và bôi dung dịch vacxin vào đó. Vacxin thường dùng là vacxin virut đậu nhược độc.

    - Thực hiện vệ sinh chuồng trại và môi trường; giữ chuồng luôn khô sạch, thoáng mát mùa hè, ấm áp mùa đông
     
  3. ngoctuan

    ngoctuan Đại Bàng Bố Ban quản trị

    Tham gia ngày:
    11/9/10
    Bài viết:
    9,242
    Được thích:
    1,956
    Điểm thành tích:
    65
    Giới tính:
    Nam
    Nghề nghiệp:
    IT manager
    Nơi ở:
    Ho Chi Minh
    Bệnh Đậu ( nổi trái) Chim Bồ Câu.

    (Pigeon pox )


    Bệnh Đậu Chim Bồ Câu do một chủng pigeon pox virus thuộc họ avipoxvirus gây bệnh nghiêm trọng cho khoảng 60 loài chim và gia cầm có ở khắp nơi trên thế giới. Đặc biệt các loại chim cảnh: chim hót, bồ câu, hải âu, vẹt...rất dễ mắc bệnh.

    Các mụn đậu nổi lên nhiều phần không có lông hoặc chưa mọc lông : mỏ, mép, quanh mắt, đùi, chân..thậm chí mụn đậu mọc trong thanh quản, khí quản. Có hai dạng mụn: khô và loét sùi, ướt do các nhiễm trùng kế phát.

    Bệnh gây khó chịu cho chim, với chim non tử vong cao do khó ăn, khó nuốt hoặc nhiễm trùng máu do vi khuẩn kế phát. Chim lớn khỏi bệnh giảm khả năng bay và đua.

    Phương thức lây lan:

    Trực tiếp do tiếp xúc với bồ câu bệnh. Do muỗi truyền virus đậu từ chim này sang con khác. Các nhà khoa học xác nhận có trên 10 giống muỗi có khả năng mang truyền virus đậu cho chim bồ câu và các loại chim khác. Ngoài ra dụng cụ nuôi, lông chim, bụi bẩn, mò rận... cũng là các nhân tố trung gian lây bệnh.

    Triệu chứng:

    Giảm sút sức khỏe, gày yếu, ngưng đẻ trứng hoặc đẻ trứng non vỏ mềm. Khó nuốt, bỏ ăn, kém linh hoạt đặc biệt khả năng nhìn quan sát của đôi mắt. Viêm da và nổi nhiều mụn đậu ở quanh mắt, mép mỏ, vòm họng và cá nơi không có lông hoặc chưa mọc lông khác.

    Mụn đậu có 2 dạng khô và ướt. Dạng ướt: dịch nhớt vỡ ra có dịch hồng do nhiễm trùng kế phát. Dịch nhớt chứa rất nhiều virus làm lây lan nhanh trong đàn bồ câu, đặc biệt bồ câu non. Mụn kho : nhám, sùi ráp, sau khỏi 2- 4 tuần, để lại sẹo.

    Mụn đậu trong than quản, khí quản, phổi gây khó thở, khó nuốt, dịch nhớt trắng vàng trong miệng. Dễ gây tử vong ch bồ câu.

    Điều trị :

    Không có thuốc đặc trị virus đậu. Chủ yếu điều trị triệu chứng, chống nhiễm trùng kế phát. Các vết nốt đậu trong miệng, họng rửa bằng dung dịch Iodine Lugol. Lau rửa mắt bằng dung dịch 1-2% saline.

    Sát trùng , bôi mỡ kháng sinh cho các nốt đậu bị lóet, nhiễm trùng kế phát.

    Phòng bệnh:

    Kiểm soát việc tiếp xúc với bồ câu hoặc gia cầm khác : gà vịt có khả năng nhiễm bệnh.
    Giữ vệ sinh ổ chim, chuồng và dụng cụ chăn nuôi. Bảo đảm khô, sạch, hạn chế muỗi đốt bồ câu.
    Trên thế giới đã có vaccine đa giá phòng bệnh đậu Bồ câu: RECOMBINANT PIGEON POX VIRUS VACCINE.
     
