Chim Thiên Đường Vietnam

Thảo luận trong 'Kiến Thức Chung Về Chim Rừng.' bắt đầu bởi ngoctuan, 13/9/10.

  1. ngoctuan

    ngoctuan Đại Bàng Bố Ban quản trị

    Tham gia ngày:
    11/9/10
    Bài viết:
    9,242
    Được thích:
    1,956
    Điểm thành tích:
    65
    Giới tính:
    Nam
    Nghề nghiệp:
    IT manager
    Nơi ở:
    Ho Chi Minh
    Nguồn Sưu tầm trên Internet

    Tên Việt Nam : Chim Thiên Đường
    Tên Khoa Hoc :Asian Paradise-Flycatcher

    [​IMG][​IMG]

    Theo tôi được biết hiện tại ở Việt Nam có 3 Loại chim Thiên Đường
    1/ Thiên Đường Đuôi Phướng. Loài này sống ở vùng Bắc Bình Thuận, Nam, Tay Nam Tây Nguyên. Nhưng nhiều nhất la ỏ VQG Cát Tiên Lâm Đồng.
    [​IMG]This image has been resized.Click to view original image[​IMG]
    2/ Thiên Đường Đỏ Đuôi Ngắn :
    [​IMG]This image has been resized.Click to view original image[​IMG]
    Loài này sống ở Nam Tây Nguyên và vùng Tây Bắc Trung Bộ.
    3/Thiên Đương Trắng :
    [​IMG]
    Loài này thường sống vùng dọc bờ biển Miền Trung từ Quảng Bình trở vào tới Qui Nhơn (Bình Định).
    Cả 3 loài nói trên thường sống ở rừng Hỗn Giao lá rộng. Sinh Thái của những loài này thích sống sâu trong rừng, vì thế nên rất hiếm người thấy được loài chim này. Tôi đã may mắn gặp được khi đi khảo sát nghiên cứu cùng những đoàn nghiên cứu sinh học nước ngoài và đã gặp được cả 3 loài nói trên.
    [​IMG]This image has been resized.Click to view original image[​IMG]
    [​IMG]This image has been resized.Click to view original image[​IMG]
    [​IMG]This image has been resized.Click to view original image[​IMG]
    [​IMG]
     

  2. chuoivn

    chuoivn Thương gia

    Tham gia ngày:
    13/9/10
    Bài viết:
    14
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Thiên Đường Đuôi Phướn

    Tên Tiếng Anh : Asian Paradise-flycatcher
    Danh Pháp Khoa Học : Terpsiphone paradisi

    [​IMG]

    Thiên Đường Đuôi Phướn(Terpsiphone paradisi), còn được gọi là thường Đớp ruồi Thiên Đường (Paradise-flycatcher), là một loài chim thuộc bộ Sẻ (passerine).Trước Đây được xếp vào họ đớp ruồi (Muscicapidae), nhưng hiện nay chúng lại được đặt vào họ Rẽ Quạt ( Monarchidae )và hầu hết loài chim này được tìm thấy ở Australasia và nam châu Á nên còn gọi là Thiên Đường Châu á (Asian Paradise-flycatcher)

    Asian Paradise-flycatcher có độ dài trung bình từ 19 đến 22 cm.Đầu màu đen bóng gồm cả mào (crest), mỏ đen và chắc chắn, mắt đen. Chim mái co màu hung đỏ (rufous) trên lưng và màu xám dưới cổ họng. cánh dài khoảng 86-92 mm.Loài ở Nam á thường thay đổi màu lông trong vài năm đầu. Chim trống trưởng thành trông rất giống chim mái ngoại trừ chúng có họng đen và viền mắt màu xanh, khi đã trưởng thành lông đuôi có thể đạt đến 24 cm. Chim già màu lông hung đỏ biến thành màu trắng và Đuôi phát triển đến 30cm vì thế trông chúng rất uể oải.. loài rufous-morph lại có cánh và đuôi màu hung đỏ, phần bụng màu trắng

    Chim Trống

    [​IMG]

