Phòng Thú Y

Thảo luận trong 'Vẹt - Két - Xích - Yến Phụng' bắt đầu bởi Roit, 8/6/12.

  1. Roit

    Roit Vịt Con

    Tham gia ngày:
    15/11/11
    Bài viết:
    3,278
    Được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    0
    Nghề nghiệp:
    IT
    Nơi ở:
    HCM
    Công việc chữa bệnh cho chim cảnh, cho đến nay ở VN ta, vẫn là những kinh nghiệm mang tính cá nhân, truyền miệng và ít được nghiên cứu một cách bài bản.

    Người nuôi chim cảnh thường rất khó khăn trước tình huống chim bệnh: không thể chẩn đoán cụ thể chim bệnh gì và cũng không biết nên dùng thuốc gì để điều trị vì hạn chế thông tin.
    Ngay cả ra cửa hàng thuốc thú y, hoặc các cơ sở thú y cũng chỉ có thể tìm được một số loại thuốc thông dụng dạng kháng sinh bao vây nhiều loại bệnh dành cho gia súc, gia cầm, chứ gần như không tìm được những liều thuốc đặc trị cho những bệnh mang tính đặc trưng của một số loài chim cảnh.

    Việc chia sẻ kinh nghiệm sử dụng thuốc chữa và phòng bệnh cho chim là rất cần thiết --> Xin mời các bạn cùng tham gia trao đổi kinh nghiệm, để có thể chăm nuôi những chú chim cảnh của chúng ta được tốt hơn.


    Nguyên tắc chung trong việc chữa bệnh cho chim cảnh:

    Các loại thuốc dành cho gia cầm đang bán trên thị trường, nhìn chung, đều có thể được xem xét để ứng dụng cho việc chữa bệnh cho chim cảnh.

    Bao gồm:
    - các loại kháng sinh phổ rộng, chữa một số bệnh thường gặp ở gia cầm (gà, vịt..) và do vậy cũng có thể xem xét ứng dụng chữa bệnh cho chim.
    - các loại thuốc đặc trị một số bệnh nhất định: như tụ huyết trùng, bạch hầu...: cũng có thể ứng dụng chữa trị khi chim cảnh bị những bệnh này.
    - các loại thuốc hỗ trợ giúp khôi phục sức khỏe sau khi gia cầm bị bệnh, hoặc giúp tăng cường sức đề kháng: cũng có thể ứng dụng với liều lượng phù hợp với chim cảnh.

    - Trong điều kiện nuôi chim cảnh chơi: phương án cho chim uống thuốc thường được sử dụng.
    - Nếu nuôi chim kinh doanh với số lượng nhiều: cần trang bị kiến thức và một số dụng cụ thú y cần thiết như ống kim tiêm, để có thể chữa trị kịp thời, tránh lây lan ra cả đàn chim nuôi.

    Nguyên tắc 1: Mỗi loại thuốc kháng sinh phổ rộng thường chỉ có khả năng đặc trị một số bệnh nhất định. Những bệnh khác (dù có quảng cáo trên bao bì thuốc) chỉ mang tính phòng ngừa, bao vây --> cần xem xét kĩ các tính năng của thuốc để ứng dụng phù hợp, chữa đúng bệnh.

    Nguyên tắc 2: Rất cần lưu í đến thể trọng của chim cảnh (thường nhỏ hơn gà vịt) để từ đó cân nhắc liều lượng sử dụng thuốc một cách hợp lí. Dùng quá liều: chim không những không khỏi bệnh mà còn có thể ngộ độc, gây những biến chứng tai hại.

    Nguyên tắc 3: Cần theo dõi sát sao diễn tiến tình trạng bệnh của chim trong quá trình sử dụng thuốc để có những nhận định, phân tích và điều chỉnh kịp thời. Chim có quá trình trao đổi chất diễn ra rất nhanh nên nếu không chú ý đến các phản ứng cơ thể của chim trước việc sử dụng thuốc thì rất khó điều trị tốt.

    Nguyên tắc 4: khi một cá thể chim bị bệnh và cần sử dụng thuốc điều trị: nên cách li chim bệnh ra khỏi khu vực nuôi các chim khác để tránh lây lan.
    Chim bị bệnh cần được nhốt nuôi ở nơi yên tĩnh, ấm áp, cung cấp đầy đủ thức ăn, nước uống cho chim. Nếu khí hậu đang lạnh thì cần trùm áo lồng và thậm chí cần sưởi ấm riêng cho chim.
    Chỉ khi chim hồi phục hoàn toàn mới đưa trở lại vào chuồng chung hoặc đưa về khu vực nuôi chung nhiều chim khác.

    Nguyên tắc 5: các bệnh hô hấp, tiêu hóa rất dễ lây lan.
    Khi phát hiện một cá thể chim bị bệnh: ngoài việc cách li tập trung chữa bệnh cho cá thể đó, cần theo dõi thật kĩ các cá thể còn lại để kịp thời phát hiện và ngăn chặn việc lây bệnh.
    Với các chuồng nuôi tập thể có phát hiện ra chim bệnh: nên sử dụng thuốc phòng bệnh cho tất cả các cá thể còn lại trong chuồng.

    Nguyên tắc 6:
    - Hậu quả của thức ăn, nước uống bẩn thường là các bệnh về đường tiêu hóa
    - Hậu quả của khí hậu lạnh, gió lùa thường là các bệnh về đường hô hấp
    - Hậu quả của chuồng trại bẩn không được vệ sinh dọn rửa thường là các bệnh về rận mạt, kí sinh trùng trên lông chim, các bệnh về ghẻ ngứa, nổi trái (nổi đậu)

    --> cùng với việc phát hiện và chữa bệnh: cần xử lí các nguyên nhân gây ra bệnh bằng cách theo dõi chất lượng thức ăn, nước uống, tình hình thời tiết khí hậu và vệ sinh, khử trùng nơi nuôi chim một cách hợp lí.


    I - Các Loại Thuốc (Medicine) cho Chim
    1. Bênh ký sinh trùng :

    Chim bị giun sán sống ký sinh ở đường ruột. Chim kém ăn,ốm, khát nước, xù lông, xệ cánh, đi phân lỏng có mùi hôi không màu. Cách chữa :
    - 1- 2 mg Pipérazine hoặc 2mg bột trái cau già ( cau ăn trầu );
    - 15ml nước pha đường 25% ;
    Cho chim uống liên tục trong 2 ngày ( liều trên dùng trong 1 ngày ).

