Kỹ thuật chăm sóc cá biển

Thảo luận trong 'Cá Nước Mặn' bắt đầu bởi ngoctuan, 26/5/12.

  1. ngoctuan

    ngoctuan Đại Bàng Bố Ban quản trị

    Tham gia ngày:
    11/9/10
    Bài viết:
    9,242
    Được thích:
    1,956
    Điểm thành tích:
    65
    Giới tính:
    Nam
    Nghề nghiệp:
    IT manager
    Nơi ở:
    Ho Chi Minh
    Nhìn một bể cá nước mặn đẹp với những chú hề ngộ nghĩnh, bất cứ ai cũng phải mủi lòng. Có thể nói chơi cá nước mặn là một thú chơi rất rất kén người chơi. Nhìn thì ai cũng thích chơi nhưng do nhiều yếu tố khách quan mà không phải ai cũng chơi được. Vấn đề không phải là tiền bạc mà là kỹ thuật nuôi cá. Cách thức nuôi cá nước mặn để làm sao hiệu quả, bể đẹp, cá khoẻ thì không phải ai cũng nắm vững. Dưới đây là một số thông tin mà haituonglong sưu tầm được, mời pà kon và các bạn tham khảo.
    I.Nước nuôi cá biển:
    Nhiều người rất thích nuôi cá nước mặn, nhưng vấn đề về nước lại gây trở ngại đối với những người nuôi cá. Đây cũng là lý do khiến họ từ bỏ ý định tốt đẹp này.
    Như các bạn đã biết cá biển phải sống bằng nước biển, tuy nhiên, vẫn có thể thay thế nước biển tự nhiên bằng nước biển nhân tạo. Ở đây sẽ đề cập 2 vấn đề này
    1.Nước biển tự nhiên
    Nước biển và nước mặn hoàn toàn khác nhau. Cá biển không thể sống trong nước ngọt và ngược lại, cá nước ngọt không thể sống trong nước mặn. Vì thế nuôi cá nước mặn trước tiên phải hiểu rõ đặc tính của nước biển.
    *Nhiệt độ nước.
    Cá nước mặn yêu cầu nhiệt độ cao hơn cá nước ngọt. Nhiệt độ thường trong khoảng 27-28 độ C. Cá nước mặn cũng rất nhạy cảm với việc thay đổi nhiệt độ nước. Vì thế người nuôi cần giữ nhiệt độ ổn định và không được quá chênh lệch trên 2 độ C. Vì thế, ổn định nhiệt độ nước là tiền đề để nuôi thành công cá nước mặn.
    *Độ PH:
    Tính kiềm của nước biển tương đối cao, độ Ph thường nằm trong khoảng 8-8,5. Cá nước mặn lại rất thích hợp với điều kiện này. Khi nước trong bể có độ PH giảm xuống dưới 8, là lúc năng lực của nước biển đang giảm, các bạn cần nhanh chóng bổ sung CO2 trong nước.
    *Độ cứng:
    Độ cứng của nước biển thường trong khoảng 7 – 9 độ dH. Các bạn phải thường xuyên ổn định độ cứng này. Nếu trường hợp độ dH giảm, cần bổ sung thêm CO2 và nguyên tử canxi.
    Đây là mô hình tạo nguyên tử canxi, bác nào khéo tay có thể tự làm.
    [​IMG]Để xem hình ảnh nguyên gốc hãy nhấn vào đây. [​IMG]
    2.Nước biển nhân tạo
    Nước biển thiên nhiên có thành phần hoá học tương đối phức tạp, chủ yếu là Natri Cloride, Kali Cloride, Magie Sunphat, Sắt… Nếu ta trộn những thành phần đó vào sẽ tạo thành một loại nước biển để sử dụng nuôi cá cảnh. Lúc sử dụng nuôi cá, ta hoà một lượng muối biển nhân tạo vào nước ngọt theo tỷ lệ thích hợp sẽ được một lượng nước biển có thành phần hoá học gần giống tự nhiên.