    Từ đầu thế kỷ 19 một số phân loài đã được mô tả là khác biệt chủ yếu ở bộ lông của con đực từ các loài như nominated (Carl von Linné in 1758). Trong dãy phía tây Himalaya (Western Himalayas) Chim trống có màu hung đỏ nhạt phần trên lưng, ngực trắng và rất nhiều màu đen trên đôi cánh trắng. Trong dãy phía đông của Himalaya (Eastern Himalayas) chim trống lại có mào ngắn hơn và có sọc đen trên phần lưng, trong khi loài rufous-morph lại có vệt hung đỏ phía dưới và đuôi ngắn hơn Trong Quần đảo Nicobar chúng lai có màu ô liu phần trên lưng và màu sẫm hơn phần dưới bụng. Tại Sri Lanka chúng lại không có màu trắng. Ở Borneo và Sumba, Hầu hết chim trưởng thành đều có một bộ lông màu trắng (không thay đổi)

    Asian Paradise-flycatchers sống trong những khu rừng già rậm rạp từ Turkestan đến Mãn Châu, từ Ấn Độ và Sri Lanka đến quần đảo Mã Lai trên các đảo Sumba và Alor. Ở Việt nam chúng có mặt tại Vườn Quốc Gia Cát Tiên, đây là loài chim di trú vì điều kiện thời tiết. Cũng có loài thường trú tại miền nam Ấn Độ, vì thế vẫn có thể quan sát được sinh thái của chúng trong khu vực này vào mùa đông

    Asian Paradise-flycatchers có giọng hót khá to và sắc, chân ngắn, thức ăn chủ yếu là côn trùng dưới những tán lá rậm rạp. Chúng có thói quen tắm vào buổi chiều trong những vũng nước nhỏ. Mùa sinh sản là vào tháng 5 đến tháng 7, đẻ từ 3 đến 4 trứng. tổ có hình dạng như chiếc cốc (tách) được làm bằng các cành cây nhỏ và mạng nhện tổ của chúng thường được làm gần vùng có chim Chèo Bẻo (drongos) sinh sống để tránh các loài chim hung dữ khác . Trứng được ấp bởi cả chim trống và chim mái, trứng nở trong khoảng thời gian là 21-23 ngày

    [​IMG]This image has been resized.Click to view original image[​IMG]

    [​IMG]This image has been resized.Click to view original image[​IMG]

    A rufous-morph male Asian Paradise-flycatcher
    [​IMG]This image has been resized.Click to view original image[​IMG]


    Hiện tại các nhà Điểu Học nghiên cứu loài chim này đã phân ra thành 13 loài và đã được công nhận

    Phân Loài như sau :

    * T. p. leucogaster (Swainson, 1838) breeds in the western Tian Shan, in Afghanistan, in the north of Pakistan, in northwestern and central India, in Nepal’s western and central regions; populations occurring in the east of Pakistan and in the south of India migrate towards the foothills of the Himalayas in spring for breeding.
    [​IMG]This image has been resized.Click to view original image[​IMG]
    * T. p. affinis (Blyth, 1846) inhabits Malaysia and Sumatra.
    * T. p. incei (Gould, 1852) breeds in eastern, northeastern and central China, in the Russian Far East and in the north of Korea; populations occurring in Southeast Asia are non-breeding.
    * T. p. insularis (Salvadori, 1887) inhabits the island Nias off the western coast of Sumatra.
    * T. p. nicobarica (Oates, 1890) inhabits the Nicobar Islands.
    * T. p. sumbaensis (Meyer, 1894) inhabits the Lesser Sunda Island Sumba.
    * T. p. floris (Büttikofer, 1894) inhabits the Lesser Sunda Islands Sumbawa, Flores, Lomblen and Alor.
    * T. p. procera (Richmond, 1903) inhabits the island Simeuluë northwest off the coast of Sumatra.
    * T. p. ceylonensis (Zarudny & Harms, 1912) inhabits Sri Lanka.
    * T. p. borneensis (Hartert, 1916) inhabits Borneo.
    * T. p. saturatior (Salomonsen, 1933) breeds in the eastern parts of Nepal and northeastern India, in eastern Bangladesh and northern Myanmar; populations occurring in Malaysia migrate northward for breeding.
    * T. p. burmae (Salomonsen, 1933) inhabits the central region of Myanmar.
    * T. p. indochinensis (Salomonsen, 1933) inhabits the eastern regions of Myanmar, Yunnan in the south of China, migrates through Thailand and Indochina to Malaysia, Sumatra and the neighboring islands.