    2. Bệnh tiêu chảy do E.coli :

    Do chim đề kháng kém, dư đạm, béo, tiêu hóa không hết tạo cho chủng E.coli gây bệnh tiêu chảy, phân thay đổi màu. Cách chữa :
    - 1 – 2 mg Ampicilin;
    - 15ml nước pha đường 25%;
    Cho chim uống liên tục trong 3 ngày .
    3. Bệnh tụ huyết trùng ( vi khuẩn ):
    Chim cứ rũ, lim rim, khó thở, chân co rút, đi phân chảy có nhớt và màu xanh. Cách chữa :
    - 1 – 2 mg Streptomycine hay Kanamycine hoặc Teramycine;
    - 15ml nước pha đường 25%;
    Cho chim uống liên tục trong 4 ngày .

    4. Bệnh do vi rút :

    Chim bệnh thường rút cổ, ngủ gục, bỏ ăn, khó thở, sút cân nhanh, run rẩy, đi phân lỏng, trắng, dính xung quanh hậu môn. Cách chữa :
    - Chủng ngừa bằng vaccin;
    - Điều trị bằng vitamin hoặc mật ong pha loãng dùng cho tới khi chim hết bệnh.

    5. Bệnh do bị “ Sốc “ :

    Chim phản ứng với bất kỳ lý do nào bằng việc đi phân lỏng, nhưng sức khỏe trông như bình thường. Điều trị bằng cách đưa chim trở lại tinh thần ổn định và bồi dưỡng cho chim sẽ hết bệnh mà không phải dùng thuốc, như dùng thêm sữa, đường, mật ong .

    Ghi nhớ :

    - Việc sử dụng thuốc khánh sinh đều cẩn trọng về liều lượng và theo dõi kỹ lưỡng, tránh bị phạm thuốc hay quá liều.
    - Khi cho chim uống thuốc để ý chim có uống không, nếu không chim sẽ chết khát.
    - Vài lần khuấy thuốc bị lắng đọng ở đáy cóng.
    - Nếu cho chim uống hết thuốc thì cho thêm nước tuyệt đối không để thiếu nước.
    - Cho chim ăn bình thường, không cho ăn trái cây xanh, chua hoặc giảm chất đạm, béo như bột có nhiều trứng để chim sớm bình phục.
    - Tách chim bệnh nuôi riêng ra nếu ở lồng tập thể để tránh lây lan qua chim khỏe mạnh.
    - Làm vệ sinh lồng và khu vực nuôi chim.
    - Cho các chim khỏe mạnh còn lại uống liều thuốc phòng ngừa .


    Vitaplus
    Thuốc bổ sung các loại Vitamin, khoáng, chất điện giải
    Thuốc đầy đủ các loại Vitamin A, D3, B1, B2, B3, B6, B12, trong đó có Vitamin E giúp lông chim óng mượt

    II - Thiếu Vitamin A Ở Chim Cảnh

    Thiếu Vitamin A xảy ra khi bạn chỉ cho chim ăn các loại hạt, chế độ ăn kém dinh dưỡng.

    Thiếu vitamin A làm cho chim yếu đi, dễ bị nhiễm vi khuẩn, vi rút, hoặc các bệnh nhiễm trùng nấm hơn. Chứng bệnh này nếu như không được điều trị kịp thời có thể gây nguy hại đến tính mạng người bạn lông vũ yêu quý của bạn.

    Vitamin A là một trong những vitamin hòa tan trong chất béo. Đó là chất chống ôxy hóa, giúp phát triển và phục hồi mô và quan trọng đối với việc thực hiện chức năng riêng của mắt, thính giác, da, xương, và màng nhầy. Nó được tìm thấy trong nhiều loại rau quả, nhưng không đuợc tìm thấy trong nhiều loại hạt. Chứng thiếu Vitamin A dễ dàng ngăn chặn được ở các loài chim làm bạn với người nếu cho chúng ăn rau và quả có hàm lượng Vitamin A cao.

    Những bệnh do thiếu vitamin A gây ra:

    Vitamin A có tác động mạnh nhất lên các mô xếp thành hàng trên ống hô hấp, tiêu hóa, và sinh dục. Khi chế độ ăn chứa hàm lượng thấp hoặc thiếu Vitamin A, những tế bào này chịu sự thay đổi làm ngăn chặn quá trình bài tiết chất nhầy, do đó phá hủy hàng rào bảo vệ thiết yếu để chống vi khuẩn xâm nhập. Khi đó các vi sinh vật có thể xâm nhập vào cơ thể, và bắt đầu sinh sôi nảy nở. Hậu quả cuối cùng phụ thuộc vào hệ nào trong cơ thể bị ảnh hưởng nhiều nhất. Thông thường, đó là hệ hô hấp.

    Nhìn bề ngoài, người ta sẽ thường thấy những đốm hoặc “mảng” nhỏ màu trắng trong miệng và trên lưỡi. Tiến trình nhiễm trùng và các mảng này bắt đầu sưng lên và xuất hiện áp xe, cuối cùng trở nên rất đau làm chim không ăn được. Tùy theo những mảng đó trở nên to như thế nào, các mảng bị áp xe này có thể làm tắc nghẽn khoang hình phễu lỗ mũi sau. Quá trình này dẫn đến việc thở khó hoặc thở há miệng – một điều gì đó mà bạn không hề muốn thấy ở chim.

    Tiếp sau đó sẽ là chứng chảy mủ nhiều ở mũi và sưng thật to quanh mắt, cũng là hậu quả của việc tắc nghẽn khoang hình phễu lỗ mũi sau. Chỗ sưng tấy sẽ đạt đến điểm mà chim sẽ không thể nuốt thức ăn đuợc nữa, ngăn không cho bất kỳ dinh dưỡng nào vào đến cơ thể. Từ đây, các vi sinh vật di chuyển khắp cơ thể và gây hậu quả mang tính tàn phá.

    Các loại thực phẩm giàu Vitamin A

    Các dấu hiệu khác:

    Triệu chứng thay đổi theo thứ tự từ rõ ràng đến không rõ ràng và bao gồm bất kỳ triệu chứng nào trong các triệu chứng sau đây: hắt hơi, chảy mủ ở mũi, thở khò khè, bị mảng bám hoặc nghẹt mũi, ngủ lịm, suy nhược, tiêu chảy, trứng dính lại với nhau và sinh khó, lắc đuôi, không muốn ăn, gầy mòn (mất trọng lượng rất nhiều), màu lông kém sắc, mắt sưng to, chảy mủ ở mắt, thở há miệng, hơi thở có mùi hôi, các đốm trắng hoặc “nhớt” xuất hiện ở miệng.