    Hiện nay, muối nước biển nhân tạo được sản xuất tại Trung Quốc, bán nhiều tại Hàng Đậu và phố Nguyễn Thông, Q.3, thành phố Hồ Chí Minh. Trong thành phần nước biển nhân tạo có NaCl, MgSO4, KCl trộn theo tỷ lệ 3:2:1.
    Cá cảnh nước mặn nuôi trong nước nhân tạo được pha chế thích hợp, tính thích ứng càng mạnh, tỷ lệ sống rất cao.
    Đây là Bảng Công thức pha chế nước biển nhân tạo (để có độ mặn thích hợp nhất: 33,4 phần nghìn)
    Công thức hoá học
    NaCl: 26,7
    MgCl2: 2,26
    MgSO4: 3,248
    CaCl2: 1,153
    NaHCO3: 0,0198
    KCL: 0,712
    NaBr: 0,058
    H3BO3: 0,058
    Na2SlO3: 0,0624
    Na2Sl4O9: 0.0015
    H3PO4: 0,002
    Al2Cl6: 0,013
    NH3: 0,002
    LiNO3: 0,0013
    Cách thức pha chế nước biển nhân tạo
    Nguồn nước ngọt để pha với nước biển nhân tạo phải là nước máy, phơi nắng 1 tuần. Cứ 1 khối nước ngọt, ta pha với 3,4 kg muối nước biển nhân tạo. Sau khi hoà tan, ta mở các thiết bị lọc và sục khí. Nước biển vừa hoà chế có màu rất đục, sau 48 tiếng mới trong hoàn toàn. Sau khi pha nước phải đợi 1 tháng mới tiến hành nuôi cá. Số lượng cá phải thả từ ít đến nhiều.

    [​IMG]Để xem hình ảnh nguyên gốc hãy nhấn vào đây. [​IMG]
    <span style='color:eek:rangered'>II.Thức ăn cho cá nước biển</span>
    Đây cũng là yếu tố quyết định rất lớn đến sự sinh tồn của các loài cá nước mặn.
    Có rất nhiều loại thức ăn thích hợp với cá nước mặn. Tuy nhiên có 3 loại thức ăn sau được ưa chuộng.
    A.Thức ăn biển:Đa số các loài cá nước mặn đều thích ăn rong, tảo và các loài giun biển. Tuy nhiên đây là những thức ăn khó kiếm trong tự nhiên nếu như bạn không phải là dân miền biển. Tuy nhiên, ta có thể nuôi rong tảo bằng phương pháp đơn giản sau: Để một bể nước mặn khoảng 100 lít ra ngoài ánh sáng mặt trời, bên trong để 2 hòn đá. Không lâu sau, rêu, tảo sẽ mọc đầy trong bể. Lúc đó, ta lấy thả vào bể nuôi cho cá ăn dần.
    B.Thức ăn nước ngọt:
    Do khó kiếm thức săn biển và việc nuôi tảo cũng tương đối lỉnh kỉnh, người nuôi cũng tìm mọi cách để thay đổi thức ăn cho cá và chúng cũng tỏ ra thích nghi khá nhanh đối với các loại thức ăn. Ta có thể cho chúng ăn giun, bọ gậy, tôm nõn và cả những con cá con đối với những loài ăn thịt. Tuy nhiên để đạt được điưêù này cũng cần phải có một thời gian tập luyện để chúng thích nghi với những loại thức ăn mới.
    C.Thức ăn dạng hạt:
    Hiện nay, trên thị trường có bán rất nhiều thức ăn dạng hạt. Những thức ăn này có đầy đủ dinh dưỡng với các nguyên tố vi lượng cần thiết cho sự phát triển của cá nước mặn. Các loại thức ăn được cá ưa thích là SERA và A200 hiện có bàn rộng rãi trên thị trường.