    Adult male T.p. leucogaster in Himachal Pradesh
    [​IMG]This image has been resized.Click to view original image[​IMG]


    Female in Kullu District of Himachal Pradesh, India.
    [​IMG]This image has been resized.Click to view original image[​IMG]

    Mascarene Paradise-flycatcher

    [​IMG]


    Phân Loài Paradise-flycatcher :
    * Terpsiphone rufiventer (Swainson, 1837) - Red-bellied Paradise-flycatcher
    * Terpsiphone smithii (Fraser, 1843) - Annobón Paradise-flycatcher
    * Terpsiphone bedfordi (Ogilvie-Grant, 1907) - Bedford's Paradise-flycatcher
    * Terpsiphone rufocinerea (Cabanis, 1875) - Rufous-vented Paradise-flycatcher
    * Terpsiphone batesi Chapin, 1921 - Bates's Paradise-flycatcher
    * Terpsiphone viridis (Statius Müller, 1776) - African Paradise-flycatcher
    [​IMG]This image has been resized.Click to view original image[​IMG]
    * Terpsiphone atrochalybeia (Thomson, 1842) - Sao Tome Paradise-flycatcher
    * Terpsiphone mutata (Linnaeus, 1766) - Madagascar Paradise-flycatcher
    * Terpsiphone corvina (Newton,E, 1867) - Seychelles Paradise-flycatcher
    [​IMG]This image has been resized.Click to view original image[​IMG]
    * Terpsiphone bourbonnensis (Statius Müller, 1776) - Mascarene Paradise-flycatcher
    * Terpsiphone atrocaudata (Eyton, 1839) - Japanese Paradise-flycatcher
    * Terpsiphone cyanescens (Sharpe, 1877) - Blue Paradise-flycatcher
    * Terpsiphone cinnamomea (Sharpe, 1877) - Rufous Paradise-flycatcher
    * Terpsiphone paradisi (Linnaeus, 1758) - Asian Paradise-flycatcher
    [YOUTB]http://www.youtube.com/watch?v=ml_bpu8OQl8&feature=player_embedded[/YOUTB]
     
  3. memberock

    memberock Thành viên Mới

    Tham gia ngày:
    17/3/11
    Bài viết:
    0
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Chim Thiên Đường Vietnam

    ko phải chém chứ con Thiên Đương Trắng chính tay e bắn chết 1 chú giữa lòng hà nội
     
  4. __Ant__

    __Ant__ Thành viên Mới

    Tham gia ngày:
    8/4/11
    Bài viết:
    217
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
  5. Eupatrie

    Eupatrie Thành viên Mới

    Tham gia ngày:
    29/3/11
    Bài viết:
    677
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Chim Thiên Đường Vietnam

    Loại này nuôi thế nào, tiếng hót ra sao?
    Hình thể đẹp quá ta./.
     
  6. hocchemgio

    hocchemgio Thành viên Mới

    Tham gia ngày:
    6/4/11
    Bài viết:
    254
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Chim Thiên Đường Vietnam

    Mún nuôi thiên đường phải có chuồng lớn, aviary thì mới giữ được bộ đuôi dài đẹp và chỉ nuôi chim trống chứ chim mai hoặc loại đuôi ngắn thì nuôi làm gì cho mất công.
     
  7. phoenix108

    phoenix108 Thành Viên Tích Cực

    Tham gia ngày:
    25/10/10
    Bài viết:
    971
    Được thích:
    7
    Điểm thành tích:
    38
    Nghề nghiệp:
    pharmacien
    Nơi ở:
    VietNam
    Ðề: Chim Thiên Đường Vietnam

    Họ Chim thiên đường
    Bách khoa toàn thư mở Wikipedia


    Chim thiên đường, một số tài liệu bằng tiếng Việt còn gọi là chim thiên hà, là các loài chim thuộc họ Paradisaeidae, sống ở một số khu vực thuộc Australasia, bao gồm miền đông Indonesia, New Guinea và đông bắc Australia. Các thành viên của họ Thiên đường được biết đến nhiều nhất có lẽ là từ những bộ lông sặc sỡ, đẹp của các con trống thuộc phần lớn các loài, được chúng sử dụng để hấp dẫn con mái (con mái có bộ lông bình thường) bằng những điệu nhảy và xòe cánh, múa đuôi. Con trống có đuôi dài và đẹp. Một số còn có chỏm lông trên đầu hay lông cánh dài sặc sỡ. Các loài chim thiên đường là một trong những loại chim biết hót cổ xưa nhất.