    Hầu hết các triệu chứng này gợi ý rằng chú chim của bạn rất ốm và cần được chăm sóc ngay lập tức. Các dấu hiệu này không phát triển đột ngột, nhưng xảy ra qua tiến trình nhiều tuần đến nhiều tháng.

    Cách điều trị:

    Cần bổ sung Vitamin A ngay lập tức. Các phương pháp điều trị khác tùy theo hệ nào bị ảnh hưởng. Vì vấn đề chủ yếu và chứng bệnh đe dọa nhiều nhất thường là nhiễm trùng không quan trọng bằng thiếu Vitamin A, nên bệnh nhiễm trùng cũng phải được điều trị ngay và điều trị một cách triệt để. Nếu được chẩn đoán và điều trị sớm, bệnh của chim thường có thể được chữa khỏi mà không cần tác động lâu dài. Quá trình điều trị thường gồm một khoảng thời gian nhập viện, vì chim cần được chăm sóc y khoa chuyên môn. Bác sĩ thú y của bạn có thể dùng một lò ấp trứng hoặc ống phun, và chim cũng có thể cần được cho ăn bằng ống và được tiêm thuốc.

    Cách ngăn ngừa bệnh:

    Nói chung, hầu hết các loài chim nên được cho ăn với một chế độ ăn gồm 65-80% thực phẩm được chế biến theo công thức: 15-30% rau và phần còn lại là quả và hạt. Một số loài có nhu cầu dinh dưỡng riêng, vì thế hãy chắc chắn hỏi ý kiến bác sĩ thú y của bạn.

    Bài viết của Tiến sĩ Foster và Smith
    Nguồn peteducation.com
    Đào Thu dịch

    III - Cách phòng chữa các bệnh thường gặp cho chim cảnh:

    1. Mùa xuân là mùa chim cảnh dễ bị nhiễm bệnh

    Có nhiều loại chim do “nóng trong” nên phát bệnh. Nếu gặp trường hợp này, ta có thể hái mầm liễu (ngọn liễu non) cho các loại chim ăn ngũ cốc và ăn tạp ăn, hay bắt nhện cho chim ăn sâu ăn để “hạ hoả” cho chim; cũng có thể giảm bớt khẩu phần thức ăn có mỡ và nhiều chất béo, đồng thời mỗi tuần cho chim uống một lần berberin (lấy 1/4 viên berberin tức khoảng 1g hoà với nước) cũng có thể làm cho chim đỡ nóng hơn. Ngoài ra, vào mùa hè, ngoài việc chăm sóc vệ sinh chuồng, thức ăn, nước uống và chống muỗi cắn cho chim, chúng ta cũng nên thường xuyên cho các loại chim, chẳng hạn như chim ăn ngũ cốc ăn rau răng ngựa (hay còn gọi là cỏ sống đời), kê tươi và ngô tươi, cho chim ăn sâu, ăn nhện, dế, ve.vv… Với cách này ta cũng có thể tăng cường được sức đề kháng cho chim.

    2. Cách chữa viêm tuyến nhờn ở chim.

    Phần dưới đuôi chim có 1 tuyến nhờn là nơi tiết ra chất dịch giúp chim làm mượt lông vũ. Tuyến này của chim bị thương, bị nhiễm trùng hay chim bị cảm nắng, cảm lạnh… đều là những nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm tuyến nhờn ở chim. Những con chim mắc phải bệnh này thường tỏ ra mệt mỏi, lông vũ tả tơi, biếng ăn, tuyến nhờn đỏ tấy sưng mủ. Khi phát hiện thấy chim mắc bệnh, ta có thể chữa bằng cách sau :
    - Dùng cồn iốt khử trùng tuyến nhờn.
    - Dùng kim đã khử trùng đâm thủng tuyến nhờn, dùng tay bóp cho mủ ra hết (bóp khi nào thấy máu tươi là được)
    - Bôi cồn iốt một lần nữa vào chỗ đau của chim.
    Sau khi làm động tác trên, tránh nơi quá nóng hoặc quá lạnh, cho chim ăn có chất bổ, sau một thời gian chim sẽ khỏi bệnh.

    3. Chữa các bệnh về chân cho chim.

    Chim nuôi trong lồng chân thường dễ bị vật cứng nhọn cứa vào hoặc bị côn trùng cắn rồi nhiễm trùng, mưng mủ, sưng tấy, nếu nghiêm trọng có thể dẫn đến hoại thư xương. Để ngăn chặn và phòng chống những bệnh này cho chim, ta nên thường xuyên khử trùng chuồng, đồng thời kiểm tra loại bỏ các vật cứng nhọn. Nếu chẳng may chim bị mắc bệnh, chúng ta phải dùng dao sắc đã được khử trùng lấy mủ ra, tiếp đó dùng nước muối sinh lý (hay còn gọi là muối đẳng trương) hoặc dùng dung dịch thuốc tím 0.1% (pemăngganat kali) rửa sạch vết đau, sau cùng bôi cồn iốt và thuốc chống nhiễm trùng lên là được.

    4. Diệt ký sinh trùng làm hại chim.

    Ký sinh trùng làm hại chim thường rất nhỏ, chúng bám vào lông và da chim, ăn dần lông, da và thậm chí hút cả máu chim. Để đề phòng chống ký sinh trùng cho chim, việc quan trọng nhất là ta phải thường xuyên giữ cho lồng chim được sạch sẽ, khô ráo, đồng thời phát hiện sớm nếu chim bị ký sinh trùng xâm nhập hoặc có rận. Khi làm vệ sinh lồng chim, ta có thể nhúng lồng qua nước sôi già. Đối với những chim bị ký sinh trùng, ta dùng nước pha với vài giọt dầu hoả (dầu tây) tắm cho chim, đồng thời dùng bột băng phiến 20% rắc vào lông chim (phải xoa nhẹ lông chim để bột thấm sâu phía trong). Làm như vậy ta có thể diệt được ký sinh trùng làm hại chim.

    5. Phòng chống béo phì ở chim.

    Chim nhốt trong lồng thời gian dài ít vận động lại ăn nhiều đồ ăn có mỡ, có nhiều chất đạm nên dễ dẫn đến chứng béo phì. Mắc chứng này, chim trở nên chậm chạp, không hay nhảy nhót, đột ngột chết do lâu ngày không vận động. Để tránh tính trạng trên, ta nên cho chim ăn một cách có khoa học. Đồng thời thường xuyên giúp chim vận động và cố gắng kéo dài thời gian hoạt động cho chim.

