MỘT SỐ KINH NGHIỆM NUÔI CHIM SÁO.

Thảo luận trong 'Nhồng-Yểng - Cưỡng - Sáo.' bắt đầu bởi ngoctuan, 12/6/15.

  1. ngoctuan

    ngoctuan Đại Bàng Bố Ban quản trị

    Tham gia ngày:
    11/9/10
    Bài viết:
    9,242
    Được thích:
    1,956
    Điểm thành tích:
    65
    Giới tính:
    Nam
    Nghề nghiệp:
    IT manager
    Nơi ở:
    Ho Chi Minh
    NẾU BẠN ĐANG NUÔI HAY CHUẨN BỊ NUÔI MỘT CHÚ CHIM SAO, HÃY THAM KHẢO MỘT SỐ KINH NGHIỆM NHỎ VỀ CÁCH CHĂM SÓC CHIM SÁO Ở ĐÂY NHÉ!
    [​IMG]

    Về chuồng trại của sáo
    Nên tậu cái nào to một chút, không cần phải là lồng đẹp cầu kì về họa tiết Không quá to như lồng gà mà cũng đừng quá bé như lồng khuyên . Khoảng 50x 50 là được.
    Về giới tính
    Khi chọn sáo anh em nên chọn trống vì thường thì trống vẫn đẹp hơn về dáng dấp,oai vệ. Chọn con to mồm nhất đàn,đầu to chân cao to,mặt và mắt có vẻ dữ 1 chút thì xác xuất trống cao.Không nên mua sáo còn quá non. Không nên chọn con chưa mọc lông ống và chưa hết bọng phân, về nhiều lúc chết không rõ nguyên nhân. Và sẽ phải cho ăn liên tục sẽ vất vả không có nhiều thời gian.
    Về chế độ dinh dưỡng
    Cám trứng pha nước cho nhão dùng que đút cho ăn, bổ xung thêm các chất dinh dưỡng khác: Thịt bò, thịt lợn băm nhỏ, sâu (loại nào nó cũng ăn cả), châu chấu ngắt càng, tép khô giã nhuyễn trộn với cám…
    Lưu ý: Sáo non còn chưa uống được nước bạn dùng xi lanh bơm nước vào miệng sáo.(nhiều người chỉ cho ăn cám nhão vì nghĩ có nước rồi nên sáo thường bị chết vì khát).
    Sáo non đang bắt đầu tập mổ ( tháng thứ 2)
    Hiện tượng sáo bắt đầu mổ là khi đút que sáo bắt đầu mổ vào que đút. Và để tập luôn cho sáo biết tự ăn khi đói cách đơn giản là pha cám nhão vào cóng để sáo tự mổ ăn dần, nếu khoảng 7~8 tiếng sáo ăn không hết thì nên đổ bỏ thay cám mới, không sáo ăn sẽ đau bụng do cám lên men chua. Tuy nhiên đây là thời kì đầu nên anh em phải đút thêm cho sáo.