    Họ Chim thiên đường dao động về kích thước từ nhỏ như ở chim thiên đường vua chỉ nặng 50 gam (1,8 oz) và dài 15 cm (6 inch) tới mỏ liềm đen dài 110 cm (43 inch) và manucode mào quăn nặng 430 gam (15,2 oz).

    Được biết đến nhiều nhất là các thành viên của chi Paradisaea, bao gồm cả loài điển hình, chim thiên đường lớn (Paradisaea apoda). Loài này được miêu tả từ các mẫu vật được các thương nhân mang về châu Âu. Các mẫu vật này được các thương nhân bản địa tạo ra bằng cách tháo bỏ cánh và chân sao cho chúng có thể dùng như là vật trang trí. Các nhà thám hiểm thương mại đã không biết được điều này và dẫn tới niềm tin rằng chúng không bao giờ đậu xuống đất mà luôn được giữ lơ lửng trong không trung nhờ bộ lông. Đây là nguồn gốc cả cả tên gọi "chim thiên đường" lẫn tên khoa học apoda - không chân
    SINH HỌC
    Các loài trong họ Thiên đường nói chung trông giống như quạ về hình thái cơ thể chung, và trên thực tế là nhóm có quan hệ chị-em với họ Quạ. Chúng có mỏ chắc mập hoặc dài và chân khỏe, với khoảng hai phần ba số loài là dị hình giới tính mạnh.

    Chúng sống trong các khu rừng nhiệt đới, bao gồm rừng mưa nhiệt đới, rừng đầm lầy và rừng rêu. Ở phần lớn các loài, thức ăn chủ yếu là trái cây, mặc dù các loài súng trường và mỏ liềm cũng thích ăn cả sâu bọ và các động vật chân khớp khác[1].

    Phần lớn các loài có nghi thức kết đôi phức tạp, với các loài Paradisaea sử dụng cách thức kết đôi kiểu cầu ngẫu trường. Các loài khác, chẳng hạn như các chi Cicinnurus và Parotia, có các kiểu nhảy kết đôi mang tính chất nghi thức cao. Các con trống là đa thê ở các loài dị hình giới tính, nhưng là đơn thê ở ít nhất là một số loài đồng hình giới tính. Sự lai tạp là phổ biến ở các loài chim này. Nhiều dạng lai ghép đã được miêu tả như là các loài mới, và nghi ngờ liên quan tới một vài dạng, như chim thiên đường mỏ thùy Rothschild, là có cơ sở.

    Các loài trong họ này xây tổ từ các vật liệu mềm, như lá, dương xỉ, tua dây leo, thường là trên các chạc cây.[1] Số lượng trứng đẻ mỗi lần là chưa chắc chắn. Ở các loài to lớn hơn, gần như chỉ là một quả. Các loài nhỏ hơn có thể đẻ 2-3 trứng[2]. Trứng được ấp nở trong 16-22 ngày, và chim non rời tổ trong khoảng từ 16 tới 30 ngày tuổi.[1]
     
  8. phoenix108

    phoenix108 Thành Viên Tích Cực

    Tham gia ngày:
    25/10/10
    Bài viết:
    971
    Được thích:
    7
    Điểm thành tích:
    38
    Nghề nghiệp:
    pharmacien
    Nơi ở:
    VietNam
    Ðề: Chim Thiên Đường Vietnam

    Phân loại khoa học
    Giới (regnum): Animalia
    Ngành (phylum): Chordata
    Lớp (class): Aves
    Bộ (ordo): Passeriformes
    Phân bộ (subordo): Passeri
    Phân thứ bộ (infraordo): Corvida
    Liên họ (superfamilia): Corvoidea
    Họ (familia): Paradisaeidae

    Các chi
    Chi Lycocorax

    Chim thiên đường quạ đen, Lycocorax pyrrhopterus

    Chi Manucodia

    Manucode lông mượt, Manucodia atra
    Manucode đảo Jobi, Manucodia jobiensis
    Manucode vòng lông cổ nhăn, Manucodia chalybata
    Manucode mào quăn, Manucodia comrii
    Manucode trumpet, Manucodia keraudrenii