    6.Chữa viêm dạ dày cho chim.

    Chim ăn phải thức ăn để lâu ngày, hay uống nước bẩn đều có thể dẫn đến viêm dạ dày. Khi bị bệnh, lông chim tả tơi, thân hình gầy gò, thường tỏ ra ủ rũ, phân dính đặc có màu vàng trắng, mùi hôi. Nếu không chữa kịp thời chim sẽ chết. Bởi vậy để phòng cho chim khỏi bị viêm dạ dày, chúng ta phải thường xuyên chú ý giữ đồ ăn, thức uống của chim sạch sẽ. Với những con chim bị bệnh cần nhốt chúng vào những nơi ấm áp ít gió, mỗi ngày cho uống 0.2 đến 1mg thuốc kiết lị hoà với nước đường. Cho chim uống liền trong 3 ngày. Ngoài ra, ta còn có thể cho vừa lượng bột than gỗ trộn vào thức ăn để bột than hút bớt chất độc trong dạ dày chim.

    7. Chữa cảm và viêm phổi cho chim.

    Khí hậu thay đổi đột ngột hoặc sau khi tắm xong phải gió lạnh, chim nuôi trong lồng rất dễ bị cảm, ta thường thấy chúng lông vũ tả tơi, thở khò khè, ăn yếu dần, nước mũi chảy ra, có lúc toàn thân run rẩy. Số lượng tử vong do bị cảm và viêm phổi ở chim thường rất cao. Ta có thể chữa cho chim theo cách sau :
    - Kịp thời đưa chim vào nơi kín gió, ấm áp nhưng thoáng đoãng để tĩnh dưỡng.
    - Dùng bông thấm với dầu thầu dầu lau nước mũi cho chim.
    Hoà nước đường (đường trắng) cho chim uống, đồng thời mỗi ngày cho chim uống 2 lần 2-3 mg thuốc têtaxilin.

    SƯU TẦM TRÊN INTERNET
     

    Last edited by a moderator: 31/7/12
  2. congphong

    congphong Thành viên Mới

    Tham gia ngày:
    29/6/11
    Bài viết:
    2,502
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Kỹ Thuật chăm sóc Chim

    Thanks a roit, một bài viết bổ ích, a qua box chào mào copy một số bài về cách chữa bệnh cho chào mào cũng hay lắm.
     
  3. Roit

    Roit Vịt Con

    Tham gia ngày:
    15/11/11
    Bài viết:
    3,278
    Được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    0
    Nghề nghiệp:
    IT
    Nơi ở:
    HCM
    Ðề: Kỹ Thuật chăm sóc Chim

    Hì hì, Bài này nói về chim chung chung thôi. ko nói riêng tới VKX, nhưng thấy cũng áp dụng được.
    Để anh qua tham khảo thêm trong bõ chào mào xem. Cái nào thấy hay hay áp dụng được cho VKX thì post lên cho mọi người đọc :)
    Thks Phong hé.
     
  4. Roit

    Roit Vịt Con

    Tham gia ngày:
    15/11/11
    Bài viết:
    3,278
    Được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    0
    Nghề nghiệp:
    IT
    Nơi ở:
    HCM
    Ðề: Phòng Thú Y

    - Về hiện tượng rụng lông có thể chia làm 2 thể:

    + Rụng lông sinh lý: có thể thấy trong suốt quá trình sinh trưởng, phát triển của chim do các lông già được thay thế (thường gặp ở các lông nhỏ phủ trên mình chim, ít gặp các lông cánh, lông đuôi). Vào thời điểm chim thay lông chuyện rụng lông là bình thường trong khoảng trên dưới 1 tháng.

    + Rụng lông bệnh lý: có nhiều nguyên nhân do thể lực chim yếu, thay đổi cám, môi trường sống đột ngột, sâu lông, khô lông làm lông bị gãy... Tùy theo nguyên nhân đưa ra phương pháp điều trị tương ứng như chế độ chăm dinh dưỡng tăng cường thể lực, sức đề kháng cho chim, chế độ tắm thường xuyên...

    - Bọ, mạt ký sinh trên lông: nguyên nhân chủ yếu là do môi trường sống của chim bẫn, ẩm thấp vì đây là điều kiện lý tưởng cho Mạt sinh sống, lây lan.
    Cách phòng ngừa, điều trị: thường xuyên vệ sinh lồng, áo lồng (2 lần/ngày), cho chim tắm nắng (vào những ngày có nắng) ít nhất là 10 phút/ngày, tắm bằng nước muối pha loãng, hoặc nước pha 1-2ml dung dịch cồn iod (loại cồn sát khuẩn vết thương dùng cho người) pha vào nước sạch, hoặc dùng một số loại lá cây (lá Đào, lá Xoan, là Xà cừ...) vò lấy nước pha loãng cho chim tắm.
    Lưu ý phòng chống lây lan giữa các lồng chim.

    - Rụng móng (thối móng): đây là hiện tượng móng chân chim bị nhiễm khuẩn do lồng bẩn, chân chim tiếp xúc nhiều với phân.
    Phòng bệnh là chính, bằng cách thường xuyên vệ sinh lồng, cho chim tắm bằng nước muối pha loãng; tăng cường dinh dưỡng để chim có thể đề kháng tốt với bệnh.
    Khi chim đã bị bệnh thì khó điều trị khỏi và thường là chim bị rụng mất móng.
    Dùng thuốc sát khuẩn vệ sinh chân, móng bị nhiễm khuẩn; dùng kháng sinh đường uống (một số thuốc kháng khuẩn dùng cho người như Chloramphenicol, Amoxicillin, erythromycin...-loại gói bột dùng cho trẻ em), pha thuốc vào nước theo tỷ lệ hợp lý cho chim uống liên tục trong 5-7 ngày.

    - Phá vĩ: theo ý kiến của mình thì đây không phải là bệnh của chim mà do nết của từng con có thế bám nan lồng gây hư hại cho lông đuôi. Chế độ dinh dưỡng chưa đủ chất làm cho lông bị khô, sơ nên khi chim nhảy bám nan lồng làm lông bị gãy hoặc không xếp thành nếp.