    Sáo bắt đầu thay lông ( tháng thứ 9)
    Thường thì thời kì này anh em chú ý sức khỏe của sáo. Cho ăn uống chất dinh dưỡng bổ xung như đã nêu trên nhưng không nên cho ăn sâu sau lông sẽ không mượt, không đẹp. Cho sáo tắm nắng và tắm nước đều đặn.Tắm nước có thể cách vài ngày được nhưng tắm nắng rất cần thiết khi sáo đang thay lông.Nên có áo lồng vào mùa lạnh để ủ ấm cho sáo.Vì giai đoạn này sáo yếu đi 1 chút,sẽ ít hót hơn.Nếu anh em nào có điều kiện thì mua thêm thuốc bổ cho sáo.Quá trình thay lông thường kéo dài từ 2~3 tháng.
    Sáo trưởng thành
    Các loại bệnh sáo thường mắc phải:
    - Bệnh tiêu chảy:
    +Nguyên nhân: Cái này do người nuôi cho ăn quá nhiều thịt hoặc cám pha nước để lâu lên men, hoặc cám bị mốc, mối mọt.
    + Cách chữa: 1/4 viên berberin khoảng 1g hòa với nước trong cóng cho sáo uống trong ngày, liên tục trong 5 ngày.
    - Lông chim xơ xác:
    +Nguyên nhân: Do các kí sinh trùng gây hại bám vào lông và da, khiến sáo ngứa ngáy dẫn đến hiện tượng rỉa đến lông xơ xác, ngoài ra sáo gầy đi trông thấy dù cho ăn uống rất đều đặn và thêm nhiều các chất dinh dưỡng.
    + Cách chữa: Việc đầu tiên ta phải vệ sinh chuồng trại cho sáo, vì sáo ăn nhiều thải nhiều nên khoảng 2 ngày thay đáy lồng. Cho sáo tắm bằng nước muối pha loãng, tắm xong cho phơi nắng khoảng 15 phút cho ung trứng dận, bọ trên người sáo.
    - Chim sáo bị béo phì:( trường hợp hiếm)
    +Nguyên nhân: Sáo nuôi trong lồng không được thả lại bổ xung nhiều chất mỡ,đạm dẫn đến nguyên nhân sáo trở nên chậm chạp,sinh ra lời vận động ít hoạt bát mà thường thấy ở sáo.Có trường hợp sáo chết đột ngột cũng do nguyên nhân này.
    + Cách chữa: Khi sáo có hiện tượng trên anh em chịu khó cho sáo tắm nắng mỗi buổi sáng,và cho ăn uống điều độ lại.
    - Sáo bị viêm phổi ( Hiện tượng hắt xì): Trường hợp này anh em lưu ý vì sáo rất dễ chết
    +Nguyên nhân: Thường thì do khí hậu lạnh mà anh em không trùm áo lồng,hoặc trời mùa đông sáo tắm xong không có nắng.Lúc đó hiện tượng sáo bắt đầu hắt xì lông xơ xác,toàn thân run lên.
    + Cách chữa: Buổi tối trước khi đi ngủ nên trùm áo lồng tránh lạnh cho sáo.để nơi ấm áp. Pha nước đường cho vào cóng nước.
    Sáo là loài chim khá khỏe những trường hợp mắc những bệnh trên khá hiếm gặp ở sáo, có thể trong quá trình nuôi sáo sẽ gặp. Nhưng khi chăm sóc sáo tốt thì tự nhiên sáo có sức đề kháng và khỏe mạnh để chống lại bệnh tật rồi.
     

    Chỉnh sửa cuối: 12/6/15
  2. Nguyen Hong Thai

    Nguyen Hong Thai Thành Viên

    Tham gia ngày:
    12/6/15
    Bài viết:
    47
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    8
    Giới tính:
    Nam
    Cám ơn bạn Ngọc Tuấn.
    Từ những kinh nghiệm đúc rút ở trên, mình đã hiểu sơ sơ cách nuôi và chăm sóc chim sáo.
    Nếu Ban quản trị có thêm thông tin về khả năng đẻ của sáo nuôi thì xin vui lòng chia sẻ thêm thông tin nhé (Như tuổi bắt đầu có thể đẻ, tập tính làm tổ, ghép đôi/nuôi chung lồng, ... - trong môi trường nuôi nhốt).
    Trân trọng.
     