    Chi Paradigalla

    Paradigalla đuôi dài, Paradigalla carunculata
    Paradigalla đuôi ngắn, Paradigalla brevicauda

    Chi Astrapia

    Astrapia núi Arfak, Astrapia nigra
    Astrapia tráng lệ, Astrapia splendidissima
    Astrapia đuôi mảnh, Astrapia mayeri
    Astrapia Stephanie, Astrapia stephaniae
    Astrapia bán đảo Huon, Astrapia rothschildi

    Chi Parotia

    Parotia phương tây, Parotia sefilata
    Parotia Carola, Parotia carolae
    Parotia Berlepsch, Parotia berlepschi
    Parotia Lawes, Parotia lawesii
    Parotia phương đông, Parotia helenae
    Parotia Wahnes, Parotia wahnesi

    Chi Pteridophora

    Chim thiên đường vua Saxony, Pteridophora alberti

    Chi Lophorina

    Chim thiên đường hùng vĩ, Lophorina superba

    Chi Ptiloris

    Súng trường tráng lệ, Ptiloris magnificus
    Súng trường phương đông, Ptiloris intercedens
    Súng trường thiên đường, Ptiloris paradiseus
    Súng trường Victoria, Ptiloris victoriae

    Chi Epimachus

    Mỏ liềm đen, Epimachus fastuosus
    Mỏ liềm nâu, Epimachus meyeri
    Mỏ liềm mỏ đen, Epimachus albertisi
    Mỏ liềm mỏ nhạt, Epimachus bruijnii

    Chi Cicinnurus

    Chim thiên đường tráng lệ, Cicinnurus magnificus
    Chim thiên đường Wilson, Cicinnurus respublica
    Chim thiên đường vua, Cicinnurus regius

    Chi Semioptera

    Cánh chuẩn Wallace, Semioptera wallacii

    Chi Seleucidis

    Chim thiên đường mười hai dây, Seleucidis melanoleuca

    Chi Paradisaea

    Chim thiên đường nhỏ, Paradisaea minor
    Chim thiên đường lớn, Paradisaea apoda
    Chim thiên đường Raggiana, Paradisaea raggiana
    Chim thiên đường Goldie, Paradisaea decora
    Chim thiên đường đỏ, Paradisaea rubra
    Chim thiên đường hoàng đế, Paradisaea guilielmi
    Chim thiên đường lam, Paradisaea rudolphi
     
    Last edited by a moderator: 11/5/11
  9. nam123

    nam123 Thành Viên

    Tham gia ngày:
    28/12/10
    Bài viết:
    110
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    Ðề: Chim Thiên Đường Vietnam

    mình đã gặp 1 kon màu trắng. Cứ tưởng chòe lửa lại co mào hi
     
  10. phoenix108

    phoenix108 Thành Viên Tích Cực

    Tham gia ngày:
    25/10/10
    Bài viết:
    971
    Được thích:
    7
    Điểm thành tích:
    38
    Nghề nghiệp:
    pharmacien
    Nơi ở:
    VietNam
    Ðề: Chim Thiên Đường Vietnam

    Còn theo Danh sách các loài chim Việt Nam
    Bách khoa toàn thư mở Wikipedia


    Họ Chim thiên đường

    Bộ: Passeriformes Họ: Monarchidae

    Có 99 loài trên thế giới, trong đó tại Việt Nam có 3 loài.

    Đớp ruồi xanh gáy đen Hypothymis azurea
    Thiên đường đuôi đen Terpsiphone atrocaudata
    Thiên đường đuôi phướn Terpsiphone paradisi

     
  11. phoenix108

    phoenix108 Thành Viên Tích Cực

    Tham gia ngày:
    25/10/10
    Bài viết:
    971
    Được thích:
    7
    Điểm thành tích:
    38
    Nghề nghiệp:
    pharmacien
    Nơi ở:
    VietNam
    Ðề: Chim Thiên Đường Vietnam

    Đớp ruồi xanh gáy đen Hypothymis azurea--Bộ: Passeriformes Họ: Monarchidae--Họ Chim thiên đường Việt Nam