    __________________
    [​IMG]
    III.Một số bệnh của cá nước mặn
    A.Bệnh đốm trắng:
    Triệu chứng:
    Cá ít di chuyển, đỡ đẫn, thường cọ thân mình vào cạnh bể. Trên mình nổi đầy những đốm trắng. Đây là bệnh lây nhiễm khá nguy hiểm.
    Nguyên nhân: Do những con trùng roi hình ô van gây bệnh
    Cách chữa:
    Thứ nhất là nâng nhiệt độ của nước lên 30 độ C, các ký sinh trùng gặp nhiệt độ cao sẽ bị tiêu diệt
    Thứ 2 đặt những viên gạch mới vào trong nước tiểu người, ngâm 24h, sau đó phơi khô rồi bỏ vào bể cá. Sau 10 tiếng, bệnh cá sẽ thuyên giảm trông thấy.
    Thứ 3 là ngâm cá bệnh trong nước ngọt với tỷ lệ 9 nước ngọt và 1 nước mặn, ngâm từ 1 đến 2 phút. Trong thời gian này, ta cần theo dõi khả năng thích ứng của cá. Nếu thấy cá thở gấp cần khẩn trương vớt cá về bể ngay.
    Cuối cùng là đổ 10 kg nước biển vào bể (400lít), thêm 0,05g sunphát, tăng cường dưỡng khí, ngâm cá từ 5 đến 10 phút. rồi lại thay nước ngay. Sau 24h sẽ thấy bệnh giảm rõ rệt.
    B.Bệnh rách vây, rách da
    Triệu chứng:
    Các vẩy cá không lành lặn, những lá vẩy trên cơ thể cá rơi rụng, da cá thối rữa. Nguyên nhân là do chúng đánh nhau hoặc không thích ứng môi trường nước, dẫn đến tổn thương ngoài da.
    Cách chữa trị:
    Cứ 10 lít nước ta bỏ vào 4 viên furazolidone, ngâm cá khoảng 10, 15 phút hoặc bỏ 0,2g thuốc tím ngam 10 phút, cá sẽ không bị nhiễm trùng, vết thương kín miệng và bệnh sẽ dần khỏi.
    C.Bệnh Rách mang
    Triệu chứng:
    Mang của cá bị mất máu, tím tái và thối rữa. Nếu bệnh nặng thì những tua mang lở loét thành lỗ, lan sang quai hàm, việc hô hấp của cá lúc này rất khó khăn.
    Cách chữa:
    Cách thứ nhất, cứ 10 lít nước mặn, ta bỏ vào 0,2 gam furacillin ngâm từ 5 đến 10 phút hoặc ngâm cá trong nước ngọt (9 phần nước ngọt và 1 phần nước mặn)
    Cách thứ 2, ta cũng có thể ngâm cá trong nước có bỏ sunphát đồng như ở bệnh đốm trắng, sau 24 h bệnh của cá sẽ thuyên giảm đáng kể.
    IV. Nuôi dưỡng cá nước mặn
    A.Dụng cụ nuôi dưỡng
    1.Bể kính: Kích cỡ của bể nuôi cá nước mặn yêu cầu phải lớn hơn bể nuôi cá nước ngọt. Lượng nước cũng cần nhiều và thành hồ phải cao. Kích cỡ bể để nuôi cá biển trong gia đình ít nhất phải là 1m trở lên. Chất kết dính thành bể phải là silicon đen, xám, không dùng loại keo silicon trong suốt, vì chúng rất dễ bị phá huỷ bởi nước mặn và các loài rong tảo biển mọc tự nhiên.