    ngoctuan thích bài này.
  3. ngoctuan

    ngoctuan Đại Bàng Bố Ban quản trị

    Tham gia ngày:
    11/9/10
    Bài viết:
    9,242
    Được thích:
    1,956
    Điểm thành tích:
    65
    Giới tính:
    Nam
    Nghề nghiệp:
    IT manager
    Nơi ở:
    Ho Chi Minh
    Chim sáo là giống rất phổ biến ở Việt Nam, chúng là loại có ở bất cứ nơi nào có ruộng đồng thì nơi đó có chim sáo, nơi nào có trâu bò gặm cỏ là nơi đó có vài con sáo đậu trên lưng trâu bò. Chim sáo loài chim rất dạn chúng thường suất hiện ở những nơi ruộng đồng mới cày sới để bắt con giun, con dế, kể cả có người chúng cũng không sợ.
    Nuôi chim sáo là thú vui của nhiều người, thích nhất là khi chúng bập bẹ nói theo chúng ta đôi ba câu, như những đứa trẻ mới tập nói. Nhưng để nuôi được một con chim sáo hót hay nói giỏi thì người nuôi cần nắm được những đặc tính của loài sáo. Và nắm bắt cơ bản về kỹ thuật nuôi; Nay kỹ thuật nhà nông xin giới thiệu tới bà con bài viết về kỹ thuật nuôi chim sáo.
    Đôi nét về chim sáo : Chim sáo có thân hình nhỏ hơn chim cưỡng và có nhiều loại; Sáo sành, sáo nghệ, sáo trâu, sáo sậu, sáo bông… nhưng chỉ có 2 loại sáo sậu và sáo trâu là bắt chiếc được tiếng người thôi.

    Đặc điểm của sáo sậu hay gọi là sáo nâu; Có bộ long xấy xí y như bộ áo của thầy tu, chân và mỏ màu vàng, gián cánh, chót cánh và phần trên đuôi màu đen lợ, bụng màu vàng nâu. Mí mắt có một vành da mỏng màu vàng; Chim trống thì miến da vàng ở đuôi mắt dày ra, chim sáo cái thì miếng da ngắn lại giống như chim cưỡng.

    Đặc điểm
    của sáo trâu hay gọi là sáo đen; Thân mình dài hơn sáo sậu, mỏ và chân màu vàng toàn thân long màu đen, trên đầu có lông dựng đứng trông rất đẹp.

    Cách chăm sóc:

    + Thức ăn cho chim: Thường là cào cào, sâu bọ, dế, cơm gạo..nếu nuôi
    trong lồng thì ta cho ăn chuối, cơm, thức ăn dành riêng cho chim hay bột đậu phộng trộn trứng.

    + Lồng nhốt chim : Thường dùng loại lồng bằng tre , bằng mây hay bằng kim loại, chim sáo rất hiền và ít phá chuồng nó thích đứng yên tại chỗ, nhưng nó thường dùng mỏ cạy cửa vì vậy lên bà con hãy dùng kẽm cột cửa lồng cẩn thận để chúng không cạy cửa bay đi mất ( đừng để chim sáo sổ lồng…sáo bay xa…nhé )

    + Sáo thích ăn no tắm mát, thỉnh thoảng bỏ nước vào cho sáo tắm và mang ra ngoài phơi nắng; nếu nuôi chim con thì mau dạn người và mau nói. Khoảng 6 tháng tuổi là chim sáo biết nói gió líu lo rồi, và chừng một năm là biết nói rồi. Tuy nói không sõi bằng chim nhồng, cũng thua cả chim cưỡng, nhưng giọng thì rõ ràng dễ nghe và hót hay mình thích nghe nó hót nhất. Nhưng biệt tài của chim sáo là giữ nhà rất giỏi, không cần tập nhưng bản năng nó tự có.

    ðKhi chim sáo đã quen nơi ăn chốn ở rồi ta thường thả cho nó sống từ do chúng sẽ tự kiếm ăn từ trong nhà ra ngoài vườn.

    Dạy chim sáo nói :

    ðĐến giai đoạn tập nói bạn nên đưa sáo vào khu vực yên tĩnh ( tốt nhất là góc vườn) dùng một miếng vải đen che nồng lại hàng ngày đến bữa ăn thì tháo tấm vải ra và tập nói cho sáo khoảng 30 phút rồi mới cho ăn ( ban đầu tập cho sáo nói những câu đơn giản như: xin chào, có khách…rồi sau đó mới nói những câu phức tạp ). Khi sáo ăn xong thì đạy vải che lại, lần sau lại làm như vậy, tập cho sáo nói từng câu một khi đã nói được câu này rồi mới dậy câu khác.