    [​IMG][/IMG]
    Black-napedMonarch
    [​IMG][/IMG]
    Black-napedMonarch
    [​IMG][/IMG]
    Black-napedMonarch
    -------------------------------------
    Thiên đường đuôi đen Terpsiphone atrocaudata--Bộ: Passeriformes Họ: Monarchidae--Họ Chim thiên đường Việt Nam

    [​IMG][/IMG]
    JapaneseParadise-flycatcher
    [​IMG][/IMG]
    AsianParadise-flycatcher
    [​IMG][/IMG]
    AsianParadise-flycatcher
     
  12. bady1994

    bady1994 Thành viên Mới

    Tham gia ngày:
    4/2/12
    Bài viết:
    81
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Chim Thiên Đường Vietnam

    phải nói chú này quá ư là đẹp..............................
     
  13. cunhantopup

    cunhantopup Thành viên Mới

    Tham gia ngày:
    16/2/12
    Bài viết:
    2
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Chim Thiên Đường Vietnam

    Đuôi đẹp thật............................
     
  14. tuhangcua

    tuhangcua Thành Viên

    Tham gia ngày:
    16/11/11
    Bài viết:
    319
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    Ðề: Chim Thiên Đường Vietnam

    bắt mấy con về nuôi chơi .
     
  15. trantien

    trantien Thành viên Mới

    Tham gia ngày:
    13/12/11
    Bài viết:
    170
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Chim Thiên Đường Vietnam

    đúng là chim thiên đường.quá đẹp
     
  16. hoanganhvina9

    hoanganhvina9 Thành Viên

    Tham gia ngày:
    26/7/11
    Bài viết:
    38
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: Chim Thiên Đường Vietnam

    xin tư vấn chim thiên đường ăn gì vậy. Tình cờ mơi mua được 1 em loại màu vàng da bò ngực trắng ấy, nuôi được 4 ngày rồi thấy ăn sâu qui thôi chưa ăn cám thì có cần cho ăn hoa quả không? con của mình chỉ nhỏ như con chòe lửa, có 2 đuôi kiếm nhưng gẫy rồi lúc chưa gãy hẳn đo thì đuôi kiếm dài 30cm, mào thấy chưa dựng mà cụp ( có lẽ chim mới bắt nên sợ). Đang nuôi bằng sâu và vào cám chòe lửa, nhốt lồng chòe lửa
    xin hỏi: có đuôi kiếm , mí mắt xanh nước biển thì có phải chim trống ko vì tìm hiểu bên lananh bird thì thấy nói chim mái duoi ngắn không có đuôi kiếm?. cám ơn
     
  17. hoanganhvina9

    hoanganhvina9 Thành Viên

    Tham gia ngày:
    26/7/11
    Bài viết:
    38
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: Chim Thiên Đường Vietnam

    [YOUTB]http://youtu.be/BO19mNzLiwo[/YOUTB]
    ....................................
     
  18. Roit

    Roit Vịt Con

    Tham gia ngày:
    15/11/11
    Bài viết:
    3,278
    Được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    0
    Nghề nghiệp:
    IT
    Nơi ở:
    HCM
    Ðề: Chim Thiên Đường Vietnam

    Ko biết loài này ăn uống sao ta?
     
  19. bjnhchimmoc

    bjnhchimmoc Thành viên Mới

    Tham gia ngày:
    1/5/12
    Bài viết:
    0
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Re: Ðề: Chim Thiên Đường Vietnam

    Em rất thích chữ kỹ của bác. Đất nước này cần có những người nhiệt huyết.
     
  20. trungboi84

    trungboi84 Thành viên Mới

    Tham gia ngày:
    16/7/11
    Bài viết:
    3
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Chim Thiên Đường Vietnam

    mấy hôm nay bẫy lưới ở đầm hồng ngày nào cũng đc thiên đường màu nâu đỏ,mà về toàn chết ko nuôi đc các bác ạ.e để ý ở ngoài thì nó đuổi cả chào mào cả khuyên,và nó bắt châu chấu hoặc các con bọ bay từ dưới đất lên rất nhanh,về để châu chấu vào thì nó ko ăn mà lăn ra chết:-??:-??
     

Nếu chưa có nick trên chimcanhviet.vn thì dùng nick facebook bình luận nhé