Ăn châu chấu không thể bị nhiễm giun sán !

Thảo luận trong 'Kinh Nghiệm Tổng Hợp' bắt đầu bởi ngoctuan, 25/11/15.

  1. ngoctuan

    ngoctuan Đại Bàng Bố Ban quản trị

    Tham gia ngày:
    11/9/10
    Bài viết:
    9,242
    Được thích:
    1,956
    Điểm thành tích:
    65
    Giới tính:
    Nam
    Nghề nghiệp:
    IT manager
    Nơi ở:
    Ho Chi Minh
    Liên quan đến việc cảnh báo không nên ăn món khoái khẩu châu chấu vì “nguy cơ” nhiễm bệnh trong bài “Châu chấu có sán” trên Lao Động Cuối tuần vừa qua, PGS.TS Nguyễn Ngọc Châu (Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật) đã có những phân tích khoa học phản bác lại vấn đề này.

    maxresdefault.jpg
    Giun ký sinh ở châu chấu vô hại với người và động vật
    Để giúp bạn đọc nắm được thực chất của vấn đề “giun sán” ở côn trùng nói chung và châu chấu nói riêng, tôi xin được trình bày lại vấn đề này như sau:
    Trước hết đối tượng ký sinh trong châu chấu mà bài báo đề cập thực ra không phải là con “sán” mà là một loại giun tròn (round worm) ký sinh thuộc một họ giun tròn chuyên ký sinh ở côn trùng có tên khoa hoc là Mermithidae.

    Người ta gọi chúng là giun tròn do cơ thể của chúng tròn và dài dạng sợi chỉ, còn tên gọi sán để chỉ nhóm sán hay giun dẹt (flat worm) gồm sán lá (Trematoda) do chúng có cơ thể dẹt, hình lá hoặc sán dây (Cestoda) do cơ thể dạng dải dài, bẹt có nhiều đốt.

    Mặc dù 3 nhóm này đều có tên gọi chung là giun sán ký sinh nhưng về bản chất, chúng có nguồn gốc tiến hoá, cấu tạo hình thái, giải phẫu và đặc trưng sinh học, sinh thái rất khác nhau, trong đó nhóm giun dẹt chỉ ký sinh ở động vật có xương sống.

    Riêng giun tròn hay còn gọi là tuyến trùng là nhóm động vật rất phong phú và đa dạng. Chúng ký sinh rất phổ biến ở côn trùng. Thực tế trong tự nhiên hầu hết các loài côn trùng, sâu bọ đều có thể gặp một hoặc thậm chí một vài loài giun tròn ký sinh trong cơ thể của chúng. Ngay cả ở một số ấu trùng côn trùng có kích thước khá nhỏ, có vòng đời ngắn như ấu trùng muỗi, rầy nâu hại lúa cũng có các loài tuyến trùng ký sinh.

    Đến nay người ta đã phát hiện hàng ngàn loài tuyến trùng ký sinh ở côn trùng, trong đó có cả nhóm tuyến trùng vừa có khả năng ký sinh vừa gây bệnh nên chúng có thể giết chết côn trùng nhanh được gọi là tuyến trùng ký sinh gây bệnh côn trùng (Entomopathogenic nematodes). Đây là nhóm tuyến trùng được nghiên cứu để làm thuốc sinh học diệt sâu hại trên thế giới và ở nước ta.

    Nhìn chung, tất cả các loài tuyến trùng ký sinh ở côn trùng đều được coi là nhóm tuyến trùng có ích, vì thực chất chúng là thiên địch tự nhiên của sâu hại do chúng có vai trò làm giảm mật độ và điều chỉnh mật độ quần thể các loại sâu hại, không để sâu hại phát sinh thành dịch hại.

    Giả sử không có mặt tuyến trùng ký sinh và một số thiên địch khác như nấm, vi khuẩn, virus thì có lẽ các loài côn trùng sẽ phát triển ồ ạt và ăn hết mọi thực vật trong đó có lương thực nuôi sống người và động vật. Một điều đặc biệt nưã là các loài tuyến trùng chuyên hoá ký sinh ở côn trùng không có khả năng ký sinh ở người và động vật máu nóng, nghĩa là chúng vô hại đối với người và động vật.

    Loài tuyến trùng thường gặp ký sinh ở châu chấu có tên khoa học là Aphimermis sp. Đây là nhóm tuyến trùng có kích thước khá lớn và chuyên ký sinh ở các loài châu chấu (grasshopper), như Melanoplus femur và Conocephalus brevipenis. Vào các tháng mùa mưa (tháng 7-9) đều dễ dàng gặp loại tuyến trùng này ở châu chấu.

    Về mặt sinh học, vào cuối mùa mưa khi thành thục trong cơ thể châu chấu tuyến trùng chui ra khỏi cơ thể châu chấu chui xuống đất. Ở trong đất chúng đẻ trứng và trứng phát triển thành ấu trùng tuổi 1 ngay trong trứng. Đến mùa mưa năm sau, trứng này mới nở ra con non tuổi 2, cũng là giai đoạn xâm nhiễm.

    Các tuyến trùng non chui lên từ đất và bám theo cây lúa lên trên lá và ngọn. Đây cũng là thời điểm vật chủ của chúng là châu chấu xuất hiện nhiều trên ruộng lúa. Trên cây lúa tuyến trùng bám vào châu chấu và xâm nhập vào xoang cơ thể châu chấu bằng cách đục thủng chỗ khớp nối giữa các đốt cơ thể châu chấu là nơi thành cơ thể mỏng để chui vào.