    ðGiai đoạn lột lưỡi : Lột lưỡi chim sáo là bóc bỏ lớp sừng cứng đệm phía dưới lưỡi của sáo, lột như vậy để lưỡi chim mềm hơn, dễ phát âm hơn. Khi banh mỏ con chim ra bạn sẽ thấy phần mặt trên lưỡi rất bình thường, đầu lưỡi cú nhô ra một mẩu sừng nhọn trông như móng tay vậy. Lớp sừng cứng nằm phía mặt dưới lưỡi của con chim, bạn sẽ lột bỏ nó đi.

    Cách lột lưỡi :

    - Phải có 2 người, một người giữ chim rồi banh mỏ ra

    - Một người lấy dấm hoặc nước cốt chanh tươi bôi vào lưỡi, một lúc là chóp lưỡi mềm ra. Lấy móng tay khều nhẹ là ra, có một chút ở đầu lưỡi thôi làm nhẹ nhàng dừng làm manh tay là chết chim đấy.

    - Tập nói thì phải kiên trì, ngày nào cũng vậy vào một giờ nhất định chỉ cho học một câu ngắn thôi.

    Chú Ý : Lột lưỡi thì cạy bỏ da dưới lưỡi có thể làm chim nói dễ hơn, rõ hơn, mặc dù không lột chim cung biết nói nhưng khó hơn. Nếu lột lưỡi hãy nhẹ nhàng và cẩn thận, vì chim sáo là loài nhớ dai, bạn làm nó đau một lần nó sẽ sợ tới già và không nghe bạn nói nữa đâu.
     
  4. Nguyen Hong Thai

    Nguyen Hong Thai Thành Viên

    Tham gia ngày:
    12/6/15
    Bài viết:
    47
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    8
    Giới tính:
    Nam
    Cám ơn bạn nhiều nhé.
     
    ngoctuan thích bài này.
  5. phong trần

    phong trần Thành viên Mới

    Tham gia ngày:
    25/7/15
    Bài viết:
    3
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Giới tính:
    Nam
    Bác cho e hỏi chút kinh nghiệm với, e nuôi e này từ lúc nó ms nở đc 2,3 ngày (tình cờ thấy nó) đến giờ cũng đc 1tháng, e chỉ cho nó ăn cám vịt thôi =)))), nó bị tật chân từ nhỏ, lanh lợi lắm, e đi đâu là đòi theo, nó bay lên cái cây xa cả mấy chục mét mà e huýt cái là bay về đậu lên vai liền :v nhưng mà đến giờ nó vẫn chưa biết mổ, bác cho e hỏi là chừng nào nó biết mổ ăn ạ, liệu e nó có nói đc k hả bác? Rồi có cần cho e nó ăn j nữa k, chứ e thấy nó nghiền cám vịt r @@ mà e cũng chưa nuôi sáo bao giờ, k biết e nó là trống hay mái?
    DSC_0782.JPG DSC_0783.JPG DSC_0785.JPG
     
    Last edited by a moderator: 25/7/15
  6. nêmô

    nêmô Quản Trị Viên Ban quản trị

    Tham gia ngày:
    20/5/15
    Bài viết:
    2,237
    Được thích:
    844
    Điểm thành tích:
    113
    Giới tính:
    Nam
    Chim này tạp ăn lắm bạn.giống khướu thôi.cám vịt được rồi sang hơn thì cho ăn cám trứng bavi.cho ăn thêm thịt lợn sống băm nhỏ nhưng ăn ít thôi được rồi.giun đất dế cào cào hay con thạch sùng.để tốt hơn bạn dùng cám vịt cho thêm vài lòng đỏ trứng và tôm hấp chín cả vỏ say nhuyễn.dùng bột mai mực trộn vào khi làm cám để tthêm canxi hoặc dùng luôn vỏ trứng xay nhuyễn củng được.nuôi sáo đơn giản lắm mà lại hay.nó bị tật thì bạn nhơ cố gắng chăm chút nó kĩ kĩ tí nhé
     
    phong trần thích bài này.
  7. phong trần

    phong trần Thành viên Mới

    Tham gia ngày:
    25/7/15
    Bài viết:
    3
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Giới tính:
    Nam
    Tật mà e ní phá dữ lắm @@ Thank bác nhé, mà nhìn thế kia có biết đc trống hay mái không bác?
     
