Hướng dẫn nuôi chim yến phụng

Thảo luận trong 'Vẹt - Két - Xích - Yến Phụng' bắt đầu bởi dungngage, 24/5/15.

  1. dungngage

    dungngage Thành viên Mới

    Tham gia ngày:
    24/5/15
    Bài viết:
    2
    Được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    3
    Giới tính:
    Nam
    Mình lấy ra từ sách dạy nuôi yến phụng của bác việt chương cho các bạn tham khảo nếu có gì không đúng mong mọi ngừoi bỏ qua vì mình trỉ muốn đóng góp

    Phần 1
    PHÂN BIỆT TRỐNG MÁI CHIM YẾN PHỤNG

    Mỗi giống vật điều có một cá tính riêng biệt .gần như không giống nào giống nhau . có nắm vững được bản tính riêng đó của chúng thì ta mới hi vọng nuôi thành công.
    Yến phụng cũng vậy . Cá tính của giống chim này có vẻ khó hơn những giống khác . Do đó có 1 số bạn nuôi không thành công
    Lý do thất bại tất nhiên là nhiều . Nhưng thường thì có hai điểm chính yếu sau đây
    TÍNH CHỦ QUAN : Sự thất bại trong việc nuôi yến phụng do tính chủ quan thường có ở những người mới nuôi Yến Phụng lần đầu . Lý do đơn giản là không biết phân biệt Trống Mái để bắt cặp
    Tuy nuôi cặp là mong muốn cho chúng sinh sản , nhưng khi mua lại không biết chọn đúng trống hay mái , để rồi ghép cùng trống hoặc cùng mái thì ko sinh sản được
    Chính vì mới nuôi thử mà đã thất bại thì nản chí mà không nuôi tiếp
    Nếu nhìn hình dáng bên ngoài của chim yến phụng mà phân biệt trống mái thì không tài nào tìm ra sự khác biệt được . Trống mái điều có thân hình giống nhau , chỉ trừ lớp da như sáp ở chung quanh mũi của chim , lớp da này chỉ nổi màu khi chim con được bốn tuần tuổi trở lên .
    với người có kinh nghiệm thì phải chờ chim sáu tuần tuổi trở lên mới phân biệt được rõ ràng giới tính của chim .
    - Chim mái dù lông màu gì thì lớp da mũi cũng màu trắng ( mái già thì màu trắng này trỏ thành màu nâu nhạt )
    - Chim trống thì chất sáp này có màu xanh đậm ở chim có lông màu xanh dương , màu két , xám , xanh đọt chuối ... Còn nhũng con trống có màu long trắng mắt đỏ , vàng mắt đỏ , trắng bông ,vàng bông , thì lớp sáp quanh mũi màu hồng
    Có chọn đúng trống mái ghép cặp với nhau thì chim mới sinh sản được
    Chưa hiểu rõ cá tính của yến phụng : nuôi yến phụng gần như người nào cũng tỏ ý than phiền về sự khó tính khó nết của giống chim này . Và phần lớn sự thất bại , khiền nhiều người nuôi một thời gian phải bỏ cuộc cũng do ỏ khâu này mà ra .
    Sụ thật thì yến phụng khó tính thật , nhưng những điều gọi là khó đó không nhiều , chúng ta có thể dễ dàng chiều chuộng chúng được, Điều khó khăn là phải nắm bắt cho vững tính cách của chim .
    Thích sống bày đàn : Trong đời sống hoang dã yến phụng thích sống thành bày đàn đi đâu cũng có nhau …. Thích quan tâm và âu yếm nhau …
    Chúng ta có thể kiểm nghiệm , là trong phòng chỉ nuôi một cặp yến phụng thì chúng sẽ sinh sản kém . Nếu nuôi từ nhỏ thì phải đến chín mừời tháng tuổi mới chịu rớt chứng ( thay vì chỉ năm sáu tháng là tối đa ) Nhưng nếu nuôi nhiều cặp thì sẽ mau sinh sản và sinh sản tốt hơn .
    Kinh nghiệm cho thấy chim trống và mái khi giao phối với nhau sẽ phát ra tiếng kêu đặc biệt . những tiếng kêu này đã kích thích những cặp chim khác chung quanh , từ đó ảnh hưởng đến phần tâm sinh lý , giúp những cặp chim khác sinh sản nhan hơn .
    Việt Chương
    [​IMG]
     