    Trong cơ thể châu chấu chúng sử dụng mô châu chấu để dinh dưỡng và phát triển thành con đực và cái trưởng thành (con trưởng thành có thể dài tới 15 đến 20 cm, tuỳ loại). Sau thời gian phát triển tuyến trùng thành thục (thời gian này có thể là từ 1-1,5 tháng đối với con đực và 2-3 tháng đối với con cái), thì tuyến trùng chui ra khỏi cơ thể châu chấu ở phần đầu và rơi xuống đất tiếp tục vòng đời của chúng.

    Như vậy, hoàn toàn không có chuyện “sán ngửi thấy hơi người, tìm đường bò từ bụng lên mồm châu chấu để thoát ra ngoài “ăn" người”! Có thể điều kiện nóng ẩm cũng có tác dụng kích thích tuyến trùng nhanh chóng chui ra khỏi cơ thể châu chấu vì lúc này trong cơ thể châu chấu cũng gần cạn kiệt nguồn thức ăn cho chúng và chúng cũng không cần dinh dưỡng nữa mà cần thoát ra đất nhanh để đẻ trúng.

    Như trên đã trình bày, vì tuyến trùng chỉ ký sinh ở châu chấu và cũng chỉ ở pha xâm nhiễm chúng mới có khả năng xâm nhập vào cơ thể châu chấu. Vì vậy, chắc chắn châu chấu nhiễm tuyến trùng cũng không thể “là thủ phạm reo rắc bệnh sán cho gà, vịt, ngan, ngỗng, chim”

    Cần biết rằng, tất cả các loài giun tròn ký sinh chuyên hoá ở người và động vật đều không ký sinh ở côn trùng và ngược lại. Hầu hết giun tròn ký sinh ở người và động vật đều có vòng đời phát triển trực tiếp qua môi trường đất.

    Cho đến nay, người ta mới chỉ biết có 2 loại giun tròn gây bệnh cho người và động vật là giun chỉ (Dirofilaria immitis, D. repens) và giun mắt (Thelazia callipaeda) là do côn trùng đóng vai trò vật mang truyền (vector) đó là muỗi (Aedes, Culex, Anopheles) truyền bệnh giun chỉ khi chúng hút máu từ người và động vật có nhiễm ấu trùng giun chỉ truyền cho người hoặc động vật khác.

    Côn trùng vector truyền bệnh giun mắt là ruồi khi chúng hút dịch ở mí mắt có chừa trứng giun truyền rồi truyền cho người hoặc động vật khác. Như vậy, cả 2 loại giun này đều không phải là ký inh ở côn trùng mà thực chất ruồi và muỗi chỉ là vật mang truyền thuần tuý.

    Quay lai câu chuyện châu chấu có tuyến trùng, hay cũng như bất kỳ côn trùng nào khác cũng có thể nhiễm tuyến trùng đều là đối tượng vô hại đối với người và động vật.

    Nếu ai không sợ vẫn có thể tiếp tục món khoái khẩu mà không ngại nhiễm bệnh. Không riêng ở Việt Nam, các món ăn được chế biến từ côn trùng đang trở thành món “đặc sản” không chỉ nơi dân dã mà cả ở một số khách sạn hay chốn ăn chơi cao cấp trên thế giới.

    PGS.TS Nguyễn Ngọc Châu
    Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật
     

    Quan tâm nhiều
    Bài viết mới
    Chỉnh sửa cuối: 25/11/15
    hunken085 thích bài này.
  2. hunken085

    hunken085 Thành Viên Tích Cực

    Tham gia ngày:
    6/12/14
    Bài viết:
    249
    Được thích:
    109
    Điểm thành tích:
    43
    Nơi ở:
    Nam Từ Liêm - Hà Nội
    Gãi đúng cho nhiều ae đấy bác tuân
    Xin chân thành cảm ơn bác
     
  3. ngoctuan

    ngoctuan Đại Bàng Bố Ban quản trị

    Tham gia ngày:
    11/9/10
    Bài viết:
    9,242
    Được thích:
    1,956
    Điểm thành tích:
    65
    Giới tính:
    Nam
    Nghề nghiệp:
    IT manager
    Nơi ở:
    Ho Chi Minh
    Không liên quan bạn nhé


    Sent from my iPhone using Tapatalk
     
  4. minhkhoi2004

    minhkhoi2004 Facebook: Cu Gáy Thái Bình

    Tham gia ngày:
    11/6/12
    Bài viết:
    3,393
    Được thích:
    1,058
    Điểm thành tích:
    113
    Giới tính:
    Nam
    Nghề nghiệp:
    Nuôi chim
    Nơi ở:
    Thái Thụy - Thái Bình
    Cào cào, châu chấu, . . .muốn ăn mà không phải suy nghĩ thì cứ làm thật chín là được mà. Quê mình có món tiết canh, nem thịt sống, gỏi cá, . . ., hỏi bác nào đã ăn có lăn tăn gì về giun, sán không ?
     
    Last edited by a moderator: 26/11/15
    ngoctuan thích bài này.
  5. phương nam

    phương nam Thành viên Mới

    Tham gia ngày:
    14/12/15
    Bài viết:
    21
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    3
    Giới tính:
    Nam
    Hay, hôm cho chim ăn thấy 1 búi sợ quá cạch luôn ko dám cho ăn nữa. Giờ yên tâm rồi
     

Nếu chưa có nick trên chimcanhviet.vn thì dùng nick facebook bình luận nhé