    2.Thiết bị lọc nước:
    Thông thường đối với bể nuôi cá nước mặn, người ta dùng phương pháp lọc tràn. Máy lọc có thể để ngay dưới đáy bể (bên ngoài) hoặc cũng có thể đặt cạnh bể. Người ta lọc tràn theo 3 lớp: lọc thô, lọc tinh và lọc sinh vật phù du:
    Vật liệu lọc của ngăn lọc thô bao gồm cát, san hô vụn, bông. Ngăn lọc thô chủ yếu lọc nhữngc tạp chất to lơ lửng trong nước. Vật liệu của ngăn lọc tinh là than hoạt tính và các hất hoá học cao phân tử. Ngăn này để lọc các các chất hữu cơ, khí bẩn trong nước. Vật liệu lọc của ngăn sinh vật là cầu sinh vật, vòng thuỷ tinh, sành sứ nhiều lỗ, chủ yếu lọc amoniac, nitric trong nước. Nguyên tắc là dùng hoạt động sinh sống của vi khuẩn Nitơ hoá chuyển Amoniac và Nitric trong nước thành khí vô hại. Sau 3 lần lọc, nước biển chảy vào ngăn khử nước. Từ đây nước được bơm lên cung cấp cho bể.
    [​IMG]Để xem hình ảnh nguyên gốc hãy nhấn vào đây. [​IMG]
    3.Thiết bị chiếu sáng:
    Chiếu sáng cho bể cá nước mặn có thể dùng các loại đèn dùng cho cá nước ngọt. Tuy nhiên, cũng có một số loại đèn đặc chế riêng cho bể cá nước mặn như đèn san hô, đèn thuỷ ngân.. Đ èn san hô có á nh sá ng thích hơợp vơới đ ôộng vâật khô ng xư ơ ng nư ơớc măặn. Chúng có ánh sáng màu hồng và xanh lam làm tăng thêm màu sắc cho các loại động vật này.
    Tuỳ theo độ dài của bể cá, ta chọn các loại đèn có kích cỡ khác nhau. Đặt đèn trên nóc bể cá, cách mặt nước 40 cm là tốt nhất. Thời gian chiếu sáng thích hợp từ 8 đến10 tiếng.
    4.Máy sưởi:
    Cần phải có loại máy này để sưởi ấm cho cá vào mùa đông và giữ nhiệt độ nước ổn định khoảng 28 độ C. Nếu nước quá nóng vào mùa hè, ta cần phải giảm nhiệt độ nước bằng cách bỏ túi nước đá vào bể chứ ko phải thay nước dễ dàng như nuôi cá nước ngọt.
    [​IMG]Để xem hình ảnh nguyên gốc hãy nhấn vào đây. [​IMG]Ảnh này đã được điều chỉnh lại kích thước. Ấn vào đây để xem ảnh nguyên bản. Ảnh nguyên bản có kick thước 894x600 .[​IMG]
    B.Cho cá ăn
    Cho cá nước mặn ăn, thời gian đầu chúng ta phải trải qua giai đoạn tập luyện cho cá. Trong thời gian này, chúng ta cho cá ăn thức ăn biển có nguồn gốc tự nhiên là chính bao gồm tôm, cua, sò... Khi cho ăn, ta cắt nhỏ mồi, cho ăn số lượng ít, sau đó tăng dần để dụ dỗ cá. Sau khi cá đã quen thức ăn biển tươi sống, ta mới thay đổi khẩu vị của chúng bằng thức ăn đông lạnh, hay thức ăn nước ngọt.
    Cũng giống như cá nước ngọt, cá nước mặn cũng có loài ăn mồi và loài cá cỏ. Có loài cá lại quen ăn ở những đá ngầm. Cũng có loài chuyên ẩn nấp, đợi mồi ngang qua miệng thì chộp lấy ăn. Vì vậy, người nuôi cần chú ý để cho cá ăn thích hợp, tránh bị đói dẫn đến suy kiệt.
    [​IMG]Để xem hình ảnh nguyên gốc hãy nhấn vào đây. [​IMG]
    Đúng là thời gian đầu, cá nước mặn nuôi trong bể không chịu ăn bình thường. Chúng cần có thời gian thích nghi. Một số loài cá lại có thói quen ăn đêm. Chúng không chịu ăn dưới ánh sáng của đèn điện. Ta cũng cần chú ý đến điều này. Một yếu tố nữa là thành phần nước cũng ảnh hưởng đến sự ăn uống của cá.