    ngoctuan thích bài này.
  2. dungngage

    dungngage Thành viên Mới

    Tham gia ngày:
    24/5/15
    Bài viết:
    2
    Được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    3
    Giới tính:
    Nam
    Phần 2
    YẾN PHỤNG KHÔNG THÍCH DỜI CHỖ Ở
    Vị trí đặt lồng nuôi chim cần phải đựoc quyết định dứt khoát từ đầu, tránh việc phải dời lồng qua lại sau này khiến chim khỏi bị sốc một cách đáng tiếc , nhất là với chim đã ở vào tuổi trửong thành ( đã ghép cặp ) và chim đang thời kỳ sinh sản
    Đây là điều mà phần đông ngừoi mới đặt chân vào nghề , chưa có kinh nghiệm nuôi yến phung không hề nghĩ tới . và chắc cũng không ai ngờ đây là yếu tố vô cùng quan trọng
    Giống chim yền phụng như mọi ngừoi điều biết , chúng không thích thay đổi nơi cư trú của mình , chúng khó thích nghi đựoc với môi trừong sống mới , dù là việc thay đổi hứong lồng từ vách này sang vach đối diện của cùng một căn phòng , dù long đang đựoc đặt ở trên cao nay chỉ hạ thấp xuống phía dứơi , chúng muốn ở đâu là cứ ở yên mãi một chỗ như vậy .
    Sự thay đổi không ít thì nhiều cũng làm choc him bị sốc .
    Nuôi yến phụng lâu năm , không ít thì nhiều , chắc chắn ai cung gặp cảnh chim bị sốc do di chuyển chỗ ở của chúng , nếu có nhiều cặp bị sốc , ngừoi ta thừong gom lại một lồng lớn để nuôi tập thể một thời gian, chờ cho chúng tự ghép cặp lại rồi bắt riêng ra cho sinh sản , chim mà tự bắt cặp với nhau thì mau sinh sản
    Ngoài việc đặt lồng vào nơi cố định , lồng chim cũng nên đặt vào nơi có đủ ánh sáng cần thiết , mỗi ngày chim đựoc đón ánh nằng ban mai .
    Nơi đặt lồng cũng là nơi yên tĩnh , ít ngừoi qua lại , nhất là tránh chó mèo , chuột bọ quấy rầy , khi chim bị sợ hãi thì chúng sẽ bị sốc
    Sự mát mẻ thích hợp choc him , nhưng nơi gió lùa thì nên tránh , mà ánh nắng nóng bỏng buổi chiều chiếu thằng vào lồng cũng không đựơc .
    Quan trọng nhất là tổ chim.
    Tổ của cặp chim nào thì cứ dùng mãi cho cặp chim đó ,Mỗi lứa chim con lớn khôn , thì tổ phải được cạo rửa sạch sẽ , sau đó đem phơi nắng rồi đăt vào lại ngay , chỉ trừ trừơng hợp tổ đó bị hư , bất đắt dĩ dùng không được thì mới thay .
    Trong trừong hợp phải thay ổ mới thì ổ này phải có cùng Kích thứoc với ổ cũ , nhất là cửa ra vào của ổ phải cùng nằm một phía như nhau .
    Yến phụng khi bị sốc rất dễ nhận biết
    Nếu sốc nặng thì không chịu chui vào tổ , coi cái tổ như vật xa lạ , Chúng ăn xong là đậu ở cần đậu , hay bám vào vách lồng mà ngủ
    Trống mái điều không nghĩ đến việc động dục , dù đang ở vào thời kỳ đẻ trứng , nếu nín đẻ không đựoc, chúng đẻ liều vào máng ăn , hoặc đẻ đại trên sàn , những trứng này thừong không cồ , vì trong giai đoạn này chim không chiu trống , cũng có trừong hơp sau khi đẻ xong lứa trứng chim mái sẽ vào máng thức ăn ấp trứng nhưng chúng chỉ ấp lấy lệ trong ít ngày rồi thôi . Vì cách đẻ bậy này có thể tái diễn vào vài lứa sau , nếu chúng chưa tìmđựoc sự ổn định .
    Tóm lại , sự di chuyển trong bất cứ trừong hợp nào cũng dễ làm choc him bị sốc , cặp chim sắp đẻ và đang đẻ mới thừong bị sốc , còn chim mái vài ba tháng tuổi trở xuống thì khong sao .Vì vậy khi mua cặp chim lớn về nuôi ta phải mua luôn cái tổ của chúng , cần lùa chim trống mái vào tổ rồi lấy giấy bịt kín lại , để di chuyên chim bớt bị sốc . Về nhà ta đặt tổ chim vào lồng ( đặt vào vị trí cố định )để chim nghỉ ngơi một vài giờ sau đó mới tháo giấy bịt tổ cho chim ra .
    [​IMG]
     
    Tung TiTan and ngoctuan like this.
  3. ngoctuan

    ngoctuan Đại Bàng Bố Ban quản trị

    Tham gia ngày:
    11/9/10
    Bài viết:
    9,242
    Được thích:
    1,956
    Điểm thành tích:
    65
    Giới tính:
    Nam
    Nghề nghiệp:
    IT manager
    Nơi ở:
    Ho Chi Minh
    Bài viết hay cả ơn bạn
     