    <------ Bổ sung bài viết ------->

    Tìm hiểu thêm về tác dụng chữa bệnh của cây phèn đen

    Cây mọc hoang khắp nơi, ở bờ bụi ven đường, ven rừng và thường được trồng làm hàng rào. Bộ phận dùng làm thuốc chủ yếu là rễ, lá và vỏ thân.

    Theo y học cổ truyền, rễ phèn đen có vị chát, tính lạnh, có tác dụng tiêu viêm, thu liễm, chỉ tả. Lá có tác dụng thanh nhiệt giải độc, sát trùng, lợi tiểu. Rễ được dùng trị lỵ, tiêu chảy, viêm ruột, viêm gan,... Vỏ thân dùng chữa tiểu tiện khó...

    Một số bài thuốc thường dùng:

    -Trị kiết lỵ:Rễ cây phèn đen 20g, dây mơ lông 20g, cỏ seo gà 20g, cỏ tranh 20g, gừng tươi 2 lát, sắc uống ngày 1 thang, chia 2 - 3 lần (theo Tuệ Tĩnh trong Nam dược thần hiệu).

    -Tiêu chảy, lỵ do nhiệt: Dùng phèn đen cả cành và lá 40g, đậu đen sao 40g, ngày 1 thang cho nước sắc kỹ lấy nước thuốc chia 3 lần uống. Uống 5-7 ngày.

    -Trị chấn thương nhẹ: Lấy lá phèn đen giã nát đắp vào nơi sưng đau.

    -Chữa chấn thương tụ máu: Lá phèn đen tươi 40g, giã nát, thêm 1 chén rượu, ép vắt lấy nước, cho uống.

    -Làm lành vết thương: Dùng lá phèn đen khô tán bột rắc vào vết thương ngày 1 - 2 lần sẽ chóng lành và nhanh lên da non
    Mình thêm một số hình ảnh Cây & quả Phèn đen:
    [​IMG]

    Người nông dân cũng thường cho Trâu, Bò ăn lá Phen đen khi chúng bị đi ĩa. Với chim nuôi khi cho ăn cần thận trọng có thể gây ngộ độc.
     
    Last edited by a moderator: 25/7/12
  5. hany1450

    hany1450 Thành viên Mới

    Tham gia ngày:
    28/6/11
    Bài viết:
    631
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Phòng Thú Y

    Lúc trước em có nuôi con chó nó bị đi ra máu, đem tới bac sĩ chích, rổi ổng dặn về nấu lá ổi cho nó ún... em zề nấu , nếm thử chát ơi là chát, cho con chó ún thì 2 hôm sau nó đỡ bệnh.... không biết cách này có dùng cho chim được hok nữa:-S
     
  6. craven27

    craven27 Thành Viên

    Tham gia ngày:
    26/6/11
    Bài viết:
    758
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    Ðề: Phòng Thú Y

    è hèm... giờ thành pác sĩ Vẹt Y rồi hén ^^
     
  7. Roit

    Roit Vịt Con

    Tham gia ngày:
    15/11/11
    Bài viết:
    3,278
    Được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    0
    Nghề nghiệp:
    IT
    Nơi ở:
    HCM
    Ðề: Phòng Thú Y

    Chó đi ị ra máu là nguy cấp lắm rồi, trước anh cũng nuôi con Bulldog bị ị ra máu. Cuống cuồng chạy đi chữa, rồi gởi lại bệnh viện luôn. Cũng may là qua khỏi.
    Anh nghĩ Chó của em khỏi bệnh chủ yếu là do chích thuốc. Lá ổi thì anh cũng k rõ lắm.
    Chim thì sức đề kháng còn thua chó xa, đi ngoài là mình đã thấy mệt với nó rồi, chứ nói gì tới ị ra máu. Die nhanh lắm.
     
  8. Wind

    Wind Thành viên Mới

    Tham gia ngày:
    8/5/12
    Bài viết:
    81
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Phòng Thú Y

    1. Bênh ký sinh trùng
    -Mới kéo nhanh xún đọc lướt qua nhầm là: Bệnh do tinh trùng =)) kéo lên đọc lại =))
     
  9. hieutncc

    hieutncc Thành Viên

    Tham gia ngày:
    12/5/12
    Bài viết:
    0
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    Nghề nghiệp:
    Kỹ sư
    Nơi ở:
    Gia lâm Hà Nội
    Ðề: Phòng Thú Y

    Bác này kiếm đâu hay quá thanks .........
     
  10. hany1450

    hany1450 Thành viên Mới

    Tham gia ngày:
    28/6/11
    Bài viết:
    631
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Phòng Thú Y

    =)) bác này nguy hiểm quá =))>-)>-)>-)>-)
     
  11. congphong

    congphong Thành viên Mới

    Tham gia ngày:
    29/6/11
    Bài viết:
    2,502
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Phòng Thú Y

    Em thấy bệnh đau mắt cũng hayn gặp, có bác nào có cách chữa không. Thanks.
     
  12. Roit

    Roit Vịt Con

    Tham gia ngày:
    15/11/11
    Bài viết:
    3,278
    Được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    0
    Nghề nghiệp:
    IT
    Nơi ở:
    HCM
    Ðề: Phòng Thú Y

    Đau mắt ở chim cảnh:

    Đôi khi chim cảnh bị đau mắt.

    Triệu chứng thường gặp:
    - chim nhắm mắt, di chuyển chậm chạp, thường đứng một chỗ dưới sàn chuồng, lồng
    - chim hay dụi mắt vào hai bên cánh
    - lông mắt ướt do chảy nước mắt. Khi nặng có biểu hiện có mủ xanh hoặc vàng nhạt. Mi mắt sưng tấy, mắt có thể chuyển màu đỏ
    - nổi những nốt sần như hạt đậu quanh mi mắt

    Nguyên nhân:
    - nhiễm các vi khuẩn gây các bệnh về mắt
    - trường hợp tệ hơn: nhiễm kí sinh trùng (mạt, giun sán...) và chúng bò lên khu vực mắt để làm tổ đẻ trứng và sinh sôi, gây biến chứng ở mắt

    Chữa bệnh:
    Chưa có các loại thuốc đặc trị cho chim cảnh: nên đành ứng dụng một cách thận trọng một số loại thuốc cho người và cho gia cầm.