    Thông thường, ta nên cho cá ăn một ngày 2 lần, lượng thức ăn vừa đủ cho chúng ăn trong khoảng 5 phút là đủ. Không chế lượng thức ăn cũng là 1 biện pháp hữu hiệu để giữ sự ổn định về chất lượng nước biển
    __________________
    V.Bảo dưỡng nước nuôi cá nước mặn
    Thành phần nước biển ổn định chính là điều kiện để cá nước mặn có thể sống khoẻ và trưởng thành. Nhiệt độ nước biển phải đảm bảo trong khoảng 28 độ C; PH 8-8,5, độ cứng = 8dH, hàm lượng muối Nitorat trong nước khoảng 5mg/lít, lượng sắt ở vào khoảng 0,05 - 0,1mg/lít.
    Đây là những yếu tố liên quan mật thiết đến sự tồn tại của động vật biển nói chúng và cá nước mặn nói riêng. Ổn định thành phần nước, ta cần phải ổn định các chỉ tiêu nêu trên. Tuy nhiên, việc đo đạc, xác định các con số nêu trên tương đối khó khăn, cần phải sử dụng các loại máy chuyên dùng. Ở đây, xin được hướng dẫn một số cách để ổn định chất lượng nước trong bể cá nước mặn.
    Thường thì khoảng 1- 2 tuần, ta cần thực hiện việc kiểm tra này. Dùng máy đo độ PH nhúng xuống khoảng 1 phút để đo. Nếu thấy PH giảm dưới 8 lập tức bổ sung CO2 (ở trên đã nói); Thứ 2 khi thấy hàm lượng sắt trong nước hạ thấp hoặc tăng lên, cần kịp thời tăng hoặc giảm nhiệt độ tương ứng. Đồng thời, ta cũng cần phải kiểm tra mực nước, đặc biệt là mùa hè. Khi nước xuống, lập tức bvổ sung thêm nước ngọt (không cần phải là nước biển - chỉ khi nước biển quá thấp mới phải bổ sung thêm nước biển nhân tạo).
    Khi nuôi cá nước mặn, ta không cần phải thay nước thường xuyên. Thậm chí một tháng thay một lần. Tuy nhiên, không nên để lâu như thế trừ trường hợp bất khả kháng. Mỗi tuần ta nên pha muối biển nhân tạo vào xô, chậu và thay bổ sung khoảng 1/5 lượng nước trong bể. Các bạn cần lưu ý, nước nhân tạo phải pha trước khi bỏ vào bể khoảng 2 ngày, để nước có sự tương đồng về chất lượng. Bên cạnh đó, nước cũ và nước mới không được chênh lệch quá 2 độ C và ta cần đổ nước mới vào thật từ từ để cá quen dần, tránh sốc.
    VI. Chăm sóc cá nước mặn
    Nuôi cá nước ngọt hay cá nước mặn, việc quan sát cá là rất cần thiết, quan sát sự di chuyển hay cách ăn uống của chúng sẽ giúp chúng ta phát hiện các dấu hiệu bất thường của con cá. Từ đó nếu thấy có bệnh, lập tức chữa chạy kịp thời.
    Trước tiên ta cần quan sát cách ăn uống của cá. Khi choăn, ta đếm số lượng cá, nếu con nào không chịu tập trung ăn, rời đàn đi riêng lẻ, lập tức theo dõi chặt chẽ hơn.
    Thứ 2 ta cần quan sát phân của cá: Màu sắc của phân cũng phản ánh phần nào tình trạng sức khoẻ của của cá. Nói chúng nếu phân bạc màu và lỏng vần lập tức chú ý đề phòng cá bị đường ruột
    Khi nuôi, ta cũng cần quan sát nếu thấy có cá đánh nhau là phải tổ chức cách ly ngay tránh những trường hợp đáng tiếc.

    Nguồn sưu tầm trên Internet
     


Nếu chưa có nick trên chimcanhviet.vn thì dùng nick facebook bình luận nhé