  4. nêmô

    nêmô Quản Trị Viên Ban quản trị

    Tham gia ngày:
    20/5/15
    Bài viết:
    2,237
    Được thích:
    844
    Điểm thành tích:
    113
    Giới tính:
    Nam
    nuôi yến phung này cứ cho vào lồng bỏ ổ vào chọn cặp trống mái là được hả bạn.nó an gì có phải làm đồ chơi cho nó không.giá môt con yến phụng là bao nhiêu
     
  5. ngoctuan

    ngoctuan Đại Bàng Bố Ban quản trị

    Tham gia ngày:
    11/9/10
    Bài viết:
    9,242
    Được thích:
    1,956
    Điểm thành tích:
    65
    Giới tính:
    Nam
    Nghề nghiệp:
    IT manager
    Nơi ở:
    Ho Chi Minh
    - Chim yến phụng phải ăn lúa, ăn kê đặc biệt nếu sinh sản thì phải cho ăn mai mực chim mà có đồ chơi thì càng tốt còn nếu không có cũng không sao
     
  6. nêmô

    nêmô Quản Trị Viên Ban quản trị

    Tham gia ngày:
    20/5/15
    Bài viết:
    2,237
    Được thích:
    844
    Điểm thành tích:
    113
    Giới tính:
    Nam
    hạt kê là cái hạt nhỏ xíu như hạt rau cải đúng không bác.giá cả hạt kê thế nào.lúa cho ăn khô quá vì em đưởc biết là y.p không nuốt cã hạt mà ăn chắt lấy cái ruột trong thôi nên mình có cần ngâm,lúa trước không.lúa và kê cái nào tốt hơn và hạt kê thì bán ở đâu ngoài tiệm gạo à
     
  7. ngoctuan

    ngoctuan Đại Bàng Bố Ban quản trị

    Tham gia ngày:
    11/9/10
    Bài viết:
    9,242
    Được thích:
    1,956
    Điểm thành tích:
    65
    Giới tính:
    Nam
    Nghề nghiệp:
    IT manager
    Nơi ở:
    Ho Chi Minh
    - Đúng hạt kê giống hạt cài đấy không cần ngâm mà cứ cho chim ăn hạt khô nếu rành thì cho chim ăn thêm bắp non, rau cải ..
     
  8. hán văn khánh

    hán văn khánh Thành Viên

    Tham gia ngày:
    24/4/16
    Bài viết:
    100
    Được thích:
    21
    Điểm thành tích:
    18
    Giới tính:
    Nam
    Minh cũng mới mua cặp yên phụng ko biết đủ trống mái hay ko nữa khi mua lựa 1 con mũi hồng 1 con mũi trắng nhưng về thì thấy mũi nó giống nhau cơ bản là cũng ko có ý định nuôi sinh sản mới mua về nó vẫn nhát quá trổ bay lung tung ca
     
  9. ducanh2008

    ducanh2008 Thành viên Mới

    Tham gia ngày:
    6/12/16
    Bài viết:
    2
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Giới tính:
    Nam
    bài viết hay quá nhưng buồn là đọc muộn quá. hôm nay con mái của căp chim yến phụng mình chết ( chắc là do mình đổi chuồng mình mua 1 cái hộp gỗ lên mua cái chuồng to cho chim thoải mái ko ngờ... lại chết . hic. buồn quá.
    a em cho hỏi con còn lại mình sử lí sao bây giờ ? tìm 1 con mái khác hay thả đi , thả đi mình sợ nó k quen bị chết. để lại cũng sợ nó buồn mà chết. k biết làm sao nhờ anh em tham vấn dùm. thanks
    p/s. buồn quá viết lủng củng quá. lượng thứ nha mọi người.
     
  10. Nguyễn Văn Đức

    Nguyễn Văn Đức Thành viên Mới

    Tham gia ngày:
    14/10/16
    Bài viết:
    6
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Giới tính:
    Nam
    hai con yến phụng nhà mình thương nhau ( gãi đầu cho nhau , một con bay chỗ nào là con kia bay theo chỗ đó ) nói chung là thân thiết . Vậy có phải là 1 trống 1 mái ko .
     
  11. thanglongdl

    thanglongdl Thành viên Mới

    Tham gia ngày:
    7/6/17
    Bài viết:
    5
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Giới tính:
    Nam
    bài viết hay đó, cảm ơn nhé
     
  12. mtp

    mtp Thành viên Mới

    Tham gia ngày:
    23/9/17
    Bài viết:
    8
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Giới tính:
    Nam
    Bạn ơi giúp mình phân biệt chim yến phụng trống mái với mình mới mua, đây là ảnh của nó cảm ơn nhìu
     
  13. Tung TiTan

    Tung TiTan Thành Viên Tích Cực

    Tham gia ngày:
    2/9/17
    Bài viết:
    202
    Được thích:
    98
    Điểm thành tích:
    43
    Giới tính:
    Nam
    Nghề nghiệp:
    Văn phòng
    Nơi ở:
    Hà Nội Phố
    Hay quá! Thanks
     

Nếu chưa có nick trên chimcanhviet.vn thì dùng nick facebook bình luận nhé