    - Nhiễm vi khuẩn: sử dụng các loại thuốc kháng sinh dành cho mắt phổ rộng của người - thuốc nước hoặc thuốc mỡ đều được.
    Trường hợp nặng: dùng Tobrex-0.3% - một chế phẩm kháng sinh mắt thường được dùng cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ cho các:
    [​IMG]

    Với các trường hợp nhẹ - mới hơi chớm chảy nước mắt, chim vẫn còn hoạt động tốt: sử dụng nước muối sinh lý:
    [​IMG]

    - Nhiễm kí sinh trùng: kí sinh trùng đã lên đến mắt làm tổ thì trường hợp đã khá nặng.
    Ngoài thuốc nhỏ mắt chống viêm nhiễm mắt, tôi kết hợp thêm thuốc uống trị kí sinh trùng Ví dụ:
    Fancare Safty:
    [​IMG]

    Vime-dazol:
    [​IMG]

    Chăm sóc chim bệnh: các bước sau là bắt buộc:
    - Cách li chim bệnh khỏi chuồng hoặc khu vực nuôi tập thể
    - Nuôi riêng chim bệnh ở chuồng riêng, chỗ thoáng sạch nhưng cần ấm và kín gió.
    - Thức ăn, ước uống đầy đủ, để ở nhiều nơi cho chim dễ di chuyển đến ăn. Đảm bảo luôn sạch sẽ.
    - Nếu chim quá yếu, không tự ăn được, hoặc mắt đau quá nặng nên không thể đến chỗ có thức ăn để ăn được: phải bơm, mớm cho chim ăn. Có thể sử dụng các chế phẩm dạng bột ngũ cốc dành cho trẻ tập ăn dặm (trẻ 4-6 tháng tuổi) để trộn, nấu thành dạng bột hơi sệt bơm vào họng chim.
    - Vệ sinh, sát trùng toàn bộ khu vực nuôi chim thật sạch sẽ. Theo dõi kĩ diễn biến trên các cá thể còn lại.

    Lưu í:
    - Các loại thuốc và phương pháp trên mang tính tham khảo. Quá trình sử dụng cần theo dõi kĩ bệnh cũng như diễn biến của bệnh.
    - Đặc biệt tôn trọng các hướng dẫn sử dụng thuốc.
    - Một số loại thuốc Vitamine có thể xem xét thêm để tăng cường sức đề kháng và chịu đựng của chim trong quá trình chữa bệnh.
     
  13. Uri

    Uri Gà Con

    Tham gia ngày:
    27/3/12
    Bài viết:
    3,355
    Được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    0
    Nơi ở:
    TP-HCM
    Ðề: Phòng Thú Y

    Bệnh thương hàn và tiêu chảy do nhiễm khuẩn

    I. Nguyên nhân Bệnh lý và triệu chứng lâm sàng :

    - Vẹt nhiễm vi khuẩn qua đường tiêu hoá khi ăn uống phải thức ăn, nước uống, phân của vẹt bị nhiễm bệnh. Vấn đề vẹt bị bệnh như thế nào và bắt nguồn từ đâu bạn có thể tìm hiểu thêm ở các trang chuyên về gia cầm , nhất là bồ câu vì có chế độ ăn hạt tương tự.
    - Vẹt khi nhiễm khuẫn gây ra biến đổi cơ thể như nhiệt độ cơ thể tăng cao, run rẩy, vi khuẩn phát triển trong hệ thống tiêu hoá gây ra các tổn thương niêm mạc ruột, cơ ruột, làm cho ruột bị viêm và xuất huyết. Vẹt cũng như một số loại chim trời và gia cầm có thời gian ủ bệnh từ 1-2 ngày, thể hiện: ít hoạt động, kém ăn, " uống nước nhiều ". Sau đó, thân nhiệt tăng, chim đứng ủ rũ một chỗ, thở gấp, điều đặc biệt là " ỉa chảy, phân màu xanh đen hoặc xám vàng " và thường dính lại gần phần lông đít hậu môn, giai đoạn cuối có lẫn máu. Vẹt sẽ chết sau 3-5 ngày ủ bệnh vì vậy vấn đề theo dõi phân và hành vi của vẹt cực kì quan trọng.

    II. Cách phòng ngừa bệnh cho vẹt :

    - Hạn chế để vẹt tiếp xúc với chim trời và gia cầm ở xung quanh như : gà, vịt , chim sẻ, chim sâu .... Chúng có thể là một nguồn lây lan bệnh khi bạn để chim trời đậu đi phân hay ăn uống ở gần chuồng vẹt của bạn vì vậy tốt nhất nên để vẹt ở trong nhà nơi ít gió lùa nhưng thoáng mát.
    - Khi có nhu cầu mua vẹt mới bạn nên để ý biểu hiện của vẹt như miêu tả ở trên và cần chú ý những con khác trong chuồng chung với nó, nếu phát hiện thấy biểu hiện vẹt bệnh với số lượng lớn thì tốt nhất bạn không nên mua vẹt ở chung chuồng. Vẹt mua về cần cách li với vẹt ở nhà trong thời gian 1 tuần để theo dõi tình trạng sức khoẻ, không nên nhốt chung dẫn đến lây lan cho vẹt khác.
    - Vệ sinh : chuồng cần được chà rửa ít nhất 1 tuần một lần nhất là đáy lồng vì phân chim dính lại , một số loại vẹt rất thích ăn phân để bổ sung cái gì mình không biết. Cóng ăn và máng nước uống cần thay mới hàng ngày nhất là cho ăn các loại thức ăn tươi nhanh hư. Máng hứng phân và thức ăn cần lót báo và thay hàng ngày để theo dõi phân vì nếu bạn để 2-3 ngày thì khó khăn trong vấn đề phát hiện phân vẹt có biểu hiện lạ.
    - Nên rửa tay sạch sẽ sau khi tiếp xúc với vẹt bệnh.

    III. Cách chữa trị cho vẹt :

    Khi phát hiện vẹt bệnh cần cách li nó khỏi đàn nếu vẹt nhỏ nuôi tập thể như cocktiel, lovebird, yến phụng. Chuồng và tất cả cóng ăn nước uống, đồ chơi, tổ cần được rửa sạch sẽ bằng xa bông hoặc một số loại dung dịch sát khuẩn dành cho chăn nuôi. Sau đây là một số cách trị bệnh :

    Cách 1: Tham khảo từ website bộ nông nghiệp và trại bán bồ câu giống :
    - Thuốc điều trị: Chloramphenicol dùng liều 50mg/kg thể trọng; thuốc pha với nước theo tỷ lệ: 1 thuốc + 10 nước; cho chim uống trực tiếp. Cho uống thuốc liên tục trong 3-4 ngày.
    - Thuốc trợ sức: cho uống thêm vitamin B1,C, K.
    - Hộ lý: Để tránh tổn thương niêm mạc tiêu hoá, cần cho chim ăn thức ăn mềm dễ tiêu như thức hỗn hợp dạng bột hoặc trong thời gian điều trị; thực hiện cách ly chim ốm và chim khoẻ; làm vệ sinh, tiêu độc chuồng trại.
    Cách 2:Tham khảo từ website bộ nông nghiệp và trại bán bồ câu giống :
    - Thuốc điều trị: Dùng phối hợp hai loại thuốc: Tetracyclin: liều 50 mg/kg thể trọng.
    Bisepton: liều 50 mg/kg thể trọng.
    Thuốc có thể pha thành dung dịch đổ cho chim uống trực tiếp, liên tục trong 3-4 ngày.
    - Thuốc trợ sức: như phác đồ 1.
    - Hộ lý: như phác đồ 1.