  8. nêmô

    nêmô Quản Trị Viên Ban quản trị

    Tham gia ngày:
    20/5/15
    Bài viết:
    2,237
    Được thích:
    844
    Điểm thành tích:
    113
    Giới tính:
    Nam
    Em cõ thấy tật ở đâu đâu bác.hay lúc nó đứng trên cọng thép nó bám không được ạ.còn trống mai em ứ biết nữa chỉ có mổ ra xem trứng mới biết ạ hihi
     
  9. phong trần

    phong trần Thành viên Mới

    Tham gia ngày:
    25/7/15
    Bài viết:
    3
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Giới tính:
    Nam
    nó bám đc thoải mái, chỉ là k chắc như bình thường thôi. bác để ý cái móng chân nó bị quặp ngược lên kìa bác, bình thường cái móng đấy phải ở đằng sau ý, trống hay mái đợi lúc đến mùa đẻ, có trứng biết liền :D
     
  10. nêmô

    nêmô Quản Trị Viên Ban quản trị

    Tham gia ngày:
    20/5/15
    Bài viết:
    2,237
    Được thích:
    844
    Điểm thành tích:
    113
    Giới tính:
    Nam
    Vậy bác nhìn coi nó mà nhỏ con hay to con đặc điễm gì rồi mình tuyển luôn một em khác giới về ghép đẻ hêhê.có bác j tên thái ao ước mãi mà chưa ghép cặp cho hai con sáo nhà bác ý đẻ được
     
  11. Nguyen Hong Thai

    Nguyen Hong Thai Thành Viên

    Tham gia ngày:
    12/6/15
    Bài viết:
    47
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    8
    Giới tính:
    Nam
    Chào bạn Phong Tran, nuôi khoảng ngoài 2,5 tháng là chim sẽ bắt đầu tập mổ rồi. Nếu mình thường xuyên đút cho đến no thì nó sẽ lười và chậm mổ hơn tí. Chim thả tự nhiên như vậy thì nó có thể tự bắt sâu bọ ăn thêm cũng đủ chất. Nếu có mồi tươi (cào cào châu chấu, dế - nhớ bỏ càng đi) cho ăn thì rất tốt. Nuôi từ bé thì cơ hội nói nhiều hơn và dễ hơn. Vấn đề trống mái thì hơi khó (nhưng nuôi 1 con thì trống hay mái không quan trọng đâu).
     
  12. ngoctuan

    ngoctuan Đại Bàng Bố Ban quản trị

    Tham gia ngày:
    11/9/10
    Bài viết:
    9,242
    Được thích:
    1,956
    Điểm thành tích:
    65
    Giới tính:
    Nam
    Nghề nghiệp:
    IT manager
    Nơi ở:
    Ho Chi Minh
    Nuôi chim non thường bị hiện tượng liệt chân vì thế khi nuôi phải cho chim ăn nhiều chuối, ngoài ra mình có bí kiếp riêng là trong thời gian chim non mình làm 1 it rượu trái nhàu cho chim uống thì chim không có hiện tượng liệt chân


    Sent from my iPhone using Tapatalk
     
  13. congngheso123

    congngheso123 Thành viên Mới

    Tham gia ngày:
    6/3/17
    Bài viết:
    3
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Giới tính:
    Nam
    Chim sáo nhà mình

    Tips : Phóng To Video Và Chọn Chất Lượng HD Để Xem Video Rõ Hơn


    HÃY ĐĂNG KÝ KÊNH
    ĐỂ ĐƯỢC CẬP NHẬT VIDEO MỚI NHẤT


    Hình ảnh Trong Clip Hình ảnh Trong Clip Hình ảnh Trong Clip

    Mã bbcode forum :
     

Nếu chưa có nick trên chimcanhviet.vn thì dùng nick facebook bình luận nhé