  4. ngoctuan

    ngoctuan Đại Bàng Bố Ban quản trị

    Tham gia ngày:
    11/9/10
    Bài viết:
    9,242
    Được thích:
    1,956
    Điểm thành tích:
    65
    Giới tính:
    Nam
    Nghề nghiệp:
    IT manager
    Nơi ở:
    Ho Chi Minh
    Bệnh đậu bồ câu có giống bệnh đậu gà?

    Bệnh đậu gà hay còn gọi là bệnh trái gà, thường phát vào mùa khô, từ tháng 11 – 5 âm lịch. Bệnh phát nhanh, lây lan rộng, làm gà ăn uống kém hoặc không ăn, kiệt sức dần và là nguyên nhân kế phát các bệnh khác như E.coli, bạch lỵ… làm gà bị chết. Để giúp bà con chăn nuôi phòng chống tốt bệnh đậu gà, xin nêu lên một số vấn đề sau:

    1. Tác nhân gây bệnh: Do virus đậu Pox virus gây ra.

    2. Đường truyền lây: Sự lây truyền do vật mang mầm bệnh truyền cho gà khỏe, lây trực tiếp qua vết thương hoặc gián tiếp qua ruồi, muỗi.

    3. Triệu chứng lâm sàng: Mụn đậu thường xuất hiện bên trong hoặc bên ngoài khóe miệng, trên mào, mũi, mí mắt, da cánh, da mặt, lưỡi, yết hầu nổi lên những hạt như hạt đậu làm gà mù mắt không ăn, uống được, kiệt sức dần rồi chết.

    Virus thường tấn công vào các niêm mạc, lúc đầu là những nốt sần nhỏ, có màu nâu xám hay xám đỏ, sau đó to dần như hạt đậu, da sần sùi. Nốt đậu từ từ chuyển sang màu vàng, mềm, vỡ ra có chất mủ giống như kem. Mụn đậu khô đóng vảy màu nâu sẫm, dần dần tróc đi để lại vết sẹo.

    Gà có thể bị sốt cao, bỏ ăn, tiêu chảy, thể trọng giảm nghiêm trọng. Ở gà con mắc bệnh nặng hơn gà lớn.

    4. Phòng trị: Bệnh do virus gây ra nên rất khó điều trị, việc chủ động phòng ngừa là biện pháp tốt nhất. Nên vệ sinh sạch sẽ nơi gà ngủ, cho uống nước sạch, bổ sung rau xanh, khoáng, vitamin vào thức ăn hoặc nước uống.

    - Để phòng bệnh đậu gà: Chủng vắc xin đậu cho gà vào lúc 7 – 10 ngày tuổi: Một lọ thuốc ngừa 100 liều pha với 1cc nước cất, dùng kim chủng đậu hoặc kim may máy chấm thuốc rồi đâm nhẹ vào dưới cánh gà cho thủng da (2 – 3 mũi, tránh mạch máu). Sau 3 – 5 ngày kiểm tra nếu thấy nơi chủng xuất hiện những nốt trắng đục (cương mủ) là gà đã có miễn dịch với bệnh, nếu không có phải chủng lại ở cánh bên kia. Riêng đối với gà đẻ nên chủng lại vào lúc 4 – 5 tháng tuổi.

    - Trị bệnh: Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chỉ điều trị triệu chứng hoặc sử dụng kháng sinh để ngừa bội nhiễm.

    Đối với mụn đậu ngoài da, có thể bóc vảy, làm sạch các mụn đậu rồi bôi các chất sát trùng nhẹ như: Glycerin 10%, CuSO4 5% hoặc thuốc mỡ kháng sinh (Tetracyclin) lên mụn đậu. Nếu gà bị đau mắt có thể dùng thuốc nhỏ vào mắt.

    Trung tâm khuyến nông An Giang
    (2007-12-08)
     

Nếu chưa có nick trên chimcanhviet.vn thì dùng nick facebook bình luận nhé