    Cách 3 : ( mình thường sử dụng học hỏi từ mấy bạn nuôi chim hót )
    - Sử dụng thuốc smecta dành cho người bị tiêu chảy và nhiễm khuẩn đường ruột. Một gói pha với 1/2 lít nước ấm lắc đều. Cho uống trong 3-4 ngày nếu thấy vẹt khoẻ thì tăng dần lượng nước pha cho vẹt uống đến khi hết bệnh. Trong thời gian cho uống nhớ lắc đều cóng nước vì thuốc dễ lắn xuống đáy cóng.
    - Sửi đèn giữ ấm cho vẹt và kích thích uống nước có pha thuốc.
    - Không cho ăn trái cây và một số loại rau chứa nhiều nước chỉ cho ăn các loại thức ăn khô như kê lớn, lúa, bắp khô. Tất cả loại hạt cần sơ chế bớt bụi và tạp chất tránh tình trạng vẹt bị đau mắt bỏ ăn gây khó khăn cho việc điều trị.
    - Bổ sung khoáng than giúp bài tiết và vitamin nhằm tăng cường miễn dịch cho vẹt , bạn có thể mua ở tiệm chim, giá cả tuỳ theo nguồn góc và chất lượng.
    - Nếu vẹt yếu không ăn uống được thì bạn nên bơm thuốc 3 ngày\1 lần và nhân bắp sống nhai.
    - Thời gian điều trị từ 3 - 7 ngày tuỳ theo mức độ bệnh và sức đề kháng của vẹt.

    Nếu xảy ra vấn đề tốt nhất bạn nên quay clip và chụp hình phân cho ae quan sát hoặc hỏi a phát , roti , congphong hỗ trợ thêm. Cách trị này mình đã chữa trị thành công cho : 1 chào mào, 1 ngực hồng , 2 cockteil .
    Chúc bạn thành công !!!
    AE đừng có vô chém gió nha !!!
     
    Last edited by a moderator: 2/8/12
    Tung TiTan thích bài này.
  14. Roit

    Roit Vịt Con

    Tham gia ngày:
    15/11/11
    Bài viết:
    3,278
    Được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    0
    Nghề nghiệp:
    IT
    Nơi ở:
    HCM
    Ðề: Phòng Thú Y

    Uri viết viết hồi xong đá qua cho người khác ko =))
     
  15. Uri

    Uri Gà Con

    Tham gia ngày:
    27/3/12
    Bài viết:
    3,355
    Được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    0
    Nơi ở:
    TP-HCM
    Ðề: Phòng Thú Y

    Không đá cho a với phong thì đá cho a ai , hai người kinh nghiệm đầy mình !! gà vịt trị tuốt !! ;)
     
  16. Roit

    Roit Vịt Con

    Tham gia ngày:
    15/11/11
    Bài viết:
    3,278
    Được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    0
    Nghề nghiệp:
    IT
    Nơi ở:
    HCM
    Ðề: Phòng Thú Y

    Gà nha, chứ hổng có Vịt nha...................:-w
     
  17. Uri

    Uri Gà Con

    Tham gia ngày:
    27/3/12
    Bài viết:
    3,355
    Được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    0
    Nơi ở:
    TP-HCM
    Ðề: Phòng Thú Y

    Lại nhạy cảm rồi , thèm a phát chém gió quá !! =))=))=))
     
  18. sungoku433

    sungoku433 Thành viên Mới

    Tham gia ngày:
    20/4/12
    Bài viết:
    287
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Phòng Thú Y

    Nói tới vịt thì anh Roti là số một roài còn gì ^:)^^:)^^:)^
     
  19. anhplt84

    anhplt84 Thành viên Mới

    Tham gia ngày:
    29/5/12
    Bài viết:
    83
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Phòng Thú Y


    Mình thấy bài viết này hay có thể áp dụng được anh em vào tham khảo nhé

    Phòng chữa bệnh cho chim cảnh
    1.Mùa xuân là mùa chim cảnh dễ bị nhiễm bệnh

    Có nhiều loại chim do “nóng trong” nên phát bệnh. Nếu như gặp trường hợp này, ta có thể hái mầm liễu ( ngọn liễu non) cho các loại chim ăn ngũ cốc và ăn tạp ăn, bắt nhện cho chim sâu ăn để “hạ hỏa” cho chim; cũng có thể giảm bớt khẩu phần ăn có mỡ và nhiều chất béo, đồng thời mỗi tuần cho chim uống một lần berberin (lấy ¼ viên berberin tức khoảnh 1g hòa với nước) cũng có thể làm cho chim đỡ nóng hơn. Ngoài ra vào mùa hè, ngoài việc chăm sóc, vệ sinh chuồng, thức ăn, nước uống và chống muỗi cắn cho chim, chúng ta nên thường xuyên cho các loại chim, chẳng hạn như chim ăn ngũ cốc ăn rau răng ngựa (hay còn gọi là cỏ sống đời), kê tươi, và ngô tươi; cho chim ăn sâu, ăn nhện, dế, ve v.v…Với cách này ta cũng có thể tăng cường sức đề kháng cho chim
    2.Cách chữa viêm tuyến nhờn ở chim

    Phần đuôi chim có một tuyến nhờn – đó là nơi tiết ra chất dịch giúp chim làm mượt lông vũ. Tuyến này của chim bị thương, bị nhiễm trùng hay chim bị cảm nắng, cảm lạnh v.v…đều là những nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm tuyến nhờn ở chim. Những con chim bị mắc bệnh này thường tỏ ra mệt mỏi, lông vũ tả tơi, biếng ăn, tuyến nhờn đỏ tấy, mưng mủ. Khi phát hiện ra chim có bệnh, ta có thể chữa bằng cách sau:

    - Dùng cồn iôt khử trùng tuyến nhờn.

    - Dùng kim đã khử trùng đâm thủng tuyến nhờn, dùng tay bóp cho mủ ra hết (bóp khi nàonhinf thấy máu tươi là được)

    - Bôi cồn iôt một lần nữa vào chỗ đau của chim.

    Sau khi làm các động tác trên, ta nên cho chim vào nơi yên tĩnh, tránh nơi quá nóng hoặc quá lạnh, cho chim ăn thức ăn có chất bổ, sau một thời gian, chim sẽ khỏi bênh.

    3.Chữa các bệnh về chân cho chim

    Chim nuôi trong lồng, chân thường dễ bị vật nhọn cứa vào hoặc bị côn trùng cắn rồi nhiễm trùng, mưng mủ, sưng tấy, nếu nghiêm trọng có thể dẫn đến hoại thư xương. Để ngăn chặn và phòng chống những bệnh này cho chim, ta nên thường xuyên khử trùng chuồng, đồng thời kiểm tra loại bỏ các vật cứng nhọn. Nếu chăng may chim bị mắc bệnh, chúng ta phải dùng dao nhọn lấy mủ ra tiêp đó dùng nước muối sinh lý (hay còn gọi là muối đẳng trương) hoặcdungf dung dịch thuốc tím 0,1%(pêmăngnát kali) rủa sạch vết thương, sau cùng bôi cồn iốt và thuốc chống nhiễm trùng lên là đuợc.

    4.Diệt ký sinh trùng làm hại chim

    Ký sinh trùng làm hại chim thường rất nhỏ, chúng bám vào lông và da chim, ăn dần lông, da, thậm chí hút cả máu chim. Để phòng ngừa ký sinh trùng cho chim, việc quan trọng nhất là ta phải thường xuyên giữ cho lồng chim được sạch sẽ, khô ráo, đồng thời phát hiện sớm nếu chim bị ký sinh trùng xâm hại hoặc có rận. Khi làm vệ sinh lồng chim ta có thể nhúng lồng chim qua nước sôi già. Đối với nhũng chim bị ký sinh trùng, ta dùng nước pha với vài giọt dầu hỏa (dầu tây) rắc vào lông chim, đồng thời dùng bột băng phiến 20% rắc vào lông chim (phải xoa nhẹ để bột thấm sâu vào phía trong). Làm như vậy ta có thể tiêu diệt ký sinh làm hại chim.

    5.Phòng chứng béo phì ở chim

    Chim nhốt trong lồng thời gian dài, ít vận động, lại ăn nhiều thức ăn có mỡ, nhiều chất đạm nên rất dễ dẫn đến chứng béo phì. Mắc chứng béo phì, chim trở nên chậm chạp, không hay nhảy nhót, ca múa, hô hấp khó khăn,có con trong khi nhảy nhót, đột ngọt chết do lâu ngày không vận động. Để tránh tình trạng trên, ta nên cho chim ăn một cách khoa học. Đồng thời thường xuyên giúp chim vận động và cố kéo dài thời gian hoạt động cho chim

    6.Chữa bệnh dạ dày cho chim

    Chim ăn phải thức ăn để lâu ngày, hay uống phải nước bẩn đều dẫn đến bị viêm dạ dày.Khi bị bệnh, lông chim tả tơi, thân hình gầy gò, thường tỏ ra ủ rũ, phan dính đặc, có màu vàng trắng ,mùi hôi. Nếu không chữa trị kịp thợi chim sẽ die. Bởi vậy để phòng cho chim khỏi bị bệnh viêm dạ dày, chúng ta phải thường xuyên chú ý giữ đồ ăn, thức uống của chịm sạch sẽ. Với nhũng con chim bị bệnh,cần nhốt chúng vào những nơi ấm áp, ít gió, mỗi ngyaf cho uống 0,2 đến 1mg thuốc kiết lị hòa với nước đườn. Cho chim uống liền trong 3 ngày. Ngoài ra người ta còn cho vào trong thức ăn của chim một lượng bột than gỗ để bột than gỗ hút bớt chất độc trong dạ dày chim.

    7.Chữa cảm và viêm phổi cho chim

    Khí hậu thay đổi đột ngột hoặc sau khi tắm xong gặp phải gió mạnh, chim nuôi trong chuồng rất dễ bị cảm, lông vũ tả tơi, thở khò khè, ăn yếu dần, nước mũi chảy ra, có lúc toàn thân run lẩy bẩy. Số lượng chết do bị cảm và viêm phổi ở chim thường rất cao. Ta có thể chữa cho chim theo cách sau

    Kịp thời đưa chim vào nơi kín gió, ấm áp, nhưng thoáng đãng để tĩnh dưỡng.

    Cho chim ăn thức ăn có nhiều dinh dưỡng.

    Dùng bông thấm với dầu thầu dầu lau nước mũi cho chim.

    Hòa nước đường (đường trắng) cho chim uống, đồng thời mỗi ngày cho chim uống 2 lần 2 – 3g thuốc Têtraxilin.

    (St)

     
  20. Uri

    Uri Gà Con

    Tham gia ngày:
    27/3/12
    Bài viết:
    3,355
    Được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    0
    Nơi ở:
    TP-HCM
    Ðề: Phòng Thú Y

    Cách chữa trị cho vẹt bị thương :

    Thứ 1 : Bạn mua 1 chai oxi già, bông gòn, Ampi hoặc Tetra, Melyxiline.

    Thứ 2 : Tán thuốc ra chia làm 5 phần.

    Thứ 3 : Quan trọng nhất là buộc chân nó lại, bạn có thể lấy dây cước hoặc chỉ đan lưới, buộc 2 chân nó lại nhưng nhớ chưa 1 đoạn khoản 10 cm để nó đi lại nhầm tránh cho nó dùng chân cào vết thương.

    Thứ 4 : Sau khi đã buột 2 chân chim, lấy bông thấm oxi già rửa sạch vết thương sau đó rắc 1 phần thuốc đã chia ra rắc lên chỗ bị thương. Điều trị liên tục đến khi nào bạn thấy khô mài thì cắt chỉ cho nó nhưng phải để ý xem nó có còn gải nữa nha.

    Cách trị này của bạn Diemphuong, đã trị thành công cho bé sáo bị thương ở đầu.
    Chúc Ae thành công !!
     

Nếu chưa có nick trên chimcanhviet.vn thì dùng nick facebook bình